Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

NAFTA là từ viết tắt của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ đã là nền tảng cho sự thống nhất về kinh tế và chính trị giữa ba nước Bắc Mỹ, nhưng giờ đây nền tảng này đang có những chấn động dữ dội từ bên trong và đe dọa đến thành công của những bước tiến trong tương lai. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là gì? Hãy cũng bài viết hôm nay của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.NAFTA

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement) , hay còn lại là ‘NAFTA’, là Hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mexico và Hoa Kỳ. Hiệp định NAFTA được đàm phán từ năm 1991 đến năm 1993, và được cơ quan lập pháp quốc gia của ba nước thông qua vào năm 1993, có hiệu lực pháp luật vào ngày 01/01/1994. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ có nguồn gốc từ Hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Canada. Hiệp định NAFTA là mô hình quan trọng của FTAs hiện đại, bởi mức độ tự do hoá rất cao của nó. Hiệp định ngay lập tức đã loại bỏ thuế quan đối với phần lớn giao dịch thương mại hàng hoá giữa ba nước, đồng thời những hạn chế khác đối với thương mại, dịch vụ và đầu tư cũng được loại bỏ trong thời hạn 15 năm.Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12 tháng 8 năm 1993, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang México và México cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,… Sau 18 năm tồn tại, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng do những bất cập và sự lỗi thời khi nền kinh tế thế giới đang vận động không tuân theo những toan tính chủ quan.297px NAFTA logo.svg

2.Tự do hóa thương mại hàng hóa trong NAFTA

Trọng tâm của bất kỳ Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) nào đều là giảm và loại bỏ thuế quan đối với hàng hoá buôn bán giữa các bên. Các nhà đàm phán FTA phải thương lượng về cách xử lí thuế quan đối với từng sản phẩm, bao gồm loại thuế nào được loại bỏ và liệu thuế nhập khẩu này có thể hoàn toàn bị loại bỏ không. Họ cũng cần quyết định trong bao nhiêu năm thuế quan sẽ được loại bỏ. Quá trình giảm thuế quan có thể diễn ra đều đặn hàng năm hoặc có thể bị trì hoãn và sau đó sẽ giảm nhanh vào giai đoạn cuối. Vấn đề tự do hóa hàng hóa trong các FTA nói chung và NAFTA nói riêng phải được giải quyết. NAFTA thể hiện cam kết mạnh mẽ về tự do hoá thương mại và loại bỏ thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm được trao đổi giữa ba nước. NAFTA bao gồm cả các điều khoản của Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ-Canada được kí kết năm 1988. FTA này cho phép duy trì vĩnh viễn thuế quan đối với một số nông sản như thực phẩm chế biến từ sữa, gia cầm và trứng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Canada, và đường, thực phẩm chế biến từ sữa và lạc nhập khẩu từ Canada vào Hoa Kỳ. Tất cả các loại thuế quan khác giữa các bên NAFTA đều được loại bỏ. Đối với hàng công nghiệp, NAFTA loại bỏ tất cả các loại thuế quan đối với tất cả các sản phẩm trong giai đoạn 10 năm. Thuế quan đối với ô-tô là một trong những loại thuế quan cao nhất đối với hàng công nghiệp. Việc loại bỏ thuế quan đối với ô-tô và phụ tùng ô-tô trong NAFTA tăng cường sự hội nhập khu vực và sự cạnh tranh của ngành công nghiệp ô-tô ở Bắc Mỹ.

3. Vai trò của NAFTA

NAFTA là một mô hình FTA hiện đại xuất hiện sớm nhất, sau đó đã trở thành mẫu tham khảo cho các FTAs toàn diện và tham vọng hơn. NAFTA đã thực hiện tự do hóa thương mại và hội nhập không chỉ với hàng hoá, mà còn dịch vụ và các yếu tố quan trọng khác như đầu tư, sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ. Một đặc điểm quan trọng của NAFTA là việc kết nối giữa các nước phát triển và nước đang phát triển, loại bỏ các rào cản kinh tế giữa các quốc gia. NAFTA mang tính tự do hóa cao, tạo cơ hội tiếp cận thị trường đáng kể cho các nước xuất khẩu. Thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm đã được loại bỏ hoàn toàn trong 15 năm (chỉ còn thuế quan đối với một số nông sản buôn bán giữa Hoa Kỳ và Canada). Bên cạnh đó, NAFTA còn cam kết thúc đẩy đầu tư và thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong NAFTA được sử dụng thường xuyên bởi chính phủ và các nhà đầu tư để giải quyết tranh chấp. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp này đã đóng góp quan trọng cho pháp lệnh thương mại quốc tế và tạo ra luật trọng tài liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

4.Ý nghĩa của Hiệp định mẫu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

Năm 1993, Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô đã thông qua Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ, tạo nên một khối kinh tế với khoảng 419,5 triệu người (2001) và nguồn tài nguyên phong phú về nguyên liệu và nhiên liệu. Sự xuất hiện của hiệp định này mang ý nghĩa quan trọng.

  • Tạo ra sức mạnh tổng hợp để đạt được sự cạnh tranh toàn cầu.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì và Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.
  • Mang lại lợi ích từ tài nguyên và sức lao động của đất nước Mê-hi-cô.
  • Mở rộng thị trường trong nước.
  • ✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
    ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
    ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
    ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
    ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
    ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin