Mở quán bia cần những gì?
Đầu tiên, các bạn cần xác định các khoản mục đầu tư, từ đó ước tính được số tiền cần đầu tư trong mỗi khoản mục để xác định tổng vốn cần có. Đây là bước rất quan trọng để xác định phương án đầu tư chi tiết. Các khoản mục cơ bản để mở một quán bia đó là:
1. Thuê mặt bằng
Việc lựa chọn mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của việc kinh doanh. Một số yếu tố cần xem xét khi lựa chọn mặt bằng đó là:
– Diện tích mặt bằng: quy mô khách tối đa có thể phục vụ trong giờ cao điểm. Để mở một quán bia sẽ khác với quán ăn vì đặc điểm khách hàng có thời gian ở quán lâu hơn. Bên cạnh đó, trong việc làm hình ảnh, thu hút khách hàng thì mặt bằng lớn có lợi thế hơn.
– Tìm hiểu về khu vực xung quanh: khu vực xung quanh có tập trung đông dân cư không, có nhiều công ty, xí nghiệp…, các nhà hàng quán ăn khác trong khu vực này ra sao. Điều này giúp bạn sẽ đánh giá sơ bộ thị trường khách hàng tiềm năng và sự cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
– Một số yếu tố khác: có mặt tiền hay trong ngõ, có chỗ để xe rộng rãi không… và các yếu tố khác. Bạn nên khéo léo tham khảo người dân địa phương để nắm rõ hơn thông tin về địa điểm mình định thuê.
Sau khi tổng hợp các yếu tố cơ bản, bạn deal mức giá thuê với chủ đất sao cho hợp lý. Thực tế thuê mặt bằng đẹp quán bia ở Hà Nội không hề rẻ chút nào, có thể từ vài chục đến cả trăm triệu tùy vào địa thế. Nếu có thể deal giảm tiền cọc sẽ giúp bạn có số vốn lưu động không nhỏ để xoay vòng kinh doanh.
2. Cơ sở vật chất, tu sửa, trang trí mặt bằng
Đây là khoản mục tốn kém không ít chi phí. Cụ thể, các bạn sẽ phải đầu tư các loại cơ sở vật chất như sau:
– Bàn ghế, quạt, điều hòa, chén đĩa, dụng cụ, thiết bị nhà bếp…
– Sơn sửa lại mặt bằng, thiết kế lại các phòng, khu vực để thuận tiện cho việc kinh doanh.
– Các đồ trang trí như tranh ảnh, cây cối… tạo nên phong cách riêng của quán…
Bạn có thể cân nhắc sử dụng đồ thanh lý về bàn ghế, chén đĩa, thiết bị nhà bếp… để giảm chi phí đầu tư ban đầu.
3. Bia và đồ nhậu
Bia và đồ nhậu đóng vai trò quan trọng đến thành bại của cả quá trình kinh doanh. Bia hơi được coi như linh hồn cuả quán và bạn cần tìm được nhà cung cấp chất lượng với hương vị bia Hà Nội đúng chuẩn. Bên cạnh đó là khả năng chế biến thực phẩm đa dạng làm đồ nhậu để thu hút cả những người không uống bia để tăng số cho cửa hàng.
Bia và đồ nhậu là một khoản chi phí lưu động khá lớn và bạn cần có một đầu bếp có khả năng chế biến món ăn đa dạng để hỗ trợ lên khoản mục nguyên liệu cần thiết và xây dựng thực đơn.
>>> Xem thêm: Lớp học nấu ăn mở quán nhậu
4. Nhân lực
Tùy vào quy mô của quán, số nhân viên bếp, nhân viên bàn, nhân viên tạp vụ, chia ca kíp… để tính toán chi phí nhân lực mỗi tháng.
5. Quảng cáo, khuyến mãi
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong truyền thông. Bạn nên dành một khoản chi phí nhất định để quảng cáo trên mạng xã hội, tạo google map, chụp hình ảnh đẹp, quay video của quán đưa lên mạng xã hội, trang ẩm thực, app ẩm thực nổi tiếng như pasgo, foody… để thu hút khách hàng.
Mở quán bia có cần giấy phép kinh doanh không?
Chắc chắn là có. Cụ thể về các loại giấy phép bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng đã có rất nhiều tài liệu nói về điều này. Việc cấp giấy phép cũng không mất quá nhiều thời gian. Kể từ kho tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chỉ sau 5 ngày làm việc là bạn có thể có giấy phép kinh doanh quán bia theo đúng quy định.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán lẩu nướng
Mở quán bia hơi cần bao nhiêu vốn
Để xác định chi phí mở quán bia hơi, các bạn xác định quy mô kinh doanh của mình. Rất khó để đưa ra con số chính xác. Tuy nhiên dựa vào các 5 yếu tố cơ bản nói trên là bạn tính toán được sơ bộ chi phí cần có. Cụ thể:
1. Mặt bằng:
Mặt bằng sở hữu hay đi thuê? Nếu bạn hoặc gia đình sở hữu mặt bằng thì quá tuyệt vời. Nếu không có mặt bằng thì bạn nên chuẩn bị từ 20-30 triệu tiền mặt bằng mỗi tháng và khi mới thuê sẽ phải cọc từ 1-3 tháng tiền nhà. Con số cần chuẩn bị từ 60 triệu đến trên 100 triệu đồng.
2. Các loại cơ sở vật chất:
Nếu quán nhỏ có thể trong khoảng 40-50 triệu đồng là đủ với một quán bia đơn giản. Tuy nhiên nó có thẻ vài trăm triệu đồng với quán lớn.
3. Bia và đồ nhậu:
Nguyên liệu xoay vòng mỗi ngày ít nhất khoảng 20-30 triệu đồng với đặc thù quán bia cần đa dạng các món nhậu.
4. Nhân lực:
Đầu bếp lương cơ bản khoảng 10-12 triệu/tháng, nhân công phục vụ từ 5-6 triệu/tháng. Tùy vào ca kíp, ca gãy, số lượng nhân viên mà nhân lên sẽ ra chi phí nhân sự hàng tháng. Nếu quy mô nhỏ thì cũng có thể giảm một phần chi phí khi bạn có thể là đầu bếp và cần một vài nhân viên tạp vụ, hỗ trợ, phụ bếp theo ca…
5. Quảng cáo, khuyến mãi:
Tùy vào ngân sách và khả năng về công nghệ. Bạn nên dành khoảng 10 – 20 triệu mỗi tháng trong giai đoạn đầu để đầu tư vào quảng cáo và chương trình khuyến mãi.
6. Dự phòng:
Trong 6 tháng đầu tiên sẽ là giai đoạn khó khăn nhất. Khi tính tổng của 5 khoản phí trên, bạn nên dành thêm khoảng 20-30% của tổng chi phí mở quán bia để lập quỹ dự phòng. Rất nhiều quán bia mới mở không tính toán lập dự phòng đã sập sau vài tháng vì khó khăn về xoay vòng vốn.
Do vậy, tổng hợp sơ bộ, bạn nên chuẩn bị ít nhất 200-300 triệu để bắt đầu mở quán bia hơi bình dân tại Hà Nội.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán phở
Mở quán bia hơi có lãi không?
Trong 3-6 tháng đầu tiên thì lãi là điều xa xỉ đối với bất kỳ mô hình kinh doanh ẩm thực nào. Thậm chí chưa quá 6 tháng thì quán đã sập. Do đó, bạn cần làm kế hoạch chi tiết để quán tồn tại được qua 6 tháng đầu. Khi qua 6 tháng thì giai đoạn khó khăn nhất cũng đã qua và có thể đã hoàn được một phần vốn đầu tư. Lúc này bạn có thể tái đầu tư để kiếm thêm nhiều doanh thu hơn nữa.
Nhiều chủ quán quyết định mở quán bia vào mùa lạnh. Nghe có vẻ không phù hợp vì bia nên bán vào mùa nóng mới mới có tiềm năng doanh thu lớn. Tuy nhiên, đây là quyết định hợp lý khi mở quán vào mùa lạnh góp phần giảm vốn đầu tư ban đầu. Chủ quán có thời gian để vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động, thay đổi, tu sửa quán, truyền thông, giảm giá… Sau một thời gian vận hành là lúc quán được nhiều người biết đến và bắt đầu sang mùa nóng mang lại cơ hội bùng nổ doanh thu với mức lãi ròng rất cao.
Tuy nhiên việc mở quán bia có lãi không cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh doanh, chất lượng món ăn và vận hành. Bên cạnh tiềm năng cao luôn là sự cạnh tranh khủng khiếp và yêu cầu của khách hàng.
>>> Xem thêm: Cách thiết kế quản phở đẹp mắt
Kinh nghiệm thiết kế quán bia đẹp
Tiêu chuẩn đẹp trong thiết kế quán bia cũng khác so với các mô hình ẩm thực nhà hàng, khách sạn, resort… Mục đích chính quán bia là nơi để mọi người thoải mái tâm sự và sử dụng bia. Do đó, chủ quán nên tính đến thiết kế quán bia ngoài trời hoặc thiết kế quán bia sân vườn để tạo sự thoải mái cho thực khách. Nhiều quán bia kết hợp cả không gian trong nhà và ngoài trời để cho thực khách tùy ý lựa chọn. Một số kinh nghiệm cơ bản trong thiết kế quán bia hơi như sau:
– Tận dụng không gian sân vườn
Không gian sân vườn mang lại sự thoải mái, đồng thời không mất nhiều chi phí trang trí nội thất hay cải tạo. Chỉ cần setup bàn ghế và một hệ thống chiếu sáng phù hợp là bạn đã có một không gian quán bia rộng rãi, thoáng đãng.
– Không nên lựa chọn nội thất quá cao cấp
Mô hình quán bia hiện đại nên có sự thay đổi định kỳ để tạo cảm giác mới lạ, thu hút khách hàng. Có thể thay đổi giấy dán tường, tranh ảnh vào thời điểm thích hợp. Các chi phí này không quá tốn kém nên bạn hoàn toàn có thể có thiết kế phù hợp với chi phí hợp lý.
– Sử dụng ánh sáng hợp lý
Ánh sáng có vai trò quan trọng để tạo không gian bên trong quán bia. Bạn nên đầu tư dàn ánh sáng kết hợp nội thất tường, bàn ghế… để đạt hiệu quả hình ảnh tối ưu gian nhất.
– Trang trí quán bia đẹp
Sử dụng nhiều tranh ảnh, thiết kế tường, cây cảnh… Bên cạnh đó phần menu cũng cần được thiết kế đẹp mắt cũng góp phần trang trí cho quán đẹp mắt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm mở quán bia tại Hà Nội, căn cứ vào mô hình bia tươi, bia cỏ, bình dân, bia vỉa hè… mà bạn cần chuẩn bị nguồn vốn, các dụng cụ kinh doanh và có phương án thiết kế hợp lý. Quan trọng nhất là bạn cần trụ được trong khoảng 6 tháng đầu tiên để có thể đi vào ổn định. Chúc các bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!