I. WASTE MANAGEMENT, INC. (1998)
1. Thông tin chung:
Waste Management, Inc. là một công ty quản lý chất thải của Mỹ thành lập năm 1971, cung cấp các dịch vụ về môi trường và xử lý chất thải cho vùng Bắc Mỹ.
Mạng lưới của Công ty bao gồm 367 trạm thu thập, 346 trạm xử lý, 293 khu vực chứa, 16 nhà máy xử lý nước thải thành năng lượng, 146 nhà máy tái chế, và 6 nhà máy sản xuất điện độc lập. Waste Management, Inc. cung cấp dịch vụ môi trường cho gần 27 triệu dân, các khu công nghiệp ở Mỹ, Canada, và Puerto Rico. Waste Management, Inc. cùng với Republic Service, Inc trở thành 02 nhà cung cấp dịch vụ môi trường lớn nhất ở Mỹ trong những năm hoạt động.
2. Chuyện gì đã xảy ra?
Từ năm 1992 đến năm 1997, các lãnh đạo cấp cao của Waste Management, Inc đã bắt đầu “xào nấu” sổ sách kế toán để tăng lợi nhuận bằng các phương pháp:
- Từ chối ghi nhận các chi phí không được phép vốn hóa (chủ yếu là các Dự án xây dựng khu đất chứa thải không thành công) vào chi phí trong kỳ;
- Vốn hóa các chi phí không có bản chất được vốn hóa;
- Ghi giảm chi phí khấu hao bằng cách ghi nhận cao giá trị thanh lý tài sản ước tính và kéo dài thời gian sử dụng hữu ích ước tính của hệ thống xe tải trở rác;
- Không ghi nhận giảm giá trị của các tài sản bị giảm giá trị trong kỳ;
Các lãnh đạo của doanh nghiệp bị buộc tội làm đẹp báo cáo tài chính theo ý muốn chủ quan của mình. Giá trị của khoản lợi nhuận được làm đẹp lên đến 1,7 tỷ USD (khoảng 50 nghìn tỷ VNĐ).
3. Tại sao bị phát hiện?
Khi CEO mới (A. Maurice Meyers) được bổ nhiệm, ông tiến hành soát xét lại toàn bộ sổ sách kế toán của những năm trước đây và phát hiện ra lợi nhuận đã bị khai khống 1,7 tỷ USD. Giá trị của gian lận này sau đó đã được công bố lại trong báo cáo tài chính của năm đương nhiệm và trở thành giá trị được công bố lại trên báo cáo tài chính lớn nhất trong lịch sử.
4. Những tác nhân chính
Người sáng lập/ Điều hành Dean L. Buntrock, các Giám đốc Điều hành cấp cao và Kiểm toán của Công ty Authur Andersen đã thông đồng để “xào nấu” báo cáo tài chính nhằm đánh lừa người đọc và các bên liên quan.
5. Chuyện vui
Sau khi phát hiện ra gian lận, CEO mới (A. Maurice Meyers) đã thành lập đường dây nóng trong nội bộ doanh nghiệp để nhân viên có thể tố cáo trực tiếp về các hành động thiếu trung thực trong các hoạt động.
II. ENRON CORPORATION (2001)
1. Thông tin chung:
Enron Corporation là một Tập đoàn năng lượng của Mỹ thành lập năm 1985 từ sự hợp nhất của Houston Natural Gas và InterNorth.
Enron Corporation có 20.000 nhân viên và là một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ về cung cấp điện, gas, viễn thông với doanh thu lên đến 101 tỷ USD trong năm 2000. Enron Corporation đã từng được Tạp chí Fortune bình chọn trong 06 năm liền với giải thưởng “Doanh nghiệp sáng tạo nhất nước Mỹ”
2. Chuyện gì đã xảy ra?
Từ những năm 1990, Các quản lý cấp cao của Enron Corporation đã thành lập hàng loạt các Công ty trách nhiệm hữu hạn (một trong những thông lệ của các Doanh nghiệp năng lượng thời bấy giờ). Tuy nhiên ngoài mục đích là thông lệ kinh doanh, Enron còn sử dụng các Công ty con này với mục đích giấu các khoản nợ phải trả để tăng điểm tín dụng từ đó lấy được lòng tin của các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư.
Tài sản và lợi nhuận của Enron cũng bị thổi phồng bằng các gian lận kế toán nhằm che mắt nhà đầu tư:
- Lập các Công ty con cho mục đích giấu nợ và các khoản lỗ của Công ty mẹ;
- Sử dụng phương pháp hạch toán theo giá thị trường (Mark to Market) nhằm đẩy doanh thu thực từ 13,3 tỷ USD (năm 1996) lên 100,8 tỷ USD (năm 2000)(Bỏ qua tính thận trọng trong ghi nhận doanh thu bằng cách ghi nhận doanh thu ước tính bán được thay vì ghi nhận doanh thu thực bán được cho những mặt hàng đã được đặt trước).
- Tham gia 1 hợp đồng Swap trả trước (Prepaid forward sales contracts) mới 1 doanh nghiệp tên là Mahonia. Enron nhận tổng 1 cục tiền & đồng ý giao khí gas trong tương lai cho Mahonia. Mahonia lại làm 1 hợp đồng tương tự, nhận 1 cục tổng tiền từ JP & đồng ý giao gas trong tương lai cho JP. JP lại là cổ đông lớn sở hữu Mahonia, vì vậy rủi ro của công ty con Mahonia cũng là rủi ro của JP. JP hedge rủi ro này với Enron. Sau khi cấn trừ các nghiệp vụ này, Enron giao hàng cho Maho, Maho bán lại cho JP, JP lại bán lại hàng cho Enron, cuối cùng coi như Enron không phải giao hàng mà lại nhận được tổng 1 cục tiền doanh thu bán hàng từ Maho, trong khi đó chỉ phải trả tiền từng kì trong tương lai cho JP. Nói cách khác, nghiệp vụ này thực chất là JP cho Enron vay, Enron sẽ trả dần từng kì. Tuy nhiên nhờ thủ thuật trên, Enron không những không phải ghi nhận 1 khoản nợ từ JP mà còn được ghi nhận doanh thu bán hàng.
3. Tại sao bị phát hiện?
Được phát hiện bởi một người trong nội bộ doanh nghiệp tên là Sherron Watkins vì nghi ngờ Enron Corporation có gian lận vì giá cổ phiếu quá cao (90 USD vào giữa năm 2000)
4. Những tác nhân chính
02 lãnh đạo cao nhất Jeffrey Skilling và Kenneth Lay từ người hùng trở thành những “kẻ dối trá và lừa gạt vĩ đại”, đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty và đưa công ty tới thảm cảnh phá sản. Bên cạnh đó còn có sự tham gia và thông đồng của Doanh nghiệp Kiểm toán Authur Andersen.
5. Chuyện vui
Vụ bê bối Enron đã đưa họ tới giải IgNobel “Sử dụng sáng tạo nhất những con số tưởng tượng” vào đầu năm 2002, nhưng không một cựu thành viên nào trong ban quản lý Enron chịu nhận giải thưởng khét tiếng này.
> Xem thêm: 05 Vụ Bê Bối Kế Toán Lớn Nhất Mọi Thời Đại Phần 2
[FREE DOWNLOAD] TUYỂN TẬP KINH NGHIỆM 10 PHẦN HÀNH KIỂM TOÁN
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!