Đường hóa học là gì? Đường hóa học có an toàn cho sức khỏe không?

Khái niệm “đường hóa học” không còn quá xa lạ với mọi người nữa, và thường được gắn với cái mác độc hại cho sức khỏe. Liệu quan điểm này có chính xác hay không?

Ngoài sản phẩm đường mía hay đường cát, đường ăn kiêng ra thì trên thị trường hiện nay còn có thêm sản phẩm như đường hóa học. Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng việc sử dụng loại đường này sẽ không an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu xem nhận định này có đúng hay không nhé!

Đường hóa học là gì?Đường hóa học là gì?

1Đường hóa học là gì?

Thông thường, chúng ta thường sẽ sử dụng những loại đường tự nhiên như đường mía hay đường cát để nấu nướng, và đúng như tên gọi thì chúng được ép từ những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên.

Trái ngược với đường tự nhiên ta có đường hóa học, và chúng được tạo ra trong quá trình tổng hợp nhân tạo. Chúng có khả năng tạo vị ngọt cao hơn rất nhiều khi so sánh với đường tự nhiên và thường chúng cấp rất ít hoặc gần như không có năng lượng.

>> Cách phân biệt đường tự nhiên và đường hoá học

2Đường hoá học thường được sử dụng trong các sản phẩm nào?

Các sản phẩm đường hóa học thường được sử dụng trong các sản phẩm như nước giải khát, thức ăn nhanh, kẹo cao su hay các thực phẩm ăn kiêng. Hiện nay thì khi các công ty sử dụng các loại đường này thì cần có liều lượng nhất định sao cho thỏa các yêu cầu của các tổ chức như FDA, WHO,…

Đường hóa học thường được sử dụng trong sản phẩm như nước ngọtĐường hóa học thường được sử dụng trong sản phẩm như nước ngọt

3Những loại đường hóa học phổ biến và được phép dùng

Hiện nay, có rất nhiều loại đường hóa học được cấp phép sử dụng như maltitol, xylitol, isomalt,… và đều phải được sử dụng dưới mức giới hạn. Hiện nay thì có ba loại đường khá phổ biến trên thị trường, bao gồm aspartame, sucralose và saccharin.

Aspartame

Đây là loại đường có vị ngọt gấp 160 – 220 lần khi so sánh với loại đường kính thông thường. Thực ra, hai acid amin được dùng để tổng hợp nên đường aspartame đó là phenylalanin và aspartic, và chúng hoàn toàn có thể tìm thấy trong tự nhiên.

Đây là một loại đường nhân tạo thường được sử dụng trong dược phẩm, và không ít người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang ăn loại đường này. Nó cũng là loại đường hóa học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và chiếm đến 62% thị trường.

Loại đường này từng bị gắn mác gây hại cho sức khỏe nhưng cũng đã được minh oan. Mức độ sử dụng an toàn đối với loại đường này là dưới hoặc bằng ngưỡng 40mg/kg thể trọng.

Aspartame thường được sử dụng trong các sản phẩm cho người ăn kiêngAspartame thường được sử dụng trong các sản phẩm cho người ăn kiêng

Sucralose

Đây là loại đường được phát hiện vào những năm 1976, và chúng có độ ngọt gấp 400 lần so với đường thường. Ưu điểm của chúng khi so sánh với các loại đường khác đó là chúng không để lại hậu vị đắng.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường thì cũng có loại đường splenda được sản xuất dựa trên đường sucralose. Khác với phiên bản gốc của mình thì loại đường này cũng có cung cấp calories cho bạn, nhưng không đáng kể (3,36 cal/gram)

đường Sucralose

Saccharin

Đây là loại đường hóa học có khả năng làm ngọt gấp từ 200 – 700 lần so với đường kính thông thường, và đã từng có thời gian bị cấm bởi cục FDA tại Mỹ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được công bố sau này đã minh oan cho loại hợp chất này, từ đó mà chúng có thể được sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Hiện nay, loại đường này được khuyến cáo nên sử dụng dưới 5mg/kg/ngày là an toàn.

Đường Saccharin hoàn toàn an toàn khi sử dụng vừa phảiĐường Saccharin hoàn toàn an toàn khi sử dụng vừa phải

4Đường hóa học có an toàn cho sức khỏe không?

Đường hoá học bị mang tiếng xấu tại nước ta bởi vì chúng được sử dụng một cách bừa bãi bởi các gian thương, thực tế thì đối với những sản phẩm đã được cấp phép được sử dụng ở dưới mức ngưỡng quy định thì hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của chúng ta.

Ngoài ra, đường hoá học cũng có một số ứng dụng trong thực tiễn như là để tạo ra các sản phẩm ăn kiêng bởi chúng không tạo ra năng lượng, hay đặc biệt hơn là dành cho đối tượng bị tiểu đường bởi các sản phẩm đường hoá học không làm tăng lượng glucose có trong máu. Và cũng nhờ tính chất này nên các sản phẩm chăm sóc răng miệng cũng được bổ sung thêm đường hóa học.

Các sản phẩm chăm sóc răng miệng thường được bổ sung thêm đường hoá họcCác sản phẩm chăm sóc răng miệng thường được bổ sung thêm đường hoá học

Tham khảo thêm: Đường ăn kiêng là gì và lợi ích mà đường ăn kiêng mang đến cho sức khỏe

5Đường hóa học và đường tự nhiên cái nào an toàn hơn?

Tuỳ vào mục đích sử dụng của bạn thì mỗi loại đường lại có ưu và nhược điểm riêng.

Đối với loại đường tự nhiên thì chúng có khả năng cung cấp glucose cho bạn, từ đó cung cấp năng lượng cho bạn. Lưu ý rằng, những người bị tiểu đường thì hãy né loại đường này ra nhé!

Đối với loại đường hóa học thì chúng thực ra không có lợi ích gì về mặt sức khỏe ngoài việc cung cấp vị ngọt mà không cho calories nào cho cơ thể. Và việc sử dụng loại đường này cũng ở chừng mực bởi nếu dùng quá nhiều thì chúng sẽ làm cho thận và gan của bạn bị ảnh hưởng.

Một số gian thương vì bất chấp lợi nhuận nên sử dụng chúng một cách vô tội vạ. Hay cũng có một số trường hợp họ sử dụng các hợp chất đường chưa được cho phép, từ đó gây ra tiếng xấu cho đường hóa học.

Dù sử dụng loại đường nào thì cũng cần chú ý liều lượng nhé!Dù sử dụng loại đường nào thì cũng cần chú ý liều lượng nhé!

Đường hoá học thực ra không quá đáng sợ như mọi người nghĩ, và chúng thậm chí còn có nhiều vai trò trong ngành công nghiệp. Việc sử dụng đường hóa học đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nào lên sức khoẻ của bạn cả, thế nên hãy là một người tiêu dùng thông minh nhé!

Xem thêm:

>> Đường ăn kiêng Isomalt là đường gì? Tác dụng của đường Isomalt đối với sức khoẻ

>> Đường tinh luyện là gì? Có nên sử dụng đường tinh luyện hay không?

>> Nên chọn đường cát trắng hay đường phèn ?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH