&quotConnect the dots&quot – kỹ năng thiết yếu trong thời công nghiệp 4.0 | Vietcetera

Vậy ta nên thay đổi điều gì?

Phát triển các kỹ năng mới, bền bỉ học tập suốt đời, liên tục nâng cấp bản thân là những điều cần làm để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng đa dạng trong thời đại 4.0. Và một trong những kỹ năng thiết yếu là “connect the dots”.

Bạn biết cách kết nối, ứng dụng kiến thức và kinh nghiệm của nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn càng giỏi sáng tạo để giải quyết tốt công việc. Hiểu biết nhiều cũng giúp bạn tăng khả năng thích nghi và cạnh tranh hơn so với người chỉ biết cái họ chuyên.

Đó cũng là tố chất quan trọng để trở thành tổng quát viên (Generalist) – xu hướng sự nghiệp sẽ thống trị trong năm năm tới.

Trên thế giới có không ít danh nhân sử dụng thành thạo kỹ năng kết nối các dấu chấm này. Họ hầu hết là nhà lãnh đạo hoặc người có tư duy sáng tạo cao. Ngoài Steve Jobs, ta có thể kể đến Leonardo da Vinci, Marie Curie hay Elon Musk.

alt connect the dots - kỹ năng thiết yếu trong thời công nghiệp 402
Elon Musk trong buổi ra mắt xe Tesla. Nguồn hình:

Businessinsider

Tỷ phú “Iron Man” Elon Musk đã thành lập thành công bốn công ty trong bốn lĩnh vực khác nhau: phần mềm, năng lượng, giao thông vận tải và hàng không vũ trụ. Chuyên môn của ông trải dài từ kỹ thuật, vật lý, trí tuệ nhân tạo, khoa học tên lửa cho đến năng lượng mặt trời.

Làm thế nào Elon Musk đạt được điều này?

Câu trả lời chính là nhờ vào khả năng kết nối nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó ứng dụng vào trong công việc. Hay cụ thể là ông tìm ra các nguyên tắc cơ bản ở mỗi lĩnh vực, sau đó kết nối với các lĩnh vực khác và tái cấu trúc chúng theo những cách mới.

Đó là cách Elon Musk thành lập SpaceX – công ty dịch vụ sản xuất hàng không vũ trụ và vận chuyển không gian; đồng sáng lập công ty năng lượng mặt trời SolarCity, hãng xe điện Tesla hay OpenAI – công ty nghiên cứu thúc đẩy trí tuệ nhân tạo thân thiện.

alt connect the dots - kỹ năng thiết yếu trong thời công nghiệp 403
SpaceX – một trong những thành tựu nổi bật của Elon Musk khi ứng dụng “connecting the dots”. Nguồn hình:

SpaceX.com

Bản thân tôi cũng từng “vô tình” ứng dụng kỹ năng này. Khi mới ra trường, tôi làm công việc biên phiên dịch tiếng Nhật, theo đúng chuyên ngành của mình. Thời gian rảnh rỗi, tôi tự học photoshop vì yêu thích, dù nó không giúp ích gì cho công việc lúc đó.

Sau này khi quyết định làm trái ngành, chuyển sang nghiệp viết content thì kỹ năng photoshop tôi học dạo đó đã trở thành một lợi thế khi gửi CV ứng tuyển và hỗ trợ rất nhiều trong công việc.