“Trẻ sơ sinh bị sởi mẹ kiêng ăn gì?” là câu hỏi đa số các mẹ vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Sởi là bệnh do virus tấn công theo mùa, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em bởi hệ miễn dịch còn non yếu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng nguy hiểm. Vì là trẻ sơ sinh, nên nguồn dinh dưỡng bé nhận được chủ yếu từ sữa mẹ, giúp bé hấp thu các dưỡng chất có thể hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, chế độ ăn của mẹ cũng cần được lưu ý hơn khi trẻ bị bệnh. Vậy mẹ cần kiêng ăn gì khi bé bị sởi? Hãy đọc bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị sởi khi nào?
Những trẻ sinh non (sinh thiếu tháng) thường có sức khỏe yếu hơn các trẻ được sinh đủ tháng. Vì vậy mà tỷ lệ trẻ sinh non có khả năng mắc bệnh sởi cao hơn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ chưa đủ 9 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin phòng bệnh sởi cũng có nguy cơ mắc sởi cao. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi những trẻ này vẫn đang trong giai đoạn được bú sữa mẹ nên hệ miễn dịch từ mẹ truyền qua sữa sang bé giúp cho bé được cải thiện miễn dịch tốt hơn, khả năng mắc bệnh sởi cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, các mẹ đang cho thời gian cho con bú, cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để bé cũng được nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu “Trẻ sơ sinh bị sởi mẹ kiêng ăn gì?”, chúng ta sẽ chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Trẻ sơ sinh mắc sởi có thể bị lây qua các đường sau đây:
- Qua đường hô hấp.
- Nhiễm virus từ giọt bắn (dịch mũi, nước bọt) của bệnh nhân mắc bệnh sởi khi tiếp xúc trực tiếp.
- Lây gián tiếp, trường hợp này ít xảy ra bởi virus sởi không tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là do virus sởi gây ra và có khả năng lây lan rất cao bởi trẻ sơ sinh là độ tuổi chưa đủ điều kiện được tiêm vacxin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng quốc gia. Có đến 90% những trẻ tiếp xúc với người bị bệnh sởi bị nhiễm virus khi chưa được tiêm phòng. Vì vậy, cha mẹ hết sức lưu ý tiêm phòng đầy đủ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tránh cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh và nghi mắc bệnh.
Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc sởi, trong quá trình tiếp xúc rất dễ bị lây bệnh trong vòng 4 ngày trước khi các nốt phát ban nổi lên. Người bệnh ho, hắt xì là nguyên nhân khiến các giọt bắn (dịch mũi, nước bọt) đưa ra ngoài không khí khiến những người xung quanh và trẻ có thể hít phải. Ngoài ra, những giọt bắn này có thể dính vào những đồ vật gần đó, trẻ có thể chạm tay vào đồ vật và đưa lên mũi và miệng..
Trẻ sơ sinh bị sởi mẹ kiêng ăn gì?
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có nguồn dinh dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ. Cơ thể mẹ được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thì sữa cũng được cung cấp những chất dinh dưỡng đó và khi bú bé sẽ được hấp thu toàn bộ. Trong quá trình trẻ sơ sinh bị mắc bệnh sởi, các mẹ cần đặc biệt lưu ý hơn về chế độ ăn uống của mình để trẻ có sức khỏe tốt hơn, giúp tốc độ cải thiện bệnh được nhanh hơn. Vậy trẻ sơ sinh bị sởi mẹ kiêng ăn gì?
- Các loại gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu, hành tây… sẽ khiến các vết loét trong niêm mạc miệng lâu lành hơn.
- Các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như đồ chiên, xào, đồ nướng và nội tạng bởi đây là những thực phẩm khó tiêu hóa. Trong thời gian bị sởi việc hấp thụ các chất dinh dưỡng kém hơn, việc tiêu hóa chậm dễ khiến bé gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột.
- Các thức ăn có khả năng gây dị ứng như hải sản, thủy sản, thịt gia cầm… bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều protein dễ làm tình trạng phát ban của trẻ nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế các thực phẩm ăn liền, đồ ăn được chế biến sẵn, các thực phẩm lên men chứa lượng muối và nhiều chất phụ gia. Những loại thực phẩm này thường gây những phản ứng bất lợi cho trẻ khi bị sởi nếu bú sữa mẹ.
- Không uống các loại đồ uống có ga, cồn… trẻ sẽ dễ gặp tình trạng bị mất nước.
Ngoài các loại thức ăn mẹ cần kiêng khi bé bị sởi, mẹ hãy ăn thật nhiều các loại rau củ quả có tính mát, chứa nhiều vitamin và chất xơ để bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho hệ miễn dịch cũng như tăng sức đề kháng cho cả trẻ và mẹ.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, điều quan trọng để trẻ không gặp phải các biến chứng không đáng có, cha mẹ cần hết sức chú ý quan sát các biểu hiện, triệu chứng của bé để nhận ra bệnh sớm nhất có thể. Khi nhận thấy các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được gặp bác sĩ hỗ trợ chữa bệnh:
- Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C
- Trẻ khó thở hoặc thở gấp
- Trẻ lờ đờ, mệt mỏi
- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
Trong quá trình trẻ mắc sởi, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Để đề phòng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy lưu ý tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch đầy đủ.
Trên đây là bài viết “Trẻ sơ sinh bị sởi mẹ kiêng ăn gì?”. Truy cập vào Diệp An Nhi mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!