Các loại màn hình laptop hiện nay là những loại nào được các nhà sản xuất laptop áp dụng? Mời các bạn đọc ngay bài viết sau đây của chúng tôi để biết rõ hơn nhé.
1. Màn hình LCD
Màn hình LCD (Liquid crystal display) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.
Công nghệ màn hình LCD là công nghệ được sử dụng khá phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử hiện nay với ưu điểm giá thành rẻ . So với các màn hình sử dụng bóng hình (CRT) của những năm 70 của thế kỷ trước, LCD được đánh giá là công nghệ vượt bậc, đem lại sự tiện dụng và lợi ích hơn hẳn . Tuy nhiên mật độ màu sắc không được tốt khi sử dụng ngoài ánh sáng mặt trời và góc nhìn hẹp, chất lượng màn hình đi xuống theo thời gian, hiện nay màn hình LCD đã trở nên lỗi thời và đang từng bước được thay thế bởi những công nghệ mới tiên tiến hơn.
Cấu tạo màn hình LCD gồm (1) – lớp lọc ánh sáng tự nhiên, (2, 4) – 2 lớp kính có điện cực ITO, (3) – kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa, (5) – một lớp kính lọc phân cực nằm ngang, (6) – gương phản xạ lại ánh sáng cho người xem.
Ưu điểm:
– Thiết kế dạng phẳng mỏng nhẹ.
– Hình ảnh ánh sáng chân thực và sắc nét.
– Tiết kiệm điện năng, không hại mắt.
Nhược điểm:
– Khả năng hiển thị ngoài trời kém, góc nhìn hẹp
– Chất lượng màn hình sẽ giảm xuống sau 1 thời gian sử dụng
2. Màn hình IPS – Các loại màn hình laptop
Công nghệ màn hình IPS được viết tắt của từ In-Plane Switching là một biến thể của màn hình LCD được sử dụng trên các thiết bị công nghệ cao cấp với chất lượng màu sắc đem lại tốt cùng góc nhìn rộng hơn so với các màn hình LCD thông thường.
Màn hình IPS bao gồm những thành phần đặc trưng của LCD, tuy nhiên điểm khác biệt của màn hình này là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ “In Plane”) song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc.
Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt. Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị, ngoài ra màn hình IPS còn cung cấp góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, điều này có nghĩa là người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.
Ưu điểm:
– Độ sáng, độ tương phản hẳn là những gì mà công nghệ màn hình IPS đáng để tự hào. Đó cũng là một trong những lý do, ông lớn “táo khuyết” lại lựa chọn công nghệ màn hình này trên các dòng sản phẩm cao cấp của mình như iPhone, iPad mà gần đây nhất là iPhone 6, iPhone 6 Plus và iPad Air 2.
– Các tinh thể lỏng sắp xếp theo phương pháp tiên tiến nên quá trình tái tạo màu sắc trở nên chính xác và trung thực hơn so với màn hình.
Khi nhìn ở góc hẹp, các chi tiết trên màn hình IPS không bị biến đổi quá nhiều.
Nhược điểm:
– Dày hơn so với màn hình AMOLED, điều này cũng dễ để giải thích vì cấu tạo của màn hình AMOLED đơn giản hơn rất nhiều so với màn hình tinh thể lỏng LCD.
– Màn hình AMOLED có thể chịu được lực cơ học tác động tốt hơn so với IPS.
– Tấm nền IPS tiêu thụ điện năng nhiều hơn màn hình AMOLED.
3. Màn hình OLED/AMOLED
OLED là một biến thể của công nghệ LED dành cho TV, điện thoại và máy ảnh,…
Ưu điểm của công nghệ OLED là chất lượng hình ảnh cao hơn, ít hao tổn điện năng và có tốc độ phản ứng nhanh hơn .
OLED là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Organic Light-Emitting Diode (có thể dịch là đèn điốt phát quang hữu cơ). Phần “hữu cơ” ở đây là để chỉ tấm phim carbon nằm bên trong panel của màn hình. OLED tự phát ra ánh sáng khi có một dòng điện được truyền qua, trong khi các ô của màn hình LCD phải có một nguồn sáng ngoài, ví dụ như đèn nền của màn hình chẳng hạn.
Do Samsung là hãng đầu tiên phát triển công nghệ này và họ gọi nó là AMOLED các loại màn hình laptop, và phần lớn màn hình sở hữu công nghệ OLED là của Samsung sản xuất nên ta cũng có thể gọi nó là màn AMOLED.
Ưu điểm:
– Chất lượng hình ảnh, độ sáng cao, tốc độ phản hồi nhanh
– Góc nhìn rộng
– Ít tiêu tốn điện năng
Nhược điểm:
– Chi phí sản xuất màn hình AMOLED cao so với màn hình LED-LCD thông thường
– Hiệu suất của màn hình bị suy giảm theo thời gian.
4. Màn hình Retina
Công nghệ màn hình Retina được sử dụng hầu hết trên các dòng laptop Macbook pro hiện nay được Apple bắt đầu đưa vào sử dụng vào năm 2012 với độ phân giải khá cao lên tới 2560×1600 pixel đạt 232,22 trên dòng macbook pro 13inch và 2880×1800 pixel đạt 226,42 điểm ảnh trung bình trên dòng macbook pro 15.4 inch.
Ưu điểm màn hình Retin các loại màn hình laptop:
– Truyền tải, hiển thị hình ảnh chất lượng, sống động, mượt mà và màu sắc vô cùng hoàn hảo, sắc nét
– Góc nhìn rộng hơn, đảm bảo chất lượng hình ảnh khi bạn xem ở nhiều góc độ.
Nhược điểm:
– Màn hình Retina khá dày với cấu tạo 3 lớp (lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm ứng)
– Màn hình có lớp đèn nền chiếu sáng nên tiêu hao nhiều năng lượng.
– Đây là màn hình có tính độc quyền nên chưa thích ứng với nhiều ứng dụng công nghệ.
5. Màn hình CCFL – Các loại màn hình laptop
Màn hình CCFL được viết tắt của từ Cold Cathode Fluorescent Lamp vẫn sử dụng công nghệ màn hình LCD tuy nhiên thay vì sử dụng bóng đèn led thì CCFL lại sử dụng bóng đèn neon để làm đèn nền cho màn hình.
>> Xem thêm:
Hỏi đáp: Có nên để laptop ở chế độ Sleep không?
Activate Windows là gì? Cách Activate Windows đơn giản.
Màn hình CCFL khá nóng khi sử dụng, tốn điện năng tiêu thụ hơn so với màn hình led cùng độ bền kém hơn, hiện tại màn hình CCFL đã được tạm ngưng sử dụng bởi bộc lộ quá nhiều yếu kém so với các công nghệ màn hình đời mới hiện nay.
6. Màn hình TN (Twisted Nematic)
Màn hình TN (Twisted Nematic) là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện trên thị trường từ khá lâu về trước. Với giá thành sản xuất rẻ màn hình TN từng rất phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính xách tay thậm chí là cả tivi.
Trên đây là các loại màn hình laptop các bạn có thể học các phân biệt nhé. Cảm ơn các bạn theo dõi.
Siêu thị điện máy HC
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!