Gà tây hay còn gọi là gà lôi là giống gà cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả kinh tế khi nuôi gà lôi các bạn cần phải nắm được kỹ thuật nuôi gà lôi từ khâu chọn giống đến khi xuất bán hoặc nuôi gà lôi sinh sản. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra cách nuôi gà tây cho hiệu quả cao đúng kỹ thuật để các bạn tham khảo.
- Kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy
- Trừng gà rửa nước có ấp được không
- Gà tre ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở
- Top 4 thương hiệu máy ấp trứng gà uy tín
- Hướng dẫn làm máy ấp trứng tự chế đơn giản
Cách nuôi gà tây thả tự do
Nuôi gà tây thả vườn là mô hình nuôi gà tây được khá nhiều địa phương áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng được môi trường xung quanh để giảm chi phí thức ăn cho gà tây mà lại giúp gà có chất thịt ngon. Để nuôi gà tây thả tự do các bạn cần chú ý nuôi gà đến khoảng 21 ngày tuổi thì mới bắt đầu thả tự do để gà tìm thức ăn. Trước khi gà đủ 21 ngày tuổi, các bạn cần úm gà tây con và có chế độ ăn hợp lý.
Khi gà tây 1 ngày tuổi nên úm ở nhiệt độ 35 độ C, mỗi tuần giảm nhiệt độ xuống 3 độ C để gà tây quen với nhiệt độ môi trường. Sau ngày 21 (3 tuần) thì không cần úm nữa. Trong quá trình úm gà tây, nếu thấy thời tiết quá nóng thì không cần phải úm gà liên tục mà chỉ úm gà vào buổi sáng và ban đêm.
Gà tây khi mới nở không cho ăn ngay mà nên để khoảng 12 tiếng sau mới cho ăn. Một hai ngày đầu chỉ nên cho ăn bột ngô, các ngày sau cho ăn cám hỗn hộp cho gà với hàm lượng protein khoảng 20 – 22%. Chia đều các bữa ăn cho gà tây thành 4 – 5 bữa mỗi ngày. Lượng thức ăn cho gà tây trong 3 tuần đầu như sau:
- Tuần 1: 20-30 g/con/ngày
- Tuần 2: 40-50 g/con/ngày
- Tuần 3: 60-70 g/con/ngày
Về nước uống các bạn dùng nước sạch, mát có pha thêm sinh tố tổng hợp: B-complex hoặc Ovimix cho gà uống sẽ tốt hơn. Ngoài ra, từ 1 – 15 ngày tuổi bạn nên tiêm vắc xin cho gà tây để gà tránh được các bệnh thường gặp. Sau ngày 21 các bạn có thể cho gà thả tự do để gà tự tìm thức ăn.
Mặc dù gà tây thả tự do có thể tự tìm thức ăn nhưng bạn vẫn cần bổ sung thêm thức ăn để gà lớn nhanh hơn. Thức ăn bổ sung có thể là cám công nghiệp, bột cám và rau xanh. Tùy theo khu vực chăn thả gà tây mà bạn có chế độ bổ sung thức ăn thêm hợp lý cho gà vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giúp gà mau lớn.
Khi gà tây nuôi được ngoài 9 tuần có thể bắt đầu bán thương phẩm. Trước khi bán 7 – 10 ngày bạn nên cho gà tây ăn chế độ đặc biệt hơn để vỗ béo. Ngoài lượng thức ăn thông thường nên cho ăn thêm lúa, gạo, tấm, bắp xay nấu để gà tây đạt trọng lượng lớn nhất.
Cách nuôi gà tây trong chuồng
Ngoài mô hình nuôi gà tây thả tự do, các bạn có thể nuôi gà tây trong chuồng. Cách nuôi gà tây trong chuồng sẽ tốn kém hơn so với phương pháp thả tự do nhưng hiệu suất cao hơn. Khi nuôi gà tây trong chuồng, các bạn cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, mật độ nuôi phù hợp cũng như lượng thức ăn theo trọng lượng của gà.
Chuồng trại
- Giai đoạn 1 – 4 tuần: giai đoạn này các bạn cần úm gà con, cách úm gà con giống như hướng dẫn ở trên. Các bạn xem thông tin bên trên để biết nhiệt độ úm gà con thích hợp. Chuồng úm nên quây kín tránh gió lùa, bên dưới rải trấu, bên trên nên có nắp che. Mật độ úm 2 tuần đầu là 50 con/m2, 2 tuần kế tiếp úm với mật độ 25 con/m2.
- Giai đoạn 5 – 8 tuần: chuồng nuôi nên lót trấu dày 8 – 10cm và mật độ nuôi khoảng 8 – 10 con/m2. Chuồng nuôi cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo.
- Giải đoạn 9 – 28 tuần: chuồng nuôi vẫn lót trấu dày khoảng 8 – 10cm nhưng mật độ nuôi chỉ vào khoảng 4 – 5 con/m2. Chuồng nuôi vẫn cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo nhưng cần gác kèo đậu cho gà ngủ, nghỉ sẽ tốt hơn.
Thức ăn
- Giai đoạn 1 – 4 tuần: gà tây con dưới 2 ngày tuổi chỉ nên cho ăn bột ngô, sau 2 ngày tuổi cho ăn cám hỗn hợp cho gà con với hàm lượng protein 20 – 22% hàm lượng dinh dưỡng 2900 – 3000 calo/kg.
- Giai đoạn 5 – 8 tuần: vẫn cho ăn cám hỗn hợp như giai đoạn trước nhưng giai đoạn này các bạn có thể dùng cám hỗn hợp tự trộn để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nên cho gà tây ăn thêm rau xanh 3 – 4 lần/ngày.
- Giải đoạn 9 – 28 tuần: giai đoạn này nên cho ăn thức ăn với hàm lượng protein khoảng 16 – 18% là đủ nhưng vẫn phải đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng 2900 – 3000 calo/kg.
Nước uống
- Giai đoạn 1 – 4 tuần: dùng nước sạch bổ sung sinh tố tổng hợp B-complex hoặc Ovimix cho gà uống.
- Giai đoạn 5 – 8 tuần: giai đoạn này chỉ cần cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà tây là được.
- Giải đoạn 9 – 28 tuần: giai đoạn này chỉ cần cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà tây là được.
Phòng bệnh
Khi nuôi gà tây các bạn cũng cần thực hiện phòng bệnh cho gà. Nên tuân thủ đúng nguyên tắc 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch để đảm bảo gà không bị các bệnh thường gặp. Cùng với đó, bạn nên kết hợp tiêm phòng cho gà tây là tốt nhất:
- 4 ngày tuổi: 50mg/1kg thể trọng Octamix, 50mg/1kg thể trọng Gentadox, cùng các loại vitamin tổng hợp, GlucoK-C
- 5 ngày tuổi: các loại vaccin Lasota, thuốc nhỏ mắt, mũi để phòng bệnh Newwcastle
- 7 ngày tuổi: Các loại vaccin Gumboro D78 lần 1, thuốc nhỏ mắt, mũi, phòng chủng đậu, màng cánh
- 8 – 12 ngày tuổi: Các loại vaccin Tylanvet 1g/1 lít, các loại vitamin tổng hợp
- 14 – 16 ngày tuổi: Các loại vaccin Gumboro D78 lần 2, thuốc Coxymax, Vetpro, Baycox, sử dụng trong 2 ngày để phòng bệnh cầu trùng
- 15 ngày tuổi: Các loại vaccin chống dịch cúm gia cầm, tiêm dưới da cổ
Kỹ thuật nuôi gà tây sinh sản
Giai đoạn gà tây được 9 – 28 tuần tuổi là giai đoạn nuôi gà thương phẩm có thể chuẩn bị để bán. Trong giai đoạn này, các bạn nếu không bán có thể nuôi làm gà hậu bị để chuẩn bị cho giai đoạn gà sinh sản. Khi gà nuôi được 25 – 26 tuần tuổi các bạn có thể chọn gà tây để đẻ trứng. Cách chọn gà tây đẻ trứng cũng rất đơn giản, nếu chọn con trống thì nên chọn con cao to, mào đỏ, ngực nở, mắt sáng, lưng rộng, sức khỏe tốt, đi lại nhanh nhẹn, cứng cáp. Còn chọn con mái thì ngoài các yếu tố trên nên chú ý thêm một số tiêu chí khác như phàm ăn, hông rộng, phần đít hơi xệ sẽ tốt hơn.
Sau khi chọn được gà để để trứng các bạn có thể ghép trống mái theo tỉ lệ 1 trống với 5 – 6 con mái. Chế độ dinh dưỡng vẫn nên đảm bảo khẩu phần ăn và nước uống đầy đủ. Tránh cho gà tây ăn nhiều quá gà béo sẽ không đẻ được, ngược lại gà bị gầy thiếu chất cũng sẽ không đẻ được.
Xem thêm: Trứng gà tây ấp bao nhiêu ngày thỉ nở
Gà tây để trứng đầu tiên gọi là trứng gà so hay trứng gà con so. Trứng này có kích thước nhỏ và thường không dùng để ấp vì tỉ lệ nở rất kém. Từ các trứng sau kích thước trứng sẽ lớn hơn và có thể dùng trứng này để ấp. Khi gà tây đẻ trứng, các bạn chú ý nhặt trứng để bảo quản chuẩn bị mang đi ấp. Hiện nay người chăn nuôi không cho gà tây tự ấp trứng mà dùng máy ấp trứng sẽ cho hiệu quả kinh tế và tỉ lệ nở tốt hơn.
Xem thêm: Kỹ thuật ấp trứng gà tây bằng máy
Như vậy, với những thông tin trên, NNO đã giúp các bạn hiểu cơ bản về cách nuôi gà tây sao cho hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến cách nuôi gà tây hay có vấn đề khác muốn hỏi, hãy để lại comment để được NNO trả lời sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!