Không chỉ là cây cảnh trang trí, trong phong thủy cây Huyết Giác còn có tác dụng xua đuổi tà ma và những điều xấu đến với gia đình. Bên cạnh đó, loại cây này còn có nhiều tác dụng dược lý chữa bệnh, giải độc hiệu quả.
Có nên trồng cây huyết giác trong nhà không?
Cây Huyết Giác có tên khoa học là Dracaena marginata là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ các chất độc, như xylene, trichlorethylene và formaldehyde khi trồng trong nhà. Cây Huyết Giác phát triển rất chậm và nên trồng nó ở nơi có đôi chút ánh nắng mặt trời.
Huyết Giác còn được gọi Dứa dại vì lá cây rất giống lá dứa. Đây là loại cây nhỏ, cao chừng 1-1,5 m, có thể tới 2-3 m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính chừng 1,6-2 cm, cây to có đường kính tới 20-25 cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7 cm, cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống.
Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 1m, đường kính phía cuống tới 1,5-2 cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1 cm. Khi khô có màu đen, hạt hình cầu, đường kính 6-7 cm.
Không chỉ được đánh giá là một trong số những cây trồng trong nhà có khả năng hấp thụ khí độc tốt nhất, cây Huyết Giác còn mang ý nghĩa phong thủy lớn. Trồng cây Huyết Giác trong nhà có tác dụng trừ tà, hóa giải những điềm xấu.
Cũng theo phong thủy, khi trồng Huyết Giác trong nhà gia chủ sẽ liên tiếp nhận được nhiều niềm vui, tài lộc. Không chỉ có vậy, cây Huyết Giác còn có khả năng kích hoạt sao tứ lục về thi cử và hóa giải sát khí rất tốt.
Có nên trồng cây Huyết Giác trước nhà không?
Cây Huyết Giác là sự lựa chọn tuyệt vời để trang trí trong nhà, trên các bậu cửa sổ trong nhà. Những chậu cây có thể tạo nên một điểm độc đáo, thu hút, tô điểm thêm cho nơi mà bạn trưng bày.
Cây có thể đặt ở phòng khách, phòng đọc sách, phòng ngủ. Những cây lớn hơn thì dùng để trang trí ở sảnh tiếp khách hoặc có thể dùng làm cây cảnh văn phòng đặt nơi công sở, tạo không khí trong lành cho nhân viên làm việc hoặc cây cảnh phong thủy ở ngoài sân hay cây cảnh trồng trong nhà.
Có thể bạn cũng quan tâm:
- Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không
- Có nên trồng cây bạc hà trong nhà không
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Huyết Giác trong nhà
Phương pháp nhân giống
Có thể sử dụng phương pháp giâm cành cho loại cây cảnh này. Vào cuối mùa xuân đầu mùa hè, lựa chọn gốc mẹ có độ thẩm mỹ cao và lấy cành đã sinh trưởng khoảng 2 năm.
Trên đó, mỗi đoạn dài khoảng 10 – 2- cm, gọt bằng đoạn cuối cành giâm, cắt ngang phần trên và giữ lại lá. Có thể chọn đất cát làm đất trồng cây con. Mỗi chậu một gốc, sau đó tưới đẫm nước một lần, duy trì độ ẩm thích hợp. Thường sau khoảng 35 -40 ngày cây sẽ mọc rễ mới và mầm mới, hai tháng sau có thể thay đất và chuyển sang chậu mới.
Cách chăm sóc cây Huyết Giác
Ánh sáng: Huyết Giác là một loại cây cảnh ưa sáng, thuộc loại thực vật trung tính, nên cây có thể trồng trong nhà, tuy nhiên nó chịu được bóng râm và không đòi hỏi cao đối với ánh sáng. Bạn tránh đặt cây vào nơi quá tối, có thế khiến cây héo rũ và chết.
Nhiệt độ: Cây thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C. Ngoài ra, nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì bạn nên sử dụng các biện pháp để giữ ấm cho cây.
Tưới nước: Bạn nên duy trì độ ẩm cho đất, thường xuyên phun nước lên bề mặt lá để cây xanh tươi hơn. Cây cũng có thể trồng thủy sinh, nửa tháng thay nước 1 lần. Đây cũng là loài chịu hạn rất tốt. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất, bạn nên giữ độ ẩm trong không khí khoảng 80%.
Phòng chống bệnh
Bệnh nhện đỏ: Sau khi mắc bệnh, lá cây sẽ mất màu, dần dần teo nhỏ lại và trở nên vàng vọt, khô héo. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rụng lá, làm mất giá trị thẩm mỹ của cây. Khi đó, bạn có thể sử dụng biện pháp nhân tạo hoặc sử dụng các loại thuốc hóa học để trị bệnh, phun dung dịch Dicofol 20% pha loãng với tỷ lệ 1 : 800 – 1.000.
Huyết Giác là loại hoa cây cảnh lạ mắt, đẹp và có ý nghĩa tài lộc, thịnh vượng. Với công dụng lọc không khí và thích nghi tốt với điều kiện bóng râm nên cây rất thích hợp trồng trong nhà. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng làm cây trang trí cảnh quan ngoại thất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!