Hoatieu xin chia sẻ các mẫu ví dụ về chuỗi thức ăn, đây là bài tập trong chương trình Sinh học lớp 12. Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Mời các bạn tham khảo chi tiết trong bài.
1. Chuỗi thức ăn là gì?
Một chuỗi thức ăn hay còn gọi là xích thức ăn, quan hệ thức ăn là một chuỗi gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.
2. Ví dụ về chuỗi thức ăn
Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:
– Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng:
Ví dụ: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
– Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ:
Ví dụ: Mùn bã hữu cơ → Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá.
Ví dụ khác về chuỗi thức ăn có thể kể đến như: Cỏ → Sâu → Chim → xác chết của chim bị phân hủy → chất bón cỏ.
Giải thích: Chuỗi thức ăn trên có thể giải thích rõ như sau: Sâu ăn cỏ, chim ăn sâu, sau khi chết, xác chết của chim bị phân hủy sẽ là chất bón cho cỏ. Sau khi cỏ mọc, loài sâu lại tiếp tục ăn, đây là một vòng lặp tuần hoan, cũng là ví dụ cho chuỗi thức ăn cơ bản trong tự nhiên.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số ví dụ về chuỗi thức ăn khác như:
- Lá, cành cây khô → mối → nhện → thằn lằn.
- Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá
- Lá ngô → châu chấu → ếch → xác chết bị phân hủy → chất bón cho cây ngô.
- Cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn → cỏ.
- Mùn bã hữu cơ → Giun đất → Gà → Chó sói → Cọp → Vi khuẩn.
3. Ví dụ về chuỗi thức ăn trên cạn
Chuỗi thức ăn trên cạn thường khá ngắn và mang những đặc điểm như: Môi trường trên cạn không ổn định và sinh vật thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.
Hiệu suất sinh thái thường thấp: Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa (điển hình như cellulose) và động vật ăn thịt thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho các hoạt động săn mồi.
Ví dụ về chuỗi thức ăn trên cạn:
Ong ăn phấn hoa và mật hoa của cây. Sau đó sẽ có Chim ăn ong – loài chim chuyên săn ong. Cuối cùng, loài cáo có thể tấn công những tổ mà những con chim này xây dựng trên mặt đất.
Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng những người sản xuất sơ cấp được tiêu thụ bởi những người tiêu dùng sơ cấp và đến lượt những người tiêu dùng thứ cấp. Những kẻ săn mồi này cuối cùng sẽ chết và bị tiêu thụ bởi các sinh vật phân hủy. Các sinh vật phân hủy thường là vi khuẩn và nấm có nhiệm vụ giết chết xác của cáo.
4. Ví dụ về chuỗi thức ăn dưới nước
Chuỗi thức ăn dưới nước thường dài: Môi trường dưới nước ổn định và sinh vật thì tiêu tốn ít năng lượng cho việc trao đổi chất.
Hiệu suất sinh thái cao: Mắt xích đầu tiên phần đa đều là thực vật phù du nên dễ tiêu hóa giúp hiệu suất sử dụng thức ăn cao; đặc biệt động vật thường ít tiêu tốn năng lượng cho hoạt động săn mồi.
Ví dụ về chuỗi thức ăn dưới nước:
- Tảo → Tôm he → Cá khế → Cá nhồng → Cá mập.
- Chất hữu cơ hòa tan trong nước → Vi khuẩn → Nguyên sinh vật → Tôm
- Mùn bã hữu cơ → cua → ếch.
- Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá
5. Các cấp của chuỗi thức ăn
- Tổ chức sản xuất: gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ của môi trường. Chúng là những sinh vật bắt đầu chuỗi này.
- Sinh vật tiêu dùng chính (Sinh vật tiêu thụ bậc 1): gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất. Chúng thường là động vật ăn cỏ, mặc dù cũng có loài ăn tạp.
- Sinh vật tiêu dùng thứ cấp (Sinh vật tiêu thụ bậc 2): Là các loài động vật ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1. Những động vật này là động vật ăn thịt và không có khả năng tự phát triển năng lượng.
- Sinh vật tiêu dùng cấp ba (Sinh vật tiêu thụ bậc 3,4,5…): Chúng là động vật có thể ăn cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Chúng rất cần thiết trong các hệ sinh thái vì chúng hoạt động như những sinh vật ngăn chặn sự dân số quá lớn của các loài khác. Chúng thường ngăn chặn sự đông đúc của những kẻ săn mồi theo thói quen và giúp cân bằng hệ sinh thái.
Trên đây là các Ví dụ về chuỗi thức ăn Sinh học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 12 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 12 có đáp án
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!