Trước khi đề cập đến khái niệm về sợi bã nhờn, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bã nhờn, cũng như bã nhờn do đâu mà hình thành?
Bã nhờn là một trong những thành phần vốn có, hiển nhiên phải có trên da của mỗi chúng ta, ở các vị trí như da mặt, da mũi, da vùng lưng,… Chúng có chức năng giữ độ ẩm cho da, hạn chế vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Về căn bản, bã nhờn đóng một vai trò quan trọng cho da, tuy nhiên nếu da mặt của chúng ta có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thì dễ nổi mụn, nhạy cảm hơn các loại da khác.
Sợi bã nhờn là biểu hiện của hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn trên nền da. Những sợi này có thể nằm sâu dưới nang lông hoặc xuất hiện nổi trên bề mặt da của bạn. Bã nhờn được hình thành từ dịch nhờn trên da, lipid thừa, kết hợp với bụi bẩn và các tế bào da chết. Do là sợi của tuyến bã nhờn nên chúng thường sẽ có màu trắng, hoặc màu trắng ngà, trắng đục, mềm và dễ cạy ra.
Tuyến nhờn tập trung nhiều ở vùng da có tuyến nhờn hoạt động mạnh trên mặt, nhiều nhất là ở vùng chữ T (T-zone). Ở những vùng này, bã nhờn thường sẽ tập trung thành từng mảng. Do đó, chúng ta có thể thấy từng mảng bã nhờn tập trung nhiều ở vùng mũi, vùng cằm, vùng trán. Đặc biệt ở vùng quanh mũi, các sợi bã nhờn tập trung nhiều làm vùng mũi bị sần sùi, mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân chính của việc gia tăng sợi bã nhờn trên mũi đó là sự tăng tiết bã nhờn. Khác với các loại mụn đầu đen và mụn đầu trắng thường hay làm tắc lỗ chân lông, từ đó sẽ hình thành lên mụn trứng cá. Sợi bã nhờn thì không gây ra tình trạng tắc nang chân lông hoặc cũng có thể là nguy cơ tắc nhỏ hơn rất nhiều. Các sợi màu trắng hoặc dịch màu vàng mà chúng ta hay nặn ở vùng mũi, vùng cằm hay cánh mũi sẽ liên tục được tuyến bã nhờn đẩy ra. Như đã nói, ở vùng mũi, lỗ chân lông thường to hơn và là nơi tập trung nhiều dầu nhất. Chính vì vậy mà tuyến bã nhờn lại hoạt động mạnh trên vùng mũi nhất. Bên cạnh đó, việc tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài da cũng gây nên các bã nhờn. Khi lượng hormone trong cơ thể bạn có sự thay đổi, với sự tác động của các bụi bẩn bám trên bề mặt da và androgen thì nội tiết tố tăng trưởng và tuyến giáp sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Từ đó, da sẽ tăng tiết dầu và làm xuất hiện các sợi tuyến bã nhờn.
Việc làm sạch da vùng mũi không kỹ cũng chính là nguồn gốc tình trạng sợi bã nhờn phát triển mạnh. Như đã biết, thường ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều khói bụi, đồng thời lại trang điểm nhiều lớp mỹ phẩm, nếu không làm sạch kỹ da thì rất dễ bị tắc tuyến bã nhờn ở vùng mũi.
Sợi bã nhờn là thành phần không thể thiếu của da, nghĩa là không bao giờ chúng ta có thể triệt tận gốc. Bởi nó đi cùng với tuyến bã nhờn và khi tuyến bã nhờn còn hoạt động thì các sợi bã nhờn vẫn tiếp tục được sản sinh ra. Sợi bã nhờn về cơ bản không gây hại nhiều cho da. Tuy nhiên khi da mặt chúng ta có quá nhiều sợi bã nhờn sẽ làm tắc các nang lông, da khó thải độc. Cộng thêm điều kiện không khí bên ngoài không đảm bảo sẽ gây nên mụn. Ngoài ra, tác hại có thể thấy rõ nhất của tuyến bã nhờn chính là gây mất thẩm mỹ cho da mặt của bạn. Nó làm cho làn da khó khăn hơn trong việc hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da. Bên cạnh đó, khi dùng các sản phẩm trang điểm trên da không cho bạn được vẻ ngoài ưng ý, ví dụ khiến lớp nền không được mịn màng, bị mốc, sủi, không đẹp.
Đối với người có nhiều sợi bã nhờn trên da mà thường xuyên trang điểm, nếu tẩy trang không kĩ, mỹ phẩm dễ đọng lại quanh các tuyến nhờn, lâu dần gây mụn hoặc dị ứng da.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!