Những biểu hiện của bệnh nấm da
Biểu hiện của bệnh nấm da có thể cấp tính với đặc tính khởi phát bệnh và lây lan nhanh hoặc mãn tính với biểu hiện chậm và hiếm khi viêm hay đỏ nhiều. Nấm da ban đầu có thể chỉ khu trú tại một vùng, nhưng sau đó có thể lây lan ra các vùng khác trên thân thể.
Nhiễm nấm da cấp tính biểu hiện là những vùng da bị viêm đỏ, với bờ đường viền nổi lên, hình đa cung, có thể xuất hiện mụn nước và đặc biệt là có triệu chứng ngứa nhiều. Tác nhân thường là lây nhiễm từ động vật như nấm M.canis.
Nhiễm nấm da mạn tính có xu hướng ảnh hưởng ở các nếp gấp, tác nhân gây bệnh thường gặp là T.rubrum. Đặc điểm của bệnh là dễ lan rộng và tái phát do sự suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên của da đối với nấm hoặc do tái nhiễm từ môi trường. Nấm da biểu hiện là mảng đỏ, có hình tròn hay oval với trung tâm nhạt màu và mụn nước, khuynh hướng lan rộng và tiến triển li tâm (trung tâm có vẻ gần như da lành nhưng bờ viền thì rất đỏ và gồ lên), đôi khi là xuất hiện vòng mới bên trong vòng khác cũ hơn.
Nặng hơn nữa thì có trường hợp biểu hiện là áp xe do nấm (kerion) với biểu hiện là các ổ áp xe chứa mủ, ẩm ướt và dễ bị chẩn đoán nhầm với nhọt hay ung thư da.
Một số vị trí khác đặc biệt của nấm ở các vùng da trên cơ thể
Nấm bàn chân (hay còn gọi là “bàn chân vận động viên”)
Đây là dạng nhiễm nấm tại bàn chân, có thể ảnh hưởng 1 hoặc hai bên với các biểu hiện như sau:
- Cảm giác ngứa, nóng rát và châm chích ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân;
- Da khô, có vảy, thường bắt đầu giữa các ngón chân và có thể lan xuống phía dưới bàn chân, hai bên hoặc cả hai;
- Lột da;
- Mụn nước, da nứt nẻ gây đau, chảy máu, và các mảng dày da đỏ kèm tróc vảy;
- Da giữa các ngón chân chuyển sang màu trắng, trở nên mềm và mủn;
- Có mùi hôi;
- Đỏ da trên 1 hay 2 bàn tay do bị lây nhiễm do tiếp xúc với bàn chân bị nhiễm nấm.
Nấm bàn tay
Có thể xuất hiện đơn độc hay kèm theo nấm bàn chân với các biểu hiện thường gặp như sau:
- Da lòng bàn tay khô;
- Vết nứt sâu trên lòng bàn tay;
- Nhiễm trùng có thể lan đến móng tay;
- Có thể bị nhầm với da khô hay cực kì khô, da dày do làm việc bằng tay;
- Dát hình nhẫn trên mu bàn tay;
Nấm bẹn
Khá thường gặp ở những người vệ sinh kém, có bệnh lý gây giảm miễn dịch (ví dụ như đái tháo đường), thừa cân, béo phì, ẩm ướt thường xuyên.
Dấu hiệu đầu tiên là da bị đỏ (có thể màu nâu hoặc xám ở người có da sẫm màu) với biểu hiện sưng và ngứa ở nếp bẹn. Từ từ chỗ đỏ lan dần xuống vùng háng, mặt trong vùng đùi, eo và mông. Vùng da bệnh bị bong vảy và viền bờ nhô cao, da có thể bong tróc, nứt nẻ kèm theo cảm giác đau và ngứa.
Nấm vùng râu
Thường gặp ở nam giới với nhiều râu và lông trên mặt. Họ thường nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm nấm, điều này lí giải tại sao nông dân và người chăn nuôi là những đối tượng hay bị nhiễm. Những dấu hiệu nhiễm nấm tại vùng râu trên mặt và cổ là:
- Đỏ và sưng nhiều;
- Mụn bọc;
- Rụng tóc (tóc sẽ mọc lại khi nấm được điều trị);
- Sưng hạch bạch huyết;
- Da thô ráp;
- Chảy dịch làm da trông mềm, xốp;
- Da bị mụn trứng cá, viêm nang lông và các tình trạng da khác;
- Cảm giác mệt mỏi.
Yếu tố nguy cơ của người dễ bị nhiễm nấm da
- Sống ở vùng nhiệt đới;
- Thường sống trong môi trường nóng ẩm;
- Đổ mồ hôi nhiều;
- Đấu vật, chơi bóng đá hoặc tham gia một môn thể thao tiếp xúc gần khác;
- Sống trong môi trường tập thể, ví dụ như trong quân đội;
- Sử dụng chung khăn, quần áo, dao cạo râu và những vật dụng khác mà không khử trùng (dao cạo râu) hoặc giặt (quần áo và khăn tắm);
- Béo phì;
- Đái tháo đường;
- Mặc quần áo bó sát.
Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm da
Việc chẩn đoán bị nhiễm nấm da có thể được gợi ý qua thăm khám kết hợp với chẩn đoán xác định bằng cách cạo tìm nấm trên da và soi dưới kính hiển vi. Một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể giúp chẩn đoán trong các trường hợp khó, kháng trị và được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín.
Phương pháp điều trị nấm da
Nấm da thường được điều trị với thuốc kháng nấm tại chỗ dưới dạng kem hay thuốc mỡ. Thoa 2 lần mỗi ngày trong vòng 2-4 tuần. Rất nhiều thuốc kháng nấm tại chỗ được nghiên cứu và chứng minh là an toàn và hiệu quả cho trẻ em.
Nếu thất bại với thuốc bôi tại chỗ hoặc vùng nhiễm nấm quá lớn thì có thể sử dụng thuốc kháng nấm đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
Dấu hiệu đáp ứng tốt với điều trị là da vùng nhiễm nấm sẽ sạch lớp vảy trước khi vùng da đỏ biến mất và không còn cảm giác ngứa hay đau khó chịu nữa.
Hướng dẫn cách tự chăm sóc vùng da nhiễm nấm tại nhà
- Sau khi chạm vào vùng nhiễm nấm phải rửa tay sạch trước khi chạm vào các vùng khác trên cơ thể để tránh lây lan sang vùng da lành;
- Giữ vùng da nhiễm nấm luôn sạch sẽ và khô ráo vì nấm phát triển tốt trong môi trường ấm và ẩm ướt. Lưu ý sử dụng khăn riêng cho khu vực nhiễm nấm và giặt lại bằng nước nóng và xà bông sau mỗi lần sử dụng. Nên sử dụng quần áo, giày và vớ thoáng mát;
- Tắm sau khi làm việc xong để làm sạch mồ hôi và giữ cho cơ thể khô ráo;
- Thay quần áo, đồ lót, vớ mỗi ngày và giặt sạch sẽ trước khi sử dụng lại;
- Tránh dùng chung khăn và các vật dụng cá nhân với người khác vì nấm có thể tồn tại trên các vật dụng một thời gian dài và lây lan cho người khác;
- Nếu bạn bị nấm ở bàn chân nên mang dép đi trong nhà hay giày không thấm nước trong các khu vực như hồ bơi để ngừa lây lan cho người khác;
- Khử trùng hoặc vứt bỏ các vật dụng bị nhiễm nấm ví dụ như quần áo, khăn, ga trải giường và nếu bị nấm ở bàn chân thì cần loại bỏ đôi giày cũ hoặc tiệt trùng bằng tia cực tím;
- Cần phải thoa thuốc kháng nấm rộng hơn vùng bị nhiễm nấm ít nhất khoảng 2cm vì nếu không nấm vẫn có thể còn sót lại và tiếp tục lây lan;
- Nếu bạn nghi ngờ thú cưng bị nhiễm nấm thì cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y vì nấm động vật vẫn có thể lây truyền sang cho người. Nếu thú nuôi được chẩn đoán bị nhiễm nấm, cần phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trong vài tuần. Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng nấm cho thú cưng rất hiệu quả;
- Nếu vùng da bị đỏ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng thuốc theo chỉ định thì hết hãy thông báo và tái khám lại với bác sĩ da liễu.
- Cần hẹn tái khám cho đến khi nấm hết hoàn toàn.
Nấm da là một tình trạng khá thường gặp, nhất là ở khu vực khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa thì gần như mọi trường hợp nấm thân đều có thể được điều trị thành công.
Giới thiệu Đơn vị Da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu – Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
- Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
- Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
- Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da – BV Nguyễn Tri Phương
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!