Năm 2022, Đại học Y Hà Nội sử dụng ba phương thức để tuyển 1.170 chỉ tiêu, gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế. So với năm ngoái, lượng chỉ tiêu tăng 20. Điều chỉnh nằm ở ba ngành gồm Răng Hàm Mặt (tăng 20), Kỹ thuật xét nghiệm y học (tăng 20), Điều dưỡng (giảm 20).
Ngành Y khoa cao nhất năm nay với 28,15 điểm (giảm 0,7 điểm so với năm ngoái), kế đến là ngành Răng – Hàm – Mặt với 27,7 điểm (giảm 0,8 điểm so với năm trước). Ngành thấp nhất – Điều dưỡng phân hiệu Thanh Hoá 19 điểm (giảm 3,4 điểm so với 2021) – đây cũng là ngành điểm chuẩn giảm mạnh nhất trường.
Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, trong 6 ngành tuyển sinh, ngành Y khoa lấy điểm chuẩn cao nhất với 27,3 điểm khối B00 (thấp hơn năm ngoái 0,85 điểm). Tiếp đến là ngành Răng – Hàm – Mặt với 26,4 điểm (giảm 1,1 điểm so với năm ngoái). Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Điều dưỡng với 24,25 điểm (giảm 1,15 điểm so với năm ngoái)
Năm nay, trường tuyển 550 chỉ tiêu thông qua 3 phương thức xét tuyển: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia và xét tuyển thẳng. Trường dành 50% cho phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Đại học Điều dưỡng Nam Định giảm 0,5 điểm ở ngành Điều dưỡng, giữ nguyên ở ngành Hộ sinh. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Điều dưỡng là 19,5 điểm, giảm so với điểm chuẩn 20 của ngành này vào năm ngoái. Ngành Hộ sinh giữ nguyên mức điểm chuẩn 19, bằng năm 2021.
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên có điểm trúng tuyển từ 19 – 26,75 điểm, cao nhất là ngành Răng – Hàm – Mặt Theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT (PTXT 100) ngành Răng – Hàm – Mặt lấy 26,75 điểm. Tiếp đến là ngành Y khoa với 25,75 điểm. Ngành Hộ sinh và Điều dưỡng có điểm đầu vào thấp nhất, 19 điểm.
Ở phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT (PTXT 200), ngành Răng – Hàm – Mặt tiếp tục lấy điểm chuẩn cao nhất, 28 điểm. Tiếp đến là ngành Y khoa với 26,5 điểm. Ngành Điều dưỡng lấy điểm chuẩn thấp nhất với 19,6 điểm.
Đại học Y Dược TP.HCM áp dụng điểm chuẩn các ngành theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 từ 19,1 điểm đến 27,55. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành Y khoa, điểm chuẩn thấp nhất là Y tế công cộng.
Đối với phương thức xét tuyển kết hợp sơ tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, mức điểm trúng tuyển thấp hơn ở một số ngành như: Y khoa 26,6 điểm, Dược học 23,85 điểm, Răng – hàm – mặt 26,25 điểm.
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng công bố điểm chuẩn trúng tuyển trình độ đại học chính quy dựa theo kết quả điểm thi THPT 2022. Trong 6 ngành đào tạo, Y khoa có điểm chuẩn cao nhất 25,55, theo sau là Dược học 23,7, giảm lần lượt 1,1 và 1,3 điểm so với năm ngoái. Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Hình ảnh y học lấy điểm chuẩn thấp nhất – 19 điểm. Nhỉnh hơn một chút là điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Kỹ thuật Xét nghiệm y học, lần lượt là 19,5 và 19,2 điểm.
Đại học Dược Hà Nội áp dụng mức điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp THPT (phương thức 4) cao nhất là 26 điểm – ngành Dược học và phương thức 3 xét điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội cao nhất 20,04. Ngành Hoá học lấy 25,8 điểm (giảm 0,25 điểm so với năm 2021 và giảm 0,9 điểm so với 2020).
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch lấy điểm chuẩn năm 2022 từ 18,35 – 26,65, đa số thấp hơn năm ngoái, trong đó ngành Dinh dưỡng giảm gần 6 điểm. Hai ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt cho thí sinh có hộ khẩu ngoài TP.HCM vẫn lấy điểm chuẩn cao nhất – 26,65. Tuy nhiên, mức này thấp hơn năm ngoái 0,7 điểm.
Trong các ngành còn lại, điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng, Điều dưỡng giảm mạnh nhất. Cụ thể, với thí sinh có hộ khẩu TP.HCM, điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng năm nay là 18,1, trong khi năm ngoái 23,8 (chênh lệch 5,7 điểm). Với thí sinh ngoài TP.HCM, điểm chuẩn ngành này là 19,1 (giảm 4,35 điểm). Ngưỡng 18,1 cũng là điểm chuẩn thấp nhất năm nay.
Ngành Điều dưỡng cũng giảm khoảng 5 điểm tại cả hai nhóm thí sinh. Những ngành khác giảm nhẹ hơn, khoảng 1-2 điểm.
Học viện Quân Y tuyển sinh thông qua 2 tổ hợp A00 và B00, điểm chuẩn cao nhất với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT ngành Bác sỹ đa khoa là 26,10 điểm với thí sinh Nam và 28,30 điểm với thí sinh nữ.
Đại học Y tế công cộng có điểm chuẩn từ 15 – 21,5 điểm, biến động ở hai ngành dẫn đầu. Ở phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, Đại học Y tế công cộng lấy điểm trúng tuyển cao nhất ở ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, với 21,5. Mức này giảm 1,25 điểm so với năm ngoái. Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy mức điểm 20,5, giảm 2 điểm so với năm trước.
Ở năm ngành còn lại, điểm chuẩn không có nhiều biến động. Ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là Công nghệ kỹ thuật môi trường – 15 điểm. Với phương thức xét tuyển theo học bạ, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy mức điểm chuẩn cao nhất, với 26,7 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất là ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường với 18,26 điểm.
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương áp dụng điểm chuẩn cao nhất ngành Y khoa với lấy 25,4, cao nhất trong 5 ngành đào tạo, giảm gần 1 điểm so với năm ngoái. Điểm trúng tuyển dao động từ 19 đến 25,4 điểm, trong khi điểm chuẩn năm ngoái là 21-26,1. Trong năm ngành đào tạo, ngành Y khoa lấy điểm cao nhất, trong khi hai ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Điều dưỡng ở mức thấp nhất, cùng 19 điểm.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng áp dụng mức điểm chuẩn trúng tuyển 35 ngành đào tạo đại học chính quy ngành Sức khoẻ từ 19 – 22 điểm. Cụ thể, Răng – Hàm – Mặt và Y Khoa là hai ngành có mức điểm trúng tuyển cao nhất (22 điểm), kế đến là Y học cổ truyền và Dược học (21 điểm), các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm, Kỹ thuật phục hồi chức năng và Hộ sinh (19 điểm).
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!