Trong quả kiwi xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin E, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa,… Vậy nên, việc bổ sung kiwi vào trong khẩu phần ăn của bé với một lượng vừa đủ và khoa học sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
1. Tác dụng của kiwi với trẻ em
1.1. Kiwi có an toàn cho bé?
Mặc dù kiwi có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, xong nhiều mẹ thắc mắc liệu loại trái cây này có thực sự an toàn cho bé? Thực tế cho thấy trẻ có thể bị dị ứng khi ăn kiwi. Đối với trẻ có tiền sử dị ứng đu đủ, dứa, hạt mè,… thì khả năng bị dị ứng kiwi cũng rất cao.
Ngoài ra, những trẻ bị viêm mũi dị ứng cũng dễ dàng gặp phải tình trạng dị ứng kiwi. Kiwi cũng có thể gây kích ứng da quanh miệng bé khi ăn. Vậy nên đối với một số trường hợp trên mẹ cần lưu ý để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bé. Mẹ cũng không nên cho bé ăn kiwi quá sớm, bởi mặc dù kiwi có giá trị dinh dưỡng cao, xong phần thịt quả có tính axit nhẹ sẽ không thực sự tốt cho dạ dày còn non nớt của bé.
Thời điểm lý tưởng nhất để bé bắt đầu ăn dặm với kiwi là từ tháng thứ 8, thứ 10 trở đi. Để yên tâm hơn mẹ cũng có thể tham khảo những gói khám sức khỏe toàn diện, chuẩn xác để nhận biết được tình trạng sức khỏe và có lời khuyên phù hợp từ các bác sĩ đối với chế độ ăn dinh dưỡng của trẻ.
1.2. Cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho bé
Kiwi là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, A, kali, chất xơ, folate, chất chống oxy hóa, canxi, sắt, crom, đồng, kali, magie và kẽm… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy nên, việc bổ sung kiwi vào trong thực đơn ăn hàng ngày của bé là một điều hết sức cần thiết.
1.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, một trái kiwi sẽ cung cấp cho trẻ tới 230% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Đó thực sự là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh một cách hiệu quả, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, dưỡng chất này còn tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn và nhanh lành vết thương. Kết hợp với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, kiwi là thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ.
1.4. Giúp ngừa táo bón ở trẻ em
Mẹ có biết một trái kiwi sẽ cung cấp tới 16% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Chính nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào đó mà kiwi sẽ là thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, ngăn ngừa chứng táo bón và nhiều chứng bệnh tiêu hóa khác.
1.5. Cung cấp năng lượng, bảo vệ tim mạch cho bé
Với hàm lượng calo cao, kiwi là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời để trẻ luôn khỏe mạnh. Một tác dụng của quả kiwi với trẻ em không thể nhắc tới đó là bảo vệ hệ tim mạch. Hàm lượng kali cùng vitamin E trong kiwi sẽ là liều thuốc tuyệt vời để thúc đẩy tuần hoàn và bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách tốt hơn.
1.6. Tăng cường thị lực cho bé
Kiwi còn mang tới lợi ích tuyệt vời trong việc bảo vệ và tăng cường thị lực cho bé. Hai loại chất dinh dưỡng là Lutein và zeaxanthin trong kiwi giúp hỗ trợ và bảo vệ đôi mắt trẻ. Lutein có tác dụng thanh lọc ánh sáng xanh nguy hiểm, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa võng mạc khi lớn tuổi. Đặc biệt chất này còn ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp cũng như bệnh đục nhân mắt. Trong khí đó, Zeaxanthin kết hợp cùng với lutein, giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh.
2. Gợi ý cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm
Với những lợi ích tuyệt vời trên, không có lý do gì để mẹ không bổ sung ngay loại trái cây này vào thực đơn của bé rồi đúng không nào. Với một vài cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm dưới đây, chắc chắn mẹ sẽ có thêm lựa chọn tuyệt vời để làm phong phú chế độ ăn và giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn của mình đấy.
2.1. Kiwi xay nhuyễn
Đây là cách chế biến món ăn dặm từ kiwi cho bé đơn giản và giúp lưu giữ được giá trị dinh dưỡng cao cho bé. Mẹ chỉ cần thái nhỏ các miếng kiwi và xay thật mịn bằng máy xay sinh tố chạy êm, công suất cao để có được món ăn dặm tuyệt vời và phù hợp với bé.
2.2. Kiwi hầm
Món kiwi hầm lạ miệng hấp dẫn cũng là gợi ý tốt cho mẹ khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé. Để làm món ăn này, mẹ cần chuẩn bị 4 trái kiwi chín đã gọt vỏ và thái nhỏ, ½ ly nước táo hoặc nước nho. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đun nhỏ lửa trên bếp trong thời gian 10 – 15 phút. Sau đó, mẹ dùng muỗng nghiền nát hoặc dùng máy xay sinh tố chuyên dụng để nghiền nát kiwi. Món ăn hấp dẫn, miệng lại nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của bé.
2.3. Kem que Kiwi
Món kem mát lạnh luôn hấp dẫn đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Vậy nên hãy “tận dụng” điều này để bổ sung thêm dinh dưỡng một cách thuận tiện nhất cho trẻ bằng cách tạo nên những que kem kiwi mát lạnh. Các nguyên liệu gồm kiwi cắt nhỏ, whipping cream, nước cốt chanh và đường được xay nhuyễn. Sau đó đổ vào khuôn và cho vào trong tủ lạnh. Chỉ vài tiếng sau mẹ sẽ có ngay món ngon từ kiwi ngon lành dễ làm cho bé thưởng thức rồi.
2.4. Kiwi nhiệt đới thơm ngon cho bé
Món kiwi nhiệt đới kết hợp với bổ sung nhiều loại trái cây tươi dinh dưỡng, mọng nước khác như xoài, đu đủ sẽ là cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm tuyệt vời. Mẹ chỉ cần thái nhỏ các loại nguyên liệu và xay nhỏ trong máy xay sinh tố để có được món ăn dặm thơm ngon cho bé. Quả kiwi sẽ giúp cân bằng vị ngọt của xoài và đu đủ để món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Rất nhiều địa chỉ bán những loại trái cây tươi, an toàn đảm bảo vệ sinh với giá cả ưu đãi để mẹ có thể lựa chọn được nguyên liệu tốt nhất cho món ăn của bé.
2.5. Kiwi với rau xanh bổ sung chất xơ cho bé
Sự kết hợp của kiwi và một số loại rau lá rau xanh là cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm một cách khoa học và hiệu quả. Món ăn không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng mà còn bổ sung lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể chọn bông cải xanh hoặc rau bina để xay nhuyễn cùng kiwi để tạo nên món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.
2.6. Salad Kiwi kem Kiwanacado
Một hương vị đặc biệt với sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu trong đó có kiwi là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm của bé. Kiwi kết hợp với chuối, bơ, phomai, nước ép dứa để có được món ăn ngon nhất cho vị giác của bé. Và để giữ trọn hương vị và đảm bảo sự an toàn thực phẩm của món ăn, mẹ hãy lựa chọn những loại trái cây tươi từ địa chỉ cung cấp trái cây chất lượng có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua những loại trái cây đã có dấu hiệu nhũn, nát hoặc hư hỏng.
2.7. Sữa chua kiwi
Món sữa chua kiwi chắc chắn không thể thiếu trong danh sách các cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm. Sự kết hợp của hai loại nguyên liệu này sẽ tạo nên món ăn dặm bổ dưỡng nâng cao sức đề kháng của trẻ và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và nhiều chứng bệnh đường ruột khác. Mẹ có thể tự tay làm món sữa chua kiwi hoặc, thái kiwi thành những miếng thật nhỏ, trộn với sữa chua để cho bé ăn dặm mỗi ngày.
2.8. Sinh tố Kiwi
Sinh tố kiwi cho bé sẽ là món ăn với nhiều lợi ích tuyệt vời đồng thời có sức lôi cuốn hấp dẫn vị giác của bé. Chỉ cần mẹ kết hợp kiwi cùng sữa tươi, đường và chút đá, xay nhuyễn bằng máy xay là đã có món sinh tố kiwi thơm ngon hấp dẫn cho bé rồi.
2.9. Yến mạch nhiệt đới
Món cháo yến mạch nhiệt đới với hương vị độc đáo sẽ làm tăng hương vị cho bữa ăn của trẻ. Với món ăn dặm này mẹ phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu gồm kiwi, chuối chín, yến mạch, nước táo, nước lọc. Mẹ có thể cho thêm sữa tươi để tăng hương vị món ăn. Nấu chín tất cả các loại nguyên liệu với nhau để có được món cháo thơm ngon nhất. Với món ăn dặm này mẹ nên cho bé ăn lúc còn ấm để giữ được hương vị một cách tốt nhất. Mẹ cũng lưu ý lựa chọn những loại trái cây tươi ngon, đảm bảo chất lượng để món ăn của bé không chỉ bổ dưỡng mà còn an toàn nữa nhé.
2.10. Trái cây ngâm
Nếu bé đã có thể ăn được những lát kiwi lớn hơn thì mẹ có thể tham khảo cách chế biến kiwi cho trẻ ăn dặm này nhé. Kiwi kết hợp với một số loại trái cây như táo, lê ngâm cùng với sữa vừa thanh mát, vừa bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ.
2.11. Kiwi chuối xay nhuyễn cho bé
Món kiwi xay nhuyễn thực sự là cách cho trẻ ăn kiwi tuyệt vời. Sự kết hợp này tạo nên món ăn với hương vị độc đáo hấp dẫn vị giác của bé, đồng thời làm gia tăng thành phần dinh dưỡng cho món ăn.
Với một số gợi ý về cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm trên đây, chắc chắn mẹ sẽ có nhiều lựa chọn để có thể bổ sung một cách phù hợp loại trái cây bổ dưỡng này vào khẩu phần ăn của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý đến việc chọn mua các loại trái cây nhập khẩu tươi, chất lượng, an toàn để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh nhất của trẻ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!