2 2. Các loại bát hương bản mệnh2.2 Theo quan điểm của Đạo Giáo và Tiên đạo bát hương bản mệnh thường được chia làm 2 loại sau:2.3 Theo quan Điểm của Phật GIáo. Có nên Lập Bát hương Bản Mệnh hay không?
1. Bát hương bản mệnh là gì ?
Tôn nhan bản mệnh và bát hương bản mệnh coi là một. Nếu theo tâm linh bát hương bản mệnh là khí cụ được mọi người thành tâm thân gửi bản mệnh của thân thể mình cho đấng tối cao. Mọi người lập bát hương bản mệnh đều mong muốn nhận được ban phước, che chở độ trì gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, tránh gặp tai ương qua khỏi nạn kiếp trong cuộc sống.
Bạn đang xem: Ông cai đầu đồng bà cai bản mệnh
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi số 4
– Nên mua bát hương màu gì
– Mua bát hương ở đâu tốt.
– Cách chọn mua bát hương
– Cách bốc bát hương bàn thờ gia tiên
2. Các loại bát hương bản mệnh
XEM BẢNG BÁO GIÁ đồ thờ cúng bằng gốm sứ bát tràng
Theo quan điểm của Đạo Giáo và Tiên đạo bát hương bản mệnh thường được chia làm 2 loại sau:
a. Bát hương bản mệnh bắt buộc:
– Những anh chị nào là con của Phật, Tiên, Thánh, Vương mang trong mình mệnh đồng. Bắt buộc phải mở phủ hay nói các khác là lập bát hương bản mệnh hay tôn nhang bản mệnh.
– Những người có căn quả, từ kiếp trước được bề trên cứu rỗi, do đó từ tiền kiếp anh chị đã lập bát hương bản mệnh nên kiếp này cần phải tiếp tục tôn nhang bản mệnh của mình. Kiếp này vẫn phải nương nhờ nơi các ngài và nhớ ơn đức của các ngài đã cứu rỗi cuộc đời anh chị.
b. Bát hương bản mệnh tự nguyện
Trường hợp này là những anh chị không mang căn quả cũng chẳng phải mệnh đồng. Đơn giản họ chỉ là các người mong muốn được sự che chở của đáng tối cao. Hộ có thiện tâm, tín tâm, nguyện phụng thờ Tiên Thánh. các ngừoi này, sẽ có được phần nhiều thành tựu trong cuộc sống, nếu như họ tuân thủ đúng theo những tiêu chí của một hương tử hay phật tử …của đạo phái mà mình tin theo.
Trường hợp thứ hai: Đây là trường hợp đối với các tư nhân ko với căn quả, mệnh đồng lại không hiểu biết, u mê lầm lẫn, hùa theo người, tôn nhang bản mệnh cómục đích vụ lợi, làm những việc trái đạo…
Theo quan Điểm của Phật GIáo. Có nên Lập Bát hương Bản Mệnh hay không?
Ai mà có tướng yểu mệnh đó là tiền kiếp mình thường làm ác, tổn hại sinh linh nhiều, không có tâm nhân từ, hay sân hay si thì mệnh mình giảm, không được trường thọ. Còn ngược lại nếu mình chăm tu, làm phước sống nhân từ, bác ái, thương người cứu vật tự nhiên sẽ hiện ra tướng thọ mệnh, mạng mình sẽ được kéo dài.
Vậy chính mình làm chủ bản mệnh của mình, chứ không phải thờ bát hương bản mệnh là có cái ông thần bản mệnh, hộ mệnh cho mình để kéo dài mạng sống cho mình đâu. Mình mà làm ác thì chư thiên, thiện thần không ai ủng hộ. Dù có thờ 10 bát hương đi chăng nữa mà vẫn tạo ác thì vẫn tổn mệnh như thường. Vì vậy không nên thờ bát hương bản mệnh. Đó là việc không hợp đạo lý, nhất là Phật tử đã quy y Tam Bảo rồi, nếu lỡ thì giải bỏ đi. Mà mình phải thờ cái bản mệnh tâm mình, kính thờ nơi tâm mình, nhất tâm tu Phật.
Quan điểm từ cá nhân chúng tôi.
Các cụ có câu: Có thờ có thiêng có kiêng có lành. Do đó nếu có căn quả nên lập phủ thờ thánh. Nếu không có căn quả mong muốn mọi sự tốt lành cũng nên lập. Lập không có nghĩa là thần thánh sẽ quyết định được số phận của mình. Số phận của anh chị là đường chỉ tay, đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay anh chị.
Bộ đồ thờ bát tràng men tràm số 3
3. Các bốc bát hương bản mệnh
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi số 3
Để viết chi tiết thì bài viết cực dài do đó em đã tóm tắt lại như sau:
Tôn nhang đội lệnh là hình thức đầu tiên và căn bản nhất của người có căn trong đạo Mẫu. Nghi lễ này được thực hiện tại Tòa, Đền, Phủ, hoặc Điện. Sau nghi lễ sẽ để lô hương tại Tòa, Đền, Phủ, Điện để Đệ tử có thể hằng tháng sóc vọng hương khói lễ bái. Trường hợp xa những nơi thờ cúng trên có thể xin lô hương đó về nhà thờ nhưng phải có ban thờ riêng không thờ chung với gia tiên mình, cũng có thể phối thờ chung với ban thờ đức Quốc Mẫu (nếu có).
Lưu ý rằng, Tôn hương đội lệnh dành cho những người có căn nhẹ không quá nặng nề, hoặc do điều kiện chưa thể phục vụ Thánh đức, chưa thể hầu hạ Tiên Thánh được nên mới Tôn nhang, hoặc có thể Tín đồ mới vào đạo cần thời gian chiêm nghiệm và tìm hiểu về đạo nhiều hơn thì dùng nghi lễ này.
Người tôn hương đội lệnh trước ngày lễ phải kiêng cữ chuyện vợ chồng, phải chăm làm việc thiện lành, phải giữ tâm trong sạch, không được nghĩ ngợi những việc xấu, toàn tâm toàn ý dâng lên Thánh đức, làm như thế để tịnh hóa bản thân, lễ vật xứng đáng dâng lên đức Quốc Mẫu và Tiên thánh tốt đẹp nhất là cái tâm trong sáng, thân thể sạch sẽ, không được nhơ bẩn uế trược.
Lễ vật dâng cúng lên đức Quốc Mẫu và Tiên Thánh được quy định trong quy tắc của Giáo hội Đạo Mẫu Việt Nam – HTTTG, lễ vật gồm chay nghi thanh tịnh, hoa quả, đồng quà tấm bánh, kẹo vật phẩm đơn giản, điều quan trọng nhất là lễ cho mâm hương của mình.
Việc tôn nhang bản mệnh là hình thức thờ cúng Thần hộ mệnh của mình. Vị thần này là các nữ thần, nhiệm vụ của họ là tấu thay lạy đỡ lên Thánh Bản mệnh giúp mình, sau khi tiến lễ Tôn nhang đội lệnh chúng ta có thêm được vị Thần Hộ mệnh này trợ giúp về mặt tâm linh, sau khi trình đồng Thần Hộ mệnh sẽ sát cánh trợ lực cho ta và Thánh Bản mệnh sẽ trợ giúp chúng ta, nâng đỡ chúng ta, cầu bầu cho chúng ta lên đức Quốc Mẫu Tối cao.
Mâm hương trong lễ Tôn hương đội lệnh bao gồm: 1 nón Thần hộ mệnh, 1 đôi hài, 1 chiếc gương nhỏ, 1 lược, 1 bút, 1 vở, 1 quạt, 36 đồng tiền dương, trầu cau, sớ Tôn hương, Cốt bát hương ghi tên duệ hiệu của Thần Hộ mệnh, màu nón hài tùy theo dòng Thần hộ mệnh đó. Nội dung cốt hương đó như sau: “Phụng thỉnh (tên vị Thần Hộ mệnh) Công chúa (sinh năm) Bản mệnh (họ của người tôn nhang) tính Vị Tiền”
Chủ trì lễ Tôn nhang có thể là Quan thầy hoặc Pháp sự của Giáo hội, Đồng thầy của Tín ngưỡng Mẫu. Trong lễ này, Thầy phải cung thỉnh Tiên Thánh trong Tứ phủ Công đồng các khoa thỉnh có thể là: Cúng đức Quốc Mẫu Tối Cao, Cúng Thánh Mẫu, nếu người Tôn hương có căn bên nhà Trần thì phải làm lễ Đội lệnh nhà Trần (sẽ được trình bày sau).
Sau khi hoàn thành phần khoa thỉnh, là tới phần chứng mâm hương, phần chứng này chỉ có Quan thầy hoặc Đồng thầy mới có thể chứng được, Pháp sự không có Đồng không thể chứng mâm hương được. Trước khi người Tôn nhang đội mâm hương, cung văn tấu lên hát văn Thỉnh Công đồng, người Tôn nhang ở dưới quỳ lễ cung thỉnh. Sau khi thỉnh Công đồng xong thì người Tôn hương xin phép Tiên Thánh được lên sập Công đồng ngồi. (Nhớ cho kĩ là không được ngồi giữa sập Công đồng vì chưa là Thanh đồng nên không được ngồi giữa sập, chính giữa là nơi cho Thanh đồng ngự giá hầu Thánh). Cung văn hát bài tôn hương, Quan thầy vận áo màu đỏ (Áo công đồng) tay cầm 3 cây hương thư vào mâm hương, tiếng hát ngưng.
Thư chữ xong làm phép khai quang, Quan thầy đọc:
“Dung nhan thập kì diệu
Khai quang chiếu từ chung
Ngã tích tàng cúng dạng
Kim phụng hoàng dân cận
Thánh Chúa Tiên chung vương.”
Quan thầy tuyên lớn: “Phụng thỉnh (Tên thụy hiệu Thần Hộ mệnh) Công chúa Thủ hộ Bản mệnh (Tuổi người tôn nhang) họ (họ của người Tôn hương) Tác đại chứng minh”.
Tuyên xong, Quan thầy thư vào mâm lễ các chữ sau:
“Tiên Thánh chứng minh
Hội đồng chứng chiếu”.
Quan thầy hoặc Pháp sự quỳ xuống tuyên sớ Tôn nhang. Tuyên xong hóa sớ. Cung văn hát bài hành sai. Quan thầy cho cốt hương vào bát nhang trên mâm, cho tro vào và cắm 3 nén hương khai quang vào bát nhang.
Quan thầy tạ quá, hoàn lễ.
Lễ này hoàn mãn, người Tôn nhang chính thức được gọi là Hương tử hay nôm na là Con hương.
Nhiệm vụ của Hương tử là hàng tháng sóc vọng thường xuyên tới Tòa, Đền, Phủ, Điện hương khói phụng thỉnh trong vòng 100 ngày, ngoài 100 ngày thì hằng năm bốn vấn quy về lễ tiết phụng trì (ngoài ra có thể tùy vào Đền phủ có các ngày Thánh đản của Thần chủ).
Nếu Hương tử xin lô hương về tại gia thờ phụng thì một năm 4 vấn vẫn phải về Tòa, Phủ, Đền, Điện nơi Tôn hương mà khâm trực phụng trì.
Theo nghi tiết của Giáo hội Đạo Mẫu Việt Nam – HTTTG thì Hương tử chưa được phép mặc áo công đồng (áo đỏ có chữ thọ), chỉ có thể mặc áo dài trắng không hoa văn không xếp (nếu có) hoặc đã thụ quy vào Giáo hội thì được mặc áo đỏ không hoa văn, xếp vàng (với nữ) áo đỏ xếp đỏ (với nam) (tất cả có trong quy định nghi tiết của Giáo hội)
Về mặt thần học, người Tôn nhang sẽ được Thần Hộ mệnh của mình cầu nguyện lên Thánh Bản mệnh của bản thân (Thánh đứng đầu căn đồng của mình) để các Ngài gia hộ, chứng giám, gia ân cho Hương tử. Vậy nên mới nói Tôn hương là hình thức cơ bản đầu tiên và sơ khai nhất dành cho người có căn đồng, nó dành cho người nhẹ căn. Tất nhiên, để biết nặng hay nhẹ, tùy thuộc vào sự nhìn nhận và hướng dẫn của Quan thầy.
Bộ đồ thờ men lam bọc đồng số 4
III. Sơ trình Tam phủ:
Tam phủ hay còn gọi là Tam phủ công đồng là hình thức sơ khởi ban đầu của Tứ phủ Công đồng. Tam phủ công đồng có Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ khác với Tứ phủ là không có Nhạc phủ.
Tam phủ Công đồng hay gọi tắt là Tam phủ là nơi lưu trữ căn bản những tội phúc của con người, kiểm soát, coi sóc, giáng tai làm phúc cho sinh nhân trên toàn nhân thế, không riêng già trẻ, trai gái, có căn hay không có căn.
Xét về quy mô, Tam phủ không có Nhạc phủ, không những thế, nhắc đến Tam phủ là không nhắc đến các hàng Mẫu, Chúa, Chầu, Hoàng, Cô, Cậu mà ta thấy đầu tiên phải là Thiên phủ Chí Tôn, Địa phủ Chí Tôn và Thoải phủ Chí Tôn cùng các tùy tòng của các Ngài.
Tam phủ vâng phụng Quốc Mẫu giáo phong có quyền kiểm soát hết thẩy sinh mệnh của toàn thể sinh linh trong Vũ trụ, những tội ác hay phúc thiện trong quá khứ, những tai ương hay điều lành hiện tại, những hiện tượng sẽ xuất hiện trong tương lai thì sẽ được tất cả các Thánh đức trong Tam phủ biên kê rõ ràng và sai các Hành binh đi thi hành nơi nhân thế, đặc biệt nhất là việc thu lại hồn phách của người đó.
Như đã nói trên, người có căn đồng trong đạo Mẫu là người mang nặng tội nghiệp, mà đã mang tội nghiệp thì ắt sẽ bị các Thánh đức trong Tam phủ kiểm tra và hành tai, người có căn đồng phải Sơ trình Tam phủ nặng hơn người phải Tôn hương đội lệnh. Có thể biểu hiện có họ nặng nề hơn, họ ngu ngơ, làm mọi sự đổ vỡ, thân thể bất an, tôn hồn hoảng hốt, nguyên nhân theo Thần học là hồn phách họ bị nhốt vào các ngục của Tam phủ công đồng, Thiên ngục, Địa ngục, Thủy ngục.
Người hành lễ Tam phủ để sám hối tội lỗi của mình đã gây ra từ trước, có khi nó được dùng cho những người nặng căn nhưng không có khả năng xin hầu Thánh giá.
Lễ sơ trình Tam phủ hay còn gọi là Lễ Tam phủ Thục mệnh Tiễn Căn cầu an giúp họ thống hối ăn năn những điều tội lỗi trước kia và tự định những việc mình sẽ phải làm trong hiện tại và tương lai, sau đó đối trước Tam phủ Thánh hiền cung xin chư Ngài cho phép phụng hành, tuyên thỉnh việc đạo, làm lành, lánh dữ, nương theo Thánh lực đển cứu độ bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Đó chính là nghĩa lí căn bản của việc Sơ trình Tam phủ.
Người chủ trì lễ Sơ trình Tam phủ có thể là Đồng thầy hay Pháp sự. Lễ Tam phủ không bắt buộc phải hầu chứng, nếu có người hầu chứng phải là Đồng thầy, người làm lễ không được hầu vì qua lễ này người đó chưa phải Thanh đồng nên cũng không phải hằng năm bốn vấn hầu đồng.
Lễ vật để dâng cúng trong lễ Sơ trình Tam phủ là trai nghi thanh tịnh, tuân theo quy định về nghi tiết của Giáo hội Đạo Mẫu Việt Nam – HTTTG, nhưng đáng chú ý nhất là nghi tiết khai chĩnh mở Tam phủ.
Khai chĩnh mở Tam phủ thoạt đầu nhìn nghi tiết giống với khai chính mở Tứ phủ, nhưng về bản chất hoàn toàn khác. Khai chính mở Tam phủ là việc giải thoát cho người cung lễ khỏi những tội lỗi của của bản thân, giải thoát họ khỏi những triền phọc, chứng nhân cho việc chuyển hóa đạo đức, còn khai chĩnh Tứ phủ là hình thức mở cửa Bốn phủ, đón nhận Bản mệnh của Thanh đồng, đánh dấu sự hiệp thông trực tiếp của Bản thân Thanh đồng với Tiên Thánh trong Công đồng Tứ phủ.
Sự khác nhau còn thể hiện ở hình thức, khai chĩnh Tam phủ không có nối cầu, không khai trứng, không cấp thực ban ngân, không tưới tẩm cây cối…
Người lễ Sơ trình Tam phủ phải chuẩn bị lễ vật theo quy định của Giáo hội và đặc biệt hai thứ sau đây không thể không có: 3 chĩnh Tam phủ, 3 gáo khai chĩnh lần lượt các phủ Thiên phủ màu đỏ, Địa phủ màu vàng, và Thoải phủ màu trắng.
Khoa nghi trong lễ sơ trình Tam phủ cốt tủy tập chung vào 2 khoa nghi chính là Khoa Phát tấu và Khoa Tam phủ Thục mệnh. Thánh trong Tam phủ là Thánh cao trọng chỉ gồm Vua và các Bộ chúng nên phải nhờ tới năm vị Sứ giả để cung thỉnh Thánh đức, sự hiệp thông của Năm vị Sứ giả cùng với lòng tín nguyện của bản thân mới có thể cảm động Tam phủ một cách sốt sắng. Ngoài ra còn có thể có những khoa nghi khác như cung thỉnh Đấng Tối cao, Thánh mẫu, Chư thánh khác … tùy nghi và thời gian.
Trung tâm của nghi lễ Sơ trình Tam phủ là nghi thỉnh khai chĩnh Tam phủ.
Việc khai chĩnh Tam phủ có thể được thực hiện ở hai thể thức khác nhau, Pháp sự khai chĩnh và Quan thầy hầu đồng khai chĩnh.
Nếu chủ lễ là Pháp sự thì Pháp sự sẽ là người khai chĩnh. Khi Pháp chủ tuyên điệp Thiên phủ khai giải Thiên ngục xong, nhạc lễ tấu lên, Pháp sự hành sai, dùng 3 nén hương sai, cặp vào một chiếc gương nhỏ trên tay, đọc niệm hương khai quang:
“Dong nhan thập kì diệu
Quang minh chiếu từ chung
Ngã tích tàng cúng dạng
Kim phụng hoàng dân cận
Thánh chúa Tiên trung vương.”
Khai quang xong, Pháp sự hóa phù khai giải Thiên phủ màu đỏ, vừa hóa vừa cầm phù đang cháy trên tay hơ lên gáo màu đỏ, rồi cầm gáo màu đỏ mở chĩnh Thiên phủ, lấy một chút nước trong đó đổ lên đầu của người hành lễ. Các phủ khác tương tự như vậy.
Nếu người chủ trì lễ Sơ trình Tam phủ mà có hầu đồng, thì phần khai chĩnh lại ở trong phần hầu đồng. Khi hầu đồng Thánh giá sẽ đệ trình lên Tam phủ công đồng chính lẽ đó không có đốt phù khai giải. Thánh giá khai Tam phủ là Quan đệ nhất Thượng thiên, Quan đệ Tam Thủy phủ và Quan đệ tứ Khâm sai lần lượt khai chĩnh Thiên phủ, Thoải phủ và Địa phủ. Sau khi Thánh giá làm các nghi tiết thông thường như trong hầu đồng, an tọa và nghe Pháp sự tuyên cáo Thiên phủ khai giải Thiên ngục, trình lên Quan lớn phê “Chuẩn nạp”. Phê xong quan lớn vỗ gối đứng lên, hầu dâng tiến lên 3 nén hương sai và chiếc gương nhỏ, giá Quan khai quang, dùng gáo khai chĩnh, giá Quan lớn không đốt phù khai giải. Khai chĩnh xong giá Quan lấy chút nước đổ lên đầu của người hành lễ. Lần lượt Thiên phủ, Thoải phủ và đến Địa phủ.
Không có danh xưng mới nào dành cho người Sơ trình Tam phủ, nhưng ý nghĩa về mặt Thần học như nói trên quả vô cùng lớn lao, họ được các Thánh đức trong Tam phủ công đồng chứng chiếu gia ân bảo hộ xóa bỏ những khung hình phạt đã được ghi chép tại Tam phủ ngục hình. Nhờ sự gia ân của Tam phủ và chí thiết của bản thân, những tội lỗi cũ của họ sẽ được ân xá phần nào, về trong cuộc sống cần chăm cầu nguyện, tiếp xúc với Quốc Mẫu và chư vị Tiên Thánh, làm việc phúc thiện thì những tội lỗi của họ sẽ được giảm xá.
mua đồ thờ tại gốm sứ Lợi AnTrình đồng mở phủ:
Trình đồng mở phủ là nghi thức cao nhất của người có căn đồng trong đạo Mẫu Việt Nam – HTTTG. Người thực hành nghi lễ này là người có tình trạng sát căn rất lớn, nghiệp mệnh của họ đòi hỏi họ phải có những việc làm phụng vụ cao hơn, họ phải “đầu đội việc Thánh, vai gánh việc trần”, những người có căn cao quả nặng, vận mệnh số kiếp đều long đong, mệnh càn bóng quế, sống nơi trần thế, nhưng số hệ thiên cung, đang bị hành hạ và quản thúc bởi các chư Thánh thần do vì chính nghiệp chướng của họ gây ra từ trước.
Nghi lễ này biểu đạt tinh thần chịu nhận, đón nhận Thánh linh của các Thánh đức trong Công đồng, người có căn sẵn sàng để được thừa hưởng diễm phúc rằng Thánh đức Bản mệnh của mình cũng như Thánh đức trong toàn Tứ phủ Công đồng dẫn dắt, chỉ lối dẫn đường, gia ân bảo hộ, cho Thánh đức, nhờ vào tay Thánh mọi trọc phiền của người có căn được hóa giải và sẽ đến lúc tan biến.
Lễ trình đồng mở phủ khai mở con đường hiệp thông của người có căn với Đình thần Tứ phủ, gồm cả Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ và Nhạc phủ. Nó là con đường ngắn nhất để ta có thể biểu đạt, rãi tỏ tấm lòng của mình với Đức Quốc Mẫu và Tiên Thánh. Có thể nói sự hiệp thông đó là trực tiếp và hoàn mãn nhất trong 3 lễ liên quan đến căn mệnh. Khác với lễ Tôn nhang thì qua lễ này người có căn sẽ trực tiếp cầu thông với Tiên thánh, còn người làm lễ tôn nhang chỉ cầu thông được với Thánh nhờ thần Hộ mệnh của mình.
Trước khi làm lễ Trình đồng mở phủ, người có căn cần tới xin lễ ở Tòa Phủ Đền Điện, thỉnh giáo ý kiến của Quan thầy, cho ngày giờ, và nhớ nghe theo sự hướng dẫn của Quan thầy. Trước ngày lễ hàng tuần phải giữ gìn thân thể sạch sẽ, tránh những việc giết hại, kiêng cữ chuyện vợ chồng, tâm hồn trong sáng, đoan chính ý niệm, giữ gìn phong ngôn nhu nhặn, không đánh cãi chửi nhau, chăm làm việc phúc lành, xưa làm nhiều giờ làm nhiều hơn, tránh xa những ý niệm sai khác xấu ác, không hành động làm tổn hại người khác …
Người có căn phải chuẩn bị cho mình một đàn nghi tươm tất, gọn gàng, lễ nghi thanh tịnh, hoa tươi quả tốt, hiến cúng mười phương Chư Thánh. Ngoài ra nhất thiết phải có những phẩm vật sau đây:
Một bộ khăn áo Công đồng: Áo dài đỏ có hoa văn, quần trắng, khăn xếp màu đỏ, khăn phủ diện đỏ, khăn tấu màu đỏ, mỗi thứ một cái.Khăn van chít đầu, cầu mở phủ (bằng vải hay bằng giấy) mỗi thứ 4 cái 4 màu tượng trưng cho các phủ: Thiên Nhạc Thoải Địa trên mỗi cầu viết phù khai phủ cầu.4 quả trứng gà được bọc 4 màu tương ứng các phủ nếu có điều kiện thì mỗi phủ 12 quả, có khi 36 quả (tùy điều kiện).4 quạt 4 màu dùng để khai phủ, 1 nọ nước hoa (có thể 4)Bộ cấp thực ban ngân: Một nhúm gạo, thóc, đỗ, lạc, muối mỗi thứ đóng 4 gói nhỏ thắt bằng nơ màu của bốn phủ, tiền dương 4 đồng, trầu têm cánh phượng 4 miếng, lựa kĩ 4 bông hoa tươi.Bốn chĩnh trong đổ tương đối nước, được đậy miệng lại bằng bốn miếng giấy bốn màu, giấy phải đảm bảo khi khai chĩnh được dễ dàng.Người có căn phải tự mình chuẩn bị sẵn 4 chậu cây cảnh do mình tự chăm sóc để khi khai phủ Thánh giá sẽ tưới tăm cây nhân đức, trên mỗi thành chậu đề lần lượt một chữ Thiên, Địa, Thủy, Nhạc.Dâng nón và hài Mẫu, nước thơm, 4 tập giấy bốn màu (có thể thay bằng vở) 4 bút.Nếu có điều kiện dâng Mũ Thiên đế và Nam tào Bắc đẩu và nón của Tiên chúa Sơn trang cùng Hội đồng.Bài vị thì theo nghi tiết của Giáo hội nhưng cần thiết nhất vẫn là bài vị của Đấng Tối cao, Công đồng và đặc biệt là 5 bài vị trong đó có bài vị của Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ, Địa phủ và Bản mệnh (màu hồng) trên bài vị các Phủ có viết phù khai phủ.
Về phần khoa nghi thì cốt tủy trong khoa nghi của lễ trình đồng là phát tấu và trình đồng, có thể kết hợp thêm các khoa nghi khác như Sơn trang, Trần triều, Bản mệnh … Về cúng Phát tấu cũng khá quan trọng nó mang ý nghĩa là nhờ 5 vị sứ giả cúng vọng Tiên Thánh về chứng cho người có căn, vì tới thời điểm làm lễ người có căn vẫn chưa hiệp thông trực tiếp được với Tiên Thánh.
Lễ vật cúng Phát tấu là riêng biệt so với lễ cúng Tứ phủ kể trên, lễ vật cho khoa này gồm có: 5 quả trứng 5 màu, 5 tập giấy, 5 bút, 5 gương, 5 lược, 5 khăn mùi xoa, 5 quạt năm màu, 5 con dao, 5 cái kéo, 1 nước hoa (hoặc 5), 5 hộp diêm (hay bật lửa).
Sau khi hoàn thành các khoa nghi là đến phần hầu khai phủ, phần này là trung tâm quan trọng của lễ Trình đồng mở phủ.
Đồng thầy lên sập công đồng, khăn áo chỉnh tề, khoác áo công đồng màu đỏ. Trước khi vào vấn hầu chứng đồng Quan thầy khấn nguyện xin phép Quốc Mẫu Tiên Thánh gia ân bảo hộ cho Quan thầy hầu và Tân đồng cúng lễ.
Thầy có thể hầu các giá nhà Trần và hàng Chúa như thường lệ, thông thường nên hầu 1 giá nhà Trần và 1 giá Chúa.
Nếu người không có căn bên nhà Trần thì tới giá Quan đệ nhất mới chứng khăn xếp và đội lên đầu cho người làm lễ, giá sẽ chứng sau khi khai quang. Các giá Quan đệ nhị, đệ tam, đệ tứ cũng làm tương tự, sau phần nghi tiết thông thường thì đều tới phần khai phủ.
Ở phần khai phủ, các ghế hầu dâng lên cho giá Quan bài vị khai vị, giá quan khai quang bằng hương rồi các ghế cận cầm dâng sớ để Quan lớn dùng nén hương đang cháy thư vào sớ chứng minh, rồi đặt lên mâm lễ đang đội trên đầu của người có căn, việc này có nghĩa là chứng minh lời cầu thỉnh của người có căn, sớ trạng được chấp nhận.
Hầu dâng gấp dải khăn van thành nét dâng lên cho giá Quan, Quan chứng rồi buộc lên khăn xếp của người có căn đội trên đầu, đội khăn đó trên đầu người trình đồng phải có ý thức rằng từ giờ việc của Tiên Thánh đã đặt lên đầu họ, họ có nhiệm vụ tuyên dương Thánh đức, họ phải có ý thức học tập tuyên hành Thánh ý sống tốt đời đẹp đạo, họ mang dòng máu Thánh thần trong mình, họ đã là con của Thánh đức.
Thứ đến người làm lễ ngồi giữa sập công đồng, giá Quan rải cầu chậm rãi từ chĩnh tới đầu của người làm lễ. Hầu dâng dâng quạt trong mâm lễ trình (không phải quạt trên mâm lễ Phát tấu) cho giá Quan, cầm một nén hương hành sai, Quan lớn đọc trong miệng bài hành sai khai quạt, rồi phất tay mở quạt ra, rồi vừa phất phất dẫn quạt từ đầu của người lễ đến chĩnh, làm xong cuốn cầu từ phía chĩnh về đầu người đội. Nghi thức này tượng cho việc hiệp thông trực tiếp từ Bản mệnh (đầu người lễ) tới các phủ (các chĩnh) bằng cây cầu.
Dâng tiếp cho giá Quan trứng đã bọc giấy màu, Quan khai quang và mở lớp giấy bọc trứng ra trong tiếng hát:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nẩy rừng thông rườm rà.”
Thứ tiếp Quan lớn phát thực để vào khay lộc cho người làm lễ, thứ đến lần lượt gạo muối, thóc, đỗ, lạc, hoa hồng, tiền dương, trầu cau … lấy lộc cho Tân đồng.
Hầu dâng lại dâng tiếp thanh kiếm và chiếc gáo khai phủ, Quan chứng rồi gõ 3 tiếng vào thành chĩnh xong rồi dùng kiếm khai chĩnh xuyên qua lớp giấy bọc trên miệng chĩnh, tiếp theo lại dùng gáo múc nước trong chĩnh tưới lên hoa trên đàn, tưới lên cây cảnh, và lấy một chút nước cho vào chum nhỏ để cho Tân đồng làm lộc, lấy nước thơm vẩy lên người Tân đồng.
Xong việc Quan lớn an tọa, chứng rượu nghe văn, thứ đến Pháp sự quỳ gối cúi đầu tấu thỉnh nội dung khai phủ, Quan lớn gật đầu chấp chứng, hầu dâng trình tập giấy đỏ Quan lớn phê:
“Thiên phủ chứng minh
Hội đồng chuẩn nạp”
Tùy giá mà tùy phê, Quan đệ nhất phê “Thiên phủ chứng minh”, Quan đệ nhị phê “Nhạc phủ chứng minh”, Quan đệ tam phê “Thoải phủ chứng minh”, Quan đệ tứ phê “Địa phủ chứng minh” Xong rồi Giá Quan dùng triện ấn Thiên phủ đóng dấu, lại dùng triện ấn vào Điệp Tứ phủ. Đóng dấu xong, chứng, dâng lên Thượng điện.
Đó là nghi thức mở Phủ từng phủ của bốn Quan lớn, Đến giá Quan lớn Tuần Tranh hành lễ xong Quan làm nghi thức tán đàn, Quan cầm bó đuốc khai quang, thư vào đàn nội chữ:
“Tiên Thánh chứng minh
Hội đồng chuẩn nạp”
Chứng sớ điệp và sai người hóa sớ điệp, bài vị, hạ mũ Thiên đế Nam Tào Bắc Đẩu (nếu có).
Hầu xong 5 giá Quan lớn, Quan thầy lại tiếp tục hầu giá các Chầu. Nhất thiết phải hầu Chầu đệ nhị, Chầu lục và Chầu bé. Vì lí do, Chầu đệ nhị là người kiêm tri Thánh mệnh, Chầu Lục là chầu sửa sang mệnh, và Chầu bé là Chầu tiếp độ mệnh.
Chầu đệ nhị Thượng ngàn sẽ chứng mâm khăn áo, chính thức thu nhận Tân đồng, và khăn áo đó sẽ được Tiên thánh gia hộ, sau đó dùng chính chiếc khăn phủ diện vừa chứng trong mâm khăn áo phủ lên đầu cho Tân đồng, rồi đặt mâm trầu để chứng, việc làm này thể hiện rằng Tiên Thánh đã chính thức thu nhận tấm lòng của Tân đồng. Người làm lễ đã chính thức là tôi tớ của Tiên Thánh, chính thức là cái ghế của Thánh bản mệnh mình và chỉ cần qua một nghi thức nữa là có thể thế Thánh cứu dân, có thể hiệp thông trực tiếp với Tiên Thánh cũng như Thánh Bản mệnh của mình.
Chầu Lục Cung nương sẽ là giá trao áo Công đồng cho Tân đồng, Chầu chứng áo rồi truyền trao cho Tân đồng, Tân đồng ngồi trên sập Công đồng và các ghế hầu cậu phụ giúp việc mặc áo.
Chầu bé là người sẽ sang khăn, đây là nghi thức quan trọng và cuối cùng của Đồng thầy. Chầu phủ diện cho Tân đồng trước, sau đó phủ khăn cho mình trong tiếng hát của cung văn:
“Sang khăn phủ bóng cho đồng
Đồng Tân lính mới phúc hồng đề đa”
Khi giá Chầu trùm khăn cho mình, cung văn hát “Xe loan Thánh giá hồi cung”, Quan thầy tung khăn và dừng hầu chứng mở phủ tại đó.
Sau khi Quan thầy hầu xong, tới lượt Tân đồng hầu Thánh, Tân đồng sẽ được Quan thầy hướng dẫn, các nghi tiết vẫn như thường lệ khi hầu đồng.
Khi Tân đồng hầu Thánh giá phán rằng: “ Hôm nay ngày lành tháng tốt, Thánh giá giáng lâm, chứng Đền chứng Phủ, Chứng Thủ nhang đồng đền, Chứng cho Quan thầy, Chứng Thanh đồng đạo quan, chứng minh cho Tân đồng họ … nhất tâm nhất lòng, phụng hành khoa nghi, tuyên dương Tiên Thánh, cung nghinh Tứ phủ Công đồng Hội đồng Các giá giáng lâm, ân chiêm khai phủ, chứng minh cho đồng tân lính mới, độ Tân đồng Đồng không bóng ngoan, đồng sang bóng lịch sự, trên lo việc Thánh, dưới gánh việc trần mọi sự đều thông an minh bạch, độ cho gia chung lộc tài vượng tiến, phúc lành cát khánh, tử tôn hôn tế đề huề, bốn mùa không hạn ách, tám tiết được trinh tường. Độ bách gia trăm họ nhà nào lộc ấy mọi sự mắn may, hưởng ơn Quốc Mẫu và Tiên Thánh.”
Tân đồng sẽ được hầu hết các giá và hạ sơn nếu có điều kiện nữa thì Quan thầy hoặc Đồng anh Lính chị nào đã có thâm niên trên 3 năm Đồng thì có thể hầu tạ khóa lễ, nếu không thì xin khấn lễ bái tạ.
Từ lúc nghi thức sang khăn kết thúc, người có căn làm lễ Trình đồng đã chính thức trở thành Thanh đồng hoàn chỉnh, họ có thể hầu Thánh, chính thức mang trọng trách “đầu đội việc Thánh, vai gánh việc trần”.
Thanh đồng phải giữ gìn khăn áo Công đồng của mình như gia sản, như đặc ân của Tiên Thánh trao phó cho, mất thì phải sám hối xin may lại, không được tự ý mua thêm khăn áo Công đồng, rách thì phải nộp lại khăn áo cũ và xin phép may khăn áo mới.
Sắp cấp cho Thanh đồng phải gìn giữ cẩn thận, là vật bất li thân lâu dài, khi đi đâu làm ăn xa lâu ngày phải nhớ mang theo bên mình, nó là có ý nghĩa nhắc nhở bản thân cũng mang ý nghĩa hộ mệnh cho Thanh đồng, khi chết phải mang theo.
Tân đồng phải theo lễ sóc vọng hàng tuần tiết, tiệc đản giáng hóa của chư Thánh tại Tòa, Phủ, Đền, Điện, nơi mở phủ gọi là chốn Tổ, phải có trách nhiệm trong việc đạo việc hành lễ của Ban Trị sự nơi chốn Tổ.
Thanh đồng phải biết rằng giờ là lính ghế nhà Thánh, phải sống tốt đẹp, “Trên vâng Tiên Thánh, dưới theo Quan thầy”, phải chăm học tập chiêm nghiệm giáo lí tư tưởng của Thánh đạo, khai hóa những nét đẹp của đạo Mẫu Việt Nam – HTTTG, truyền bá mở rộng đạo, nói giảng cho những người không hiểu, hoặc nghĩ sai lệch về đạo Mẫu, phải là những chiến sĩ dũng mãnh trong công tác đạo giáo. Luôn hòa nhã, nhường nhịn với Đồng đạo, không khoe khoang, luôn ân cần với mọi người Đồng đạo, không ghanh đồng ghanh bóng, không biện lễ lạc to lớn để chứng tỏ mình.
Về đời sống, Thanh đồng phải hoàn thành nghĩa vụ của mình trong đời sống, chăm chỉ làm kinh tế, không quản nề hà mọi sự, biết hi sinh cho gia đình và đất nước, xông pha vào mặt trận kinh tế, văn hóa xã hội, giúp sức mình vào lợi ích chung của cộng đồng. Thanh đồng luôn phải giữ gìn thật tốt những quy chuẩn đạo đức mà cộng đồng thiết đặt, có như vậy mới là vinh danh Thánh giá, mới là “đồng khôn bóng ngoan, đồng sang bóng lịch sự”. Phải luôn luôn nhớ câu: “Tốt đời đẹp đạo”. Có được như thế ta mới báo đáp được công ơn của Quốc Mẫu và Tiên Thánh cũng như Thánh Bản mệnh.
Bộ đồ thờ dát vàngĐội lệnh nhà Trần:
Nhà Trần không phải là một Phủ, cách sắp xếp của Nhà Trần theo mô hình gia đình chứ không theo chức tước, Thánh phẩm, Thánh vị như trong Tứ phủ có Vua Mẫu, Chúa, Chầu, Cô, Cậu …
Đức Thánh Trần đứng đầu nhà Trần chính là hiện thân của Thanh y Đồng tử là Thái tử thứ bảy của Thiên đế nơi trần gian, chính vì lẽ đó Nhà Trần (Phủ Trần Triều) được đưa về thờ bên cạnh Tứ phủ cùng với Phủ Sơn Trang.
Như trên đã nói Đức Thánh Trần là Thanh Y Đồng Tử giáng thế cứu độ Nam Việt là con của Thiên Đế thuộc dòng Tam phủ, nên những ai có căn nhà Trần thì không Trình đồng Tứ phủ (những ai vừa có căn Tứ phủ vừa có căn Nhà Trần thì có thể trình đồng Tứ phủ) mà chỉ cần Đội lệnh Nhà Trần thì có thể ra hầu và phụng sự Nhà Trần cứu dân độ thế được.
Lễ vật trong nghi lễ Đội lệnh nhà Trần gồm những lễ vật oản phẩm thông thường có thể dâng cúng nhà Trần nón hài hia áo … một vật phẩm khá quan trọng là Hòm sắc, người đội lệnh nhà Trần cần chuẩn bị kĩ, sơn son thiếp vàng, giữ gìn thật cẩn thận. Nhìn chung lễ vật dâng cúng nhà Trần khá đơn giản.
Trước khi làm lễ phải thỉnh tới Quan thầy Trần Triều (là Quan thầy có căn thông hiểu Trần Triều) đứng ra chủ trì lễ này cho Đệ tử (Quan thầy Tứ phủ không làm được). Quan Thầy sẽ thảo ra sắc Trần Triều cho Đệ tử, xin phép Đức Thánh Trần đặt tên Thánh hiệu nhà Trần.
Khoa nghi có thể cúng Phát tấu, Tam phủ nhưng nhất quyết phải cúng thỉnh Trần triều.
Sau phần cúng thỉnh là tới phần Hầu Thánh Trần, nếu hầu Thánh trần chuyên biệt thì phải hát thỉnh Tam phủ Công đồng trước, sau đó thỉnh đức Thánh Trần luôn và không có thỉnh Mẫu, Quan Thầy hầu giá đức Thánh Trần, mở sắc ra phê chữ “Chuẩn nạp” và gói ghém kĩ càng cho vào hộp sắc, truyền trao cho Đệ tử mới. Quan thầy có thể hầu thêm các giá Trần triều nhưng không hầu giá nào của Tứ phủ, cũng không hát thỉnh.
Sau nghi thức cấp sắc thì Đệ tử có thể hầu tất cả các giá nhà Trần được gồm Đức Đại vương, gia thân và tôi tớ tướng tá của Ngài. Các giá nhà Trần đều ngự áo màu đỏ, trừ Vương cô Nhất màu vàng, Vương cô Nhị màu xanh. Đức Đại vương không lên Đai thượng, còn các Đức ông khác thì có.
Các giá nhà Trần thường đi cờ kiếm, riêng Đức Đại vương có thể đi cờ bằng khăn tấu, Vương cô Đệ nhất đi cờ đại không đi kiếm và Điện Súy Đức ông thì đi Long đao. Phải lưu ý, Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Suốt là tùy tòng của Đệ Tam Đức Ông, cách gọi Cô cậu này không giống với cách gọi Cô Cậu trong Tứ phủ, mà đây là cách gọi trong Gia đình.
Người Đội lệnh Trần triều phải hằng tháng sóc vọng khâm trực cửa Đức Đại vương và nơi Đội lệnh, nếu có điều kiện thì lập tĩnh thờ Đức Đại vương ở nhà, nếu lập tĩnh thờ ở nhà thì trong lúc Quan thầy hầu Đức Đại vương Ngài phê sắc ban cho tên Tĩnh hay Điện thờ Tại gia.
Người Đội lệnh Trần triều phải giữ gìn Hòm sắc cẩn trọng, nó là thứ tôn quý mà Nhà Trần ban cho, khi chết mà phải mang theo bên mình.
Người Đội lệnh Trần triều phải học hỏi Quan thầy các phương pháp cứu dân độ thế, nghiêm cứu chiêm nghiệm Thánh đạo, nếu được Thánh đức ban ân phải cùng gánh vác công việc độ thế với Giáo hội và Quan thầy.
Với người vừa có căn Tứ phủ vừa có căn Trần triều thì có thể đội lệnh Trần triều và trình đồng Tứ phủ cùng lúc.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổiMở phủ Tam Tòa Chúa bói:
Với những người có căn mệnh tiên tri, bói toán thì họ cần phải mở Phủ bói để các vị Chúa bói gia ân bảo hộ cho khả năng được sáng tỏ để có thể giúp người. Có người mở Phủ bói để cho mình được tự tin vào phán đoán của bản thân trong công việc hoặc cuộc sống.
Người có nguyện vọng muốn mở Tam Tòa Chúa Bói phải cung thỉnh Quan Thầy chứng giám và hướng dẫn, người muốn mở Phủ bói điều kiện đã là Thanh đồng tức đã lễ Trình đồng rồi hoặc có thể kết hợp với Trình đồng khai phủ với mở phủ Tam Tòa Chúa Bói trong lễ mở phủ, nhưng thông thường làm riêng.
Mở phủ Tam tòa Chúa Bói là một việc làm cúng trình lên các Tiên Chúa có khả năng Tiên tri trong hệ thống Tứ phủ, tuy gọi là Tam tòa nhưng sự thực thì có rất nhiều chúa Bói phải kể đến là Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Chúa Cao Mại, Chúa Cà Phê, Chúa Mọi Tộc, Chúa Ba Nàng, Chúa Năm phương, nhưng đứng đầu là ba vị Chúa đệ nhất Tây Thiên, Chúa đệ nhị Nguyệt Hồ và Chúa đệ tam Cao Mại, nên người ta gọi là Tam tòa Chúa Bói.
Lễ vật dâng cúng Tam tòa Chúa bói khá cầu kì với những màu sắc đẹp mắt:
Ba bộ nón hài quạt của Chúa.Một chĩnh nước có nắp màu xanh.Ba đĩa bánh với mỗi đĩa gồm: bánh trưng, bánh dầy, bánh gai, bánh cốm, bánh phu thê.Ba Quạt, 3 khăn, 3 gương, 3 lược, 3 thoi chỉ, 3 kim khâu, 3 con dao, 3 cái kéo, 3 miếng trầu, 3 hũ ngũ cốc, 3 quả trứng chín, 3 quả trứng sống, 3 đồng tiền dương. (nếu có điều kiện thì 12, hoặc 36).
Nếu mở Tam Tòa Chúa Bói cùng Mở phủ trình đồng thì sẽ cúng các khoa Tứ phủ Trình đồng, Khoa Tam tòa Chúa Bói nếu mở phủ bói riêng thì có thể cúng khoa Thánh Mẫu và Tam Tòa Chúa Bói, ngoài ra có thể cúng thêm Trần triều, Sơn Trang, Ngũ Hổ, tùy khoa nghi.
Trong vấn hầu đồng mở Phủ Bói, ba giá chúa sẽ về chứng nón hài và chỉ chúa Nguyệt Hồ mới mở khai chĩnh cho Thanh đồng.
Thông thường đàn mở phủ Bói có 3 giá Chúa ngự về, có khi nhiều hơn, Giá chúa sẽ chứng mâm nón hài tương ứng với màu áo của mình, sau đó dải cầu từ trên ban có để Tam tòa Chúa Bói tới đầu của Thanh đồng, sau đó cấp thực ban ngân cho Thanh đồng giống như khi mở phủ trình đồng, nếu là chúa Nguyệt Hồ thì khai chĩnh và ban nước cho Đồng, lấy một chút nước tưới tẩm lên đầu cho Đồng và cây phủ Bói. Sau khi an tọa, Pháp sự tấu đối, Chúa phê vào sổ chữ “Chuẩn thuận” và đóng triện vào.
Người mở phủ Bói là người đã trực tiếp hiệp thông với Tam Tòa Chúa Bói và các vị Chúa Bói khác, nên họ có thể nguyện cầu, và nhờ uy lực của các Chúa gia ân bảo hộ, khai quang trí tuệ mình, cho mình được hoàn thành tốt bản nguyện thông tri âm dương, chăm chỉ học hành chuyển hóa để có thể soi đâu sáng đấy, thông suốt nhiều sự của thiên hạ, để có thể nhắn nhủ, khuyên dưỡng trần gian, chăm tu tích công đức, chuyển hóa điều ác làm việc lành.
Xem thêm: #4 Mẹo Xử Lý Nhanh Lỗi Màn Hình Điện Thoại Samsung Bị Nhấp Nháy
Người làm lễ Tam tòa Chúa bói cũng để tạ ơn Tiên chúa đã linh tính mách bảo Thanh đồng trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp Thanh đồng thoát ách khỏi nàn, hưởng nhiêu sự lợi ích.
Khách hàng check in tại của hàng đồ thờ lợi an
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!