Điều tra hình sự là gì? Bản chất của hoạt động điều tra hình sự?

Điều tra hình sự là giai đoạn quan trọng trong một vụ án hình sự. Quá trình điều tra hình sự giúp làm sáng tỏ vấn đề, thu thập thêm nhiều chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm. Vậy điều tra hình sự được hiểu là gì? Bản chất của hoạt động này trong tố tụng hình sự được quy định ra sao?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Điều tra hình sự là gì?

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự (TTHS) thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Dựa vào những điều tra ban đầu quyết định đưa ra những quyết định về vụ án hình sự và chuyển tất cả các tài liệu về vụ án nhằm phục vụ cho việc điều tra của Viện kiểm sát nhân dân quản lý và truy tố trách nhiệm hình sự đối với phạm nhân.

Đây là một trong những hoạt động có tính chất rất quan trọng. Trách nhiệm và chính xác luôn được đặt lên hàng đầu cho những người thực hiện công việc điều tra. Vì vậy hoạt động luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều tra hình sự trong tiếng Anh là Criminal investigation.

2. Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự:

Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước.

Hoạt động điều tra mang bản chất của hoạt động nhận thức.

Là một yếu tố của quá trình chứng minh, hoạt động điều tra được xem như là một hoạt động nhận thức nếu nhìn từ góc độ của lý luận phản ánh. Ngay giai đoạn đầu tiên của hoạt động điều tra – thu thập chứng cứ – là một dạng của hoạt động nhận thức. Nếu như toàn bộ hoạt động chứng minh nhằm phản ánh những gì thuộc quá khứ, thì hoạt động thu thập chứng cứ là sự phản ánh những khách thể đang tồn tại, đang hiện hữu. Đây là một đặc điểm rất quan trọng của thu thập chứng cứ với tư cách là một dạng của hoạt động nhận thức. Hơn nữa nếu không dựa vào lý luận nhận thức thì không thể giải thích được các quy luật hình thành chứng cứ và hiệu quả của hoạt động điều tra phụ thuộc vào yếu tố gì. Cơ quan tố tụng hình sự thu thập được chứng cứ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án xảy ra là kết quả của hai lần nhận thức các sự kiện tội phạm.

Đây là một giai đoạn độc lập trong giai đoạn tố tụng hình sự của việc xác định tội cho bị can, bị cáo. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật, từ đó tiến hành áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội đã gây nên là gì. Bên cạnh đó đưa ra những ý kiến phản hồi hay kiến nghị với các cơ quan và tổ chức có các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm trong trường hợp không may do tội phạm vừa gây nên.

Xem thêm: Các phương pháp thu thập dấu vân tay trong điều tra hình sự

Giai đoạn điều tra được triển khai và bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành công việc tố tụng hình sự và đưa ra những quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra, thực hiện trách nhiệm truy tố đối với bị can. Đồng thời đây cũng là lúc áp dụng các biện pháp xác lập tội đối với phạm nhân xem họ bị mức án như thế nào và hình thức xử phạt ra sao.

Bản chất của hoạt động điều tra hình sự bao gồm nội hàm của hoạt động nhận thức. Muốn nâng cao được những hiệu quả thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm yêu cầu cấp thiết là phải tìm hiểu và phải nhận thức đúng bản chất, điều tra một cách kỹ lưỡng và tuân thủ những quy định khi áp dụng các hoạt động điều tra trong thực tiễn. Từ đó không bỏ sót tội phạm và tránh tình trạng án oan sai.

Khách thể nhận thức trong hoạt động điều tra là các dấu vết tội phạm cho nên chủ thể cần phải biết bản chất của dấu vết. Dấu vết có thuộc tính chung nhưng cũng có những thuộc tính riêng. Đây là cơ sở, tiêu chí khách quan để phân loại dấu vết. Thuộc tính quan trọng nhất của dấu vết là bản chất tín hiệu chuyển tải thông tin của nó. Ví dụ có những dấu vết mà thông tin của nó được thể hiện, chuyển tải ra ngoài thông qua những dấu hiệu vật lý của khách thể vật chất như hình thức, dung lượng, màu sắc, nhiệt độ và mùi vị… Phương pháp nhận thức phải phù hợp từng loại dấu vết. Có loại dấu vết mà thông tin của nó không thể cảm nhận trực tiếp được. Ví dụ khi xem xét tài liệu giả, điều tra viên, kiểm sát viên hoặc thẩm phán không thể bằng mắt phát hiện được dấu hiệu giả mạo của nó. Hoặc trên những công cụ phạm tội để lại hiện trường chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy dấu vết vi mô. Trong các trường hợp như vậy đòi hỏi phải có những phương pháp nhận thức chuyên môn.

3. Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự:

4. Các biện pháp điều tra hình sự:

Hỏi cung bị can: