Học ngay cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì

Trong độ tuổi dậy thì, lúc này cả bé gái và bé trai sẽ bắt đầu hoàn thiện về cả thể chất lẫn nhu cầu hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Chính nhu cầu và sự hấp thụ này làm thay đổi một cách đáng kể về vóc dáng của trẻ khi đến độ tuổi dậy thì.

Chính vì sự hấp thụ dinh dưỡng một cách cao mà dễ dàng gây ra một vài hiện tượng như béo phì, thừa cân. Việc kiểm soát cân nặng ở độ tuổi dậy thì là điều vô cùng cần thiết. Thực hiện cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì như thế nào đạt hiệu quả tốt nhất?

1. Những thay đổi ở độ tuổi dậy thì

Rõ ràng cơ thể mỗi người sẽ có sự thay đổi và phát triển khác nhau. Do đó, tuổi dậy thì của mỗi đứa trẻ cũng sẽ khác nhau. Đa số mọi người đều đã được tiếp thu tương đối nhiều kinh nghiệm cũng như các vấn đề thay đổi khi dậy thì xuất hiện. Đối với nữ giới thì những thay đổi về vòng ngực và lông cũng như các thay đổi về cơ quan sinh dục. Trong khi đó nam giới sẽ có các thay đổi về cơ quan sinh dục và cơ bắp, chiều cao đáng kể.

Tuy nhiên, đối với mỗi người khác nhau sẽ xuất hiện các thay đổi trước, trong và sau khi dậy thì khác nhau. Việc dậy thì đôi lúc còn không đạt được kết quả như mong đợi. Có thể khiến trẻ ở độ tuổi dậy thì cao lớn phổng phao, nhưng đôi khi có thể khiến trẻ gầy hoặc béo lên.

Nhưng đối với những thay đổi này thì cơ thể sẽ dần thích nghi và tự điều chỉnh với hoạt động của những thay đổi mới của cơ thể. Với quá trình thay đổi cơ thể này có thể sẽ gây ra không ít những thay đổi trong cảm xúc, hành vi của trẻ trong những năm tiếp theo.

Quá trình thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì có thể sẽ gây ra không ít những thay đổi trong cảm xúc, hành vi của trẻ trong những năm tiếp theo – Ảnh Internet

Đọc thêm:

– Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Cách trị mụn tuổi dậy thì

– Rạn da tuổi dậy thì có hết không?

2. Cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì

Muốn có dáng đẹp ở tuổi dậy thì, việc nhịn ăn giữ dáng không phải một lựa chọn tốt. Vậy đâu là cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì?

2.1. Không nhịn ăn là cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì

Hầu hết trẻ đều mong muốn có vóc dáng thon gọn đối với nữ giới, trong khi đó nam giới mong muốn mình có cơ thể cường tráng hơn. Việc này khiến cả hai giới đều mong muốn nhịn ăn để giảm cân, tránh gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Thực chất việc nhịn ăn không giúp giảm cân và giữ dáng tốt hơn. Đây là một quan niệm rất sai lầm. Khi thực hiện nhịn ăn, thói quen này sẽ khiến cơ thể của trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, đang phát triển trong giai đoạn đặc biệt này sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất.

Hơn nưa, việc nhịn ăn còn khiến các bạn trẻ dễ rơi vào tình trạng bị mất sức, mệt mỏi, kém tập trung. Khi đó, các chất béo không được chuyển hóa lại là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, bụng phệ ngay ở độ tuổi dậy thì.

Cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì vừa an toàn và đạt hiệu quả nhất là người trẻ nên ăn uống đầy đủ, thực hiện một chế độ ăn uống khoa học hợp lý.

2.2. Hạn chế thói quen ăn đêm

Không chỉ ở độ tuổi dậy thì mà các độ tuổi khác, thói quen ăn đêm thường gặp phải. Tuổi dậy thì này các bạn trẻ thường thức khuya để học bài, có một số thức khuya chơi game… thói quen này rất dễ gây ra hiện tượng thèm ăn vào ban đêm.

Lúc này, lượng thức ăn nạp vào cơ thể khoảng thời gian ban đêm thường rất khó có thể tiêu hóa được, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở độ tuổi dậy thì thường gặp phải nhất.

Lượng thức ăn nạp vào cơ thể khoảng thời gian ban đêm thường rất khó có thể tiêu hóa được, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở độ tuổi dậy thì – Ảnh Internet

Khoảng thời gian nên hạn chế thói quen ăn đêm không tốt cho sức khỏe là tránh ăn đêm từ 21h đến 6h sáng. Việc nạp thức ăn vào thời điểm này dù là thức ăn có calo thấp với mục đích giữ dáng đều không tốt cho sức khoẻ.

2.3. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Vì giai đoạn dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh nhất về cả thể lực lẫn nội tiết. Do đó, cơ thể của trẻ ở độ tuổi dậy thì cần khoảng 2.200 đến 2.400 calo. Vì vậy dù không muốn tăng cân và không để cơ thể béo lên, muốn thực hiện chế độ ăn kiêng vẫn cần đảm bảo một lượng calo cần thiết cho cơ thể gồm:

Lượng canxi cơ thể cần nạp trong ngày là 20 đến 25%. Trong khi đó, chất đạm cần từ 14 đến 15% với các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm và các loại đậu… giúp cơ thể nhận được đủ chất đạm cần thiết trong ngày.

Ngoài ra, trong ngày cần cung cấp khoảng 60 đến 70% tinh bột, tinh bột có thể gồm gạo, bột mì, khoai củ…

Kèm theo đó là các loại vitamin A, B, C, D khác, những vitamin này có trong rau củ quả, chất xơ.

Trẻ ở thời điểm dậy thì nên uống 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày, sữa nên được uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Đặc biệt cần chú ý xây dựng thói quen ăn uống nên đúng giờ, đúng bữa và hạn chế các loại đồ đóng hộp, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ và nước ngọt, nước có gas.

2.4. Tập luyện thể dục thể thao

Độ tuổi nào cũng nên tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt ở trong giai đoạn dậy thì. Việc tập thể dục thể thao còn giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, điều này sẽ góp phần giúp trẻ ở độ tuổi dậy thì có thể tăng chiều cao, cải thiện hình thể và đồng thời hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng ở tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì thực hiện vận động còn là thói quen tốt, thói quen này sẽ làm đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và giúp cơ thể sở hữu một vóc dáng thon gọn và săn chắc hơn.

Lưu ý, trong quá trình luyện tập thể dục thể thao ở độ tuổi dậy thì cần chú ý, nên có chế độ tập luyện khoa học, không tập luyện quá sức.

Trẻ đang ở độ tuổi dậy thì có thể lựa chọn một số môn thể thao phù hợp: Aerobic, bóng rổ, bóng chuyền, nhảy cao, đu xà, chạy bộ hay đạp xe đạp… đều có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp cải thiện chiều cao, vóc dáng đáng kể.

Luyện tập thể dục thể thao là cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì – Ảnh Internet

2.5. Uống đủ nước

Không chỉ người trưởng thành mà bất kỳ ở độ tuổi nào cũng cần uống đủ nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước còn là một trong những cách giữ dáng ở tuổi dậy thì vừa đơn giản, vừa hiệu quả.

Cơ thể con người mỗi ngày đều cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước. Đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì cũng tương tự, mỗi ngày uống đủ 2 lít nước ngoài giúp cơ thể khỏe mạnh còn đem lại hiệu quả giúp thải độc đường ruột, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và hiệu quả trong việc ngăn chặn hình thành chất béo có hại trong cơ thể, tránh gây tình trạng thừa cân, béo phì.

Ngoài nước lọc thì còn có thể bổ sung các loại nước khác gồm: nước ép hoa quả, sữa tươi không đường. Trẻ ở độ tuổi dậy thì cần tránh xa các loại thức uống có cồn và chất kích thích.

2.6. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Giai đoạn dậy thì của trẻ là thời điểm trẻ đang học tập với cường độ rất lớn, các giai đoạn chuyển cấp. Tuy nhiên, không nên quá sức, trẻ ở độ tuổi dậy thì cần ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Việc ngủ đủ giấc này còn là thói quen giúp trẻ phát triển chiều cao, giữ vóc dáng thon gọn và có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Lưu ý, trẻ ở tuổi dậy thì cũng chỉ nên ngủ đủ giấc, không nên ngủ quá nhiều, việc ngủ quá nhiều còn có thể là nguyên nhân khiến tích tụ mỡ ở vùng bụng do cơ thể không hoạt động, do đó lượng calo không được đốt cháy gây béo bụng khiến vóc dáng xấu.

Với một số mẹo cách để có dáng đẹp tuổi dậy thì ở trên, hy vọng có thể đem lại nhiều hữu ích cho trẻ ở độ tuổi dậy thì cũng như phụ huynh và người chăm sóc trẻ trong giai đoạn dậy thì có thể giúp trẻ có vóc dáng đẹp nhất trong độ tuổi dậy thì của mình. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần giúp trẻ cảm thấy yêu thương bản thân, không tự ti hay mặc cảm về ngoại hình.

http://suckhoehangngay.vn/NewsDetail.aspx