Để tiến hành phân tích trên phần mềm SPSS, chúng ta bắt buộc phải nhập dữ liệu vào hệ thống. Bạn đã nắm rõ cách nhập dữ liệu SPSS chưa? Hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Tổng hợp 3 cách nhập dữ liệu vào SPSS
1.1. Mở một tập tin dữ liệu đã được lưu bằng định dạng SPSS
Có 2 dạng file dữ liệu của SPSS:
- Dạng file dữ liệu, có định dạng .sav
- Dạng file kết quả, có định dạng .spv
Mở file dữ liệu
Trước tiên, chúng ta cần mở phần mềm SPSS lên. Chọn File -> Open -> Data.
Sau đó, chỉ cần chọn file có định dạng .sav cần mở và bấm Open.
Mở file kết quả
File .spv chính là kết quả sau khi đã tiến hành chạy các thống kê và kiểm định. Để mở file này, chúng ta cần vào File -> Open -> Output.
Tiếp tục chọn file chứa định dạng .spv mà bạn cần, sau đó nhấn Open.
Với kết quả hiện lên, chúng ta có thể sử dụng phục vụ việc phân tích dữ liệu cho các nghiên cứu của mình. Phần kết quả này có thể copy, paste vào Word bình thường bạn nhé!
1.2. Nhập số liệu bằng tay vào trình soạn thảo dữ liệu của SPSS
Nhập số liệu bằng tay là cách làm thủ công, trực tiếp trên phần mềm. Để thực hiện, chúng ta chỉ cần mở SPSS và thao tác với hai sheet Data View và Variable View, cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau.
1.3. Đọc tập tin dữ liệu vào SPSS từ nguồn khác
Bên cạnh việc nhập dữ liệu trực tiếp, chúng ta có thể nhập import data từ các nguồn khác như database, text data file, Excel, SAS hoặc STATA.
Để thực hiện phương pháp này, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị file Excel chuẩn, đã được mã hóa tên biến, với dòng đầu là các tên biến, và những dòng tiếp theo thể hiện giá trị từng biến tương ứng với từng người.
Mở file Excel trong SPSS bằng cách chọn File -> Import Data -> Excel.
Hệ thống sẽ đưa ra một cửa sổ Open Data, nhấp vào nút tam giác ngược để dẫn đến thư mục chứa dữ liệu. Sau đó chọn tệp Excel cần mở và nhấn Open.
Sau khi tệp đã được mở, chúng ta sẽ tiến hành làm việc như bình thường.
2. Chia sẻ 2 bước nhập dữ liệu vào SPSS
2.1. Bước khai báo biến
Việc khai báo biến giúp hệ thống xác định được tên biến và những đặc điểm của biến.
Để thực hiện hoạt động này, chúng ta cần mở 2 sheet trong chương trình, có tên là Data View và Variable View.
- Sheet Variable View: định nghĩa lại các định nghĩa tương ứng với biến.
- Sheet Data View: thực hiện thao tác nhập liệu. Thao tác này sẽ được hướng dẫn chi tiết tại bước 2.
Việc khai báo sẽ chỉ được thực hiện tại sheet Variable View.
Các định nghĩa về biến chúng ta cần nắm được cho việc khai báo bao gồm:
- Name
Cột Name dùng để đặt tên cho các biến cần phân tích. Chúng ta nhập tên bằng cách click vào ô và gõ tên như bình thường.
Ví dụ các tên biến: HOTEN, TUOI, NGHENGHIEP, HOCVAN,…
Một số chú ý khi đặt tên biến:
– Không có khoảng trắng trong tên.
– Không có các ký tự đặc biệt như @, #, $, gạch chân (_) hay chữ số.
– Thông thường chúng ra sẽ đặt tên viết in hoa hoàn toàn.
- Type
Cột Type giúp chúng ta định dạng kiểu dữ liệu, ở dạng số, văn bản hay tiền tệ,… Đây là bước khá quan trọng, bởi nếu chúng ta khai báo sai sẽ gây rắc rối và sai sót cho quá trình phân tích dữ liệu sau này.
SPSS sẽ để mặc định dữ liệu tại cột này là Numeric. Để thay đổi, chúng ra chỉ cần đưa chuột vào cột cho đến khi xuất hiện dấu ba chấm ở bên phải. Click vào hộp thoại Variable Type, hệ thống sẽ đưa ra cửa sổ làm việc như sau:
Các kiểu dữ liệu chúng ta có thể chọn:
– Numeric: dữ liệu kiểu số. Tại đây, các giá trị sẽ được nhập dưới dạng số. Chúng ta có ô Width cho phép số ký tự của số được phép hiển thị (bao gồm cả ký tự ngăn cách hàng thập phân hay số mũ) và ô Decimal Places cho phép hiển thị số chữ số hàng thập phân (không bao gồm số mũ).
– Comma: đây cũng là định dạng kiểu số, nhưng hiển thị dưới dạng có chèn thêm dấu phẩy giữa mỗi 3 chữ số để tiện phân biệt và theo dõi các chữ số hàng chục, trăm, nghìn,… Khi bật định dạng này, chúng ta có thể nhập số liệu không có dấu phẩy, nhưng SPSS sẽ tự động chèn dấu phẩy vào khi hiển thị các giá trị.
– Dot: tương tự như kiểu Comma, nhưng dấu cách sẽ là dấu chấm.
– Scientific Notation: biến dùng ký tự E để hiển thị chữ số mũ. Ví dụ: 2,8792 sẽ được hiển thị thành 2.8792E4.
– Date: biến chỉ thời gian, có thể bao gồm giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm. Khi chúng ta chọn Date, sẽ có một hộp thoại xuất hiện để đưa ra những định dạng có sẵn như hình dưới đây.
– Dollar: định dạng tiền tệ.
– Custom Currency: bao gồm 5 định dạng dùng để tùy chỉnh các đơn vị tiền tệ: CCA ,CCC, CCB, CCE và CCD.
– String: cho phép nhập định dạng các ký tự khác không phải số.
– Restricted Numeric (integer with leading zeros): tương tự như Numeric, nhưng khi người dùng chọn kiểu dữ liệu này sẽ không có mục Width, tức là hệ thống đã quy định sẵn số ký tự sẽ được hiển thị.
- Width
Cột Width dùng để xác định số lượng ký tự sẽ được hiển thị. Nếu số liệu có ít ký tự hơn số mà chúng ta nhập tại cột này, hệ thống sẽ mặc định không gian đó thành những khoảng trắng. Trường hợp giá trị có nhiều ký tự hơn, SPSS cũng sẽ tự động điều chỉnh cho phù hợp hoặc thông báo bằng cách hiển thị dấu (*) để chúng ta điều chỉnh lại thông số.
- Decimals
Đây là phần chữ số hàng thập phân hiển thị trên màn hình. Các giá trị khai báo tương tự ở khai báo dạng Type. Trường hợp chúng ta muốn điều chỉnh giá trị ở đây thành mặc định cho biến, giá trị tại mục Type cũng sẽ tự động đổi theo. Lúc này, ta có thể thao tác một trong cách hành động sau:
– Chấp nhận loại mặc định có sẵn của SPSS, hoặc chấp nhận kiểu định dạng đã khai báo ở biến Type.
– Nhập bất kỳ một giá trị để tùy chỉnh độ rộng của biến cho phù hợp.
– Sử dụng dấu mũi tên ở bên cạnh, có chiều hướng lên hoặc xuống để điều chỉnh độ rộng biến.
- Label
Tương tự như Name, Label là định dạng dùng để mô tả biến, nhưng cho độ dài của ký tự dài hơn.
Định dạng Label có số lượng ký tự không nhất định, có thể sử dụng các ký tự đặc biệt để mô tả chi tiết thuộc tính cần xử lý.
- Value
Cột Value là nơi chúng ta gắn mã cho các lựa chọn của biến.
Ví dụ: Biến giới tính chúng ta quy định Giới tính Nam có giá trị bằng 1, Giới tính nữ có giá trị bằng 2 thì chúng ta sẽ tiến hành nhập giá trị như sau:
– Click vào ô Value, chúng ta sẽ thấy xuất hiện dấu ba chấm. Nhấn vào nút này, hệ thống sẽ đưa cho chúng ta một hộp thoại.
– Tại ô Value gõ “1”, ô Label gõ “Nam” -> nhấn Add.
– Tiếp tục thực hiện với biến “Nữ” bằng cách gõ “2” vào ô Value, “Nữ” vào ô Label.
– Tiếp tục nhấn Add -> OK.
- Missing
Trong trường hợp một mẫu nào đó của biến không có giá trị, lúc này ta cần chỉ định dữ liệu để lấp đầy khoảng trống này. Khi đó ta sẽ sử dụng định dạng Missing.
- Columns
Đây là nơi khai báo độ rộng của biến, thông thường sẽ để là 8.
- Align
Xác định vị trí cột dữ liệu được căn trái, căn phải hay căn giữa.
- Measure
Trong phần Measure, chúng ta sẽ có 3 thang đo thể hiện dữ liệu.
– Scale: thang đo định lượng, dùng cho các dạng dữ liệu về trọng lượng, tuổi tác, khoảng cách, mức độ hài lòng,…
– Ordinal: thang đo thứ bậc (thứ nhất, thứ hai, thứ ba,..)
– Nominal: thang đo định danh, dùng để phân loại các đối tượng như quốc gia, giới tính, quốc tịch,…
2.2. Bước nhập số liệu
Sau khi đã hoàn thành việc khai báo trong bước 1 tại sheet Variable View, chúng ta chuyển sang sheet Data View để tiến hành nhập liệu.
Tiến hành nhập số liệu theo bảng khảo sát sẵn có của bạn.
Sau khi nhập xong, tiến hành chọn File -> Save As để lưu dữ liệu, tránh trường hợp máy bị treo hoặc mất điện sẽ mất toàn bộ dữ liệu nếu chưa được lưu lại.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành việc nhập dữ liệu SPSS chỉ với một số thao tác đơn giản. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn trong việc thao tác và làm việc với phần mềm này!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Kiểm định T-Test Trong Spss Là Gì? Cách Chạy Chi Tiết
- Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!