Hiện nay, công nghệ thông tin đang là một trong những ngành nghề hấp dẫn và thu hút sự quan tâm rất lớn của thế hệ trẻ. Trong đó Software Developer hay còn được gọi quen thuộc là “Kỹ sư phần mềm” được nhiều bạn trẻ có đam mê lựa chọn bởi các đãi ngộ hậu hĩnh của nghề. Vậy kỹ sư phần mềm là gì? Mô tả công việc chính của họ là gì? Bài viết hôm nay BlogTopCV sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn nhé!
Software Developer là gì?
Software Developer còn được gọi là Kỹ sư phần mềm. Đây là những người sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế và xây dựng chương trình máy tính. Những ứng dụng thường ngày mà bạn sử dụng trên các thiết bị công nghệ, điện tử đều được tạo ra bởi Software Developer.
Bên cạnh đó, họ dựa vào các kỹ thuật khoa học, toán học và công nghệ để kiểm tra cũng như đánh giá phần mềm của chính mình hoặc người khác. Thông thường, mỗi nhà phát triển phần mềm sẽ chuyên về ít nhất một ngôn ngữ lập trình riêng vì họ là nhân tố chính trong quá trình sản xuất ra các ứng dụng.
Cơ hội việc làm Software Developer
Có thể thấy, việc sử dụng phần mềm và các ứng dụng hiện đại ngày càng phổ biến đã giúp cuộc sống của con người trở nên thuận lợi hơn. Chính vì vậy, dự đoán trong những năm tới, nhu cầu tuyển dụng các Software Developer vẫn sẽ rất lớn và trở thành một trong những công việc cần nguồn lực dồi dào.
Tuy vậy, đây cũng là một ngành nghề đang rất cạnh tranh. Để đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi người kỹ sư phần mềm phải trau dồi thêm ngôn ngữ lập trình và nhiều kỹ năng khác nhau để đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Ngược lại, nếu không chịu khó tìm tòi học hỏi, bạn sẽ rất dễ tụt hậu và bị bỏ lại phía sau, từ đó dễ dàng bị đào thải khỏi ngành.
Mô tả công việc của Software Developer
Đọc tới đây, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về Software Developer. Vậy nhưng cụ thể họ làm những công việc gì? Là một Software Developer, đây là những công việc mà bạn cần phải hoàn thành:
- Đầu tiên, Software Developer sẽ là người gặp gỡ khách hàng và phân tích nhu cầu của khách hàng: Họ muốn gì? Họ cần điều gì? Họ thích sử dụng sản phẩm như thế nào?. Từ đó, Software Developer có thể biết được mình cần phát triển ra phần mềm với những tính năng nào để đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
- Sau khi đã thu thập được thông tin, Software Developer sẽ tổng hợp lại các tính năng. Bước tiếp theo là thiết kế các mảng phần mềm khác nhau và cho chúng cùng hoạt động để hình dung ra được phần mềm sẽ hoạt động ra sao.
- Ngoài ra, Software Developer cũng cần là người trực tiếp làm việc với các bộ phận khác. Bởi khi đã hoàn thành được thiết kế ban đầu, Software Developer cần chuyển qua cho các lập trình viên và coder để họ phát triển sản phẩm một cách đầy đủ hơn. Khi cần đến ý kiến từ Software Developer, họ vẫn cần có mặt để truyền đạt được đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng mà Software Developer muốn sản phẩm đáp ứng được.
- Cuối cùng, sản phẩm đã được hoàn thành, Software Developer vẫn cần theo dõi để cập nhật hoặc cải tiến các tính năng sản phẩm sao cho khi áp dụng sản phẩm vào thực tiễn đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mức thu nhập của Software Developer
Software Developer hiện là một trong những ngành có sức hút khá lớn. Do đó, mức lương của Software Developer cũng khá hẫu hĩnh, nhưng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của bạn:
- Đối với thực tập sinh mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm mức lương được trả từ khoảng 5.000.000 – 7.000.0000 VNĐ
- Đối với người mới, đã có 1 – 3 năm kinh nghiệm mức lương được trả từ khoảng 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ
- Đối với người đã tích luỹ được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm dày dặn trên 3 năm mức lương được trả từ khoảng 20.000.000 – 25.000.000 VNĐ
Học gì ra để làm Software Developer?
Để trở thành một Software Developer bạn cần học các kiến thức chuyên môn về lập trình, về phần mềm. Muốn trở thành một Software Developer thì bạn có thể theo học những ngành sau đây:
- Khoa học máy tính: là ngành tập trung chủ yếu vào toán học và logic giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các thuật ngữ về trí tuệ nhân tạo hoặc học máy Machine Learning.
- Ngành công nghệ phần mềm: là ngành học sẽ cung cấp cho bạn những nền tảng kiến thức cơ bản để theo đuổi nghề lập trình viên.
- Ngành kỹ thuật máy tính: là ngành cung cấp cho bạn những kiến thức về phần cứng lẫn phần mềm máy tính để có thể thiết kế, xây dựng hệ thống phù hợp.
- Hệ thống thông tin: là ngành học giúp bạn có thể dễ dàng thu thập, xử lý thông tin cùng các kỹ năng phân tích, đánh giá và vận hành quản trị thông tin để tạo ra các kết quả giá trị.
- Truyền thông và mạng máy tính: là ngành học cung cấp những kiến thức về quản trị hệ thống mạng. Nếu bạn muốn theo đuổi nghề lập trình viên thì có thể trở thành người thiết kế, phát triển phần mềm mạng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này.
Ngành Công nghệ thông tin đã và đang được mở rộng quy mô đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Việc học tập trên trường sẽ giúp bạn có nền tảng cơ bản và cần thiết để trở thành một Software Developer. Một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành CNTT uy tín như: Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học FPT Học viện Bưu Chính Viễn Thông cơ sở phía Bắc, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu Chính Viễn Thông cơ sở phía Nam, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ sư phần mềm học ngành gì? Kỹ năng cần có của kỹ sư phần mềm
5 tố chất cần có của Software Developer
Để trở thành Software Developer, dưới đây là một số kiến thức, kỹ năng cần có ở bạn.
Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn
Các nhà phát triển phần mềm thường được yêu cầu có bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin và có kiến thức về ngôn ngữ mã hóa (ví dụ: C ++, Java, JavaScript) và các khung cấu trúc cho các ứng dụng web động (ví dụ: AngularJS, Git). Ngoài ra, Software Developer còn phải có tư duy về thiết kế và kiến trúc phần mềm, kỹ năng tìm kiếm và sửa lỗi (debugging) trong phần mềm. Điều này sẽ đảm bảo phần mềm chạy đúng kỹ thuật và hạn chế tối đa việc gặp lỗi
Kỹ năng mềm
Để trở thành một Software Developer xuất sắc, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần phải trang bị thêm khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…
Khả năng ngoại ngữ
Là nhân lực ngành công nghệ thông tin, bạn không cần thông thạo tiếng Anh như biên phiên dịch, nhưng bạn cần có vốn tiếng Anh chuyên ngành tốt để đọc và nghiên cứu tài liệu. Chỉ như thế, bạn mới nắm bắt được những kiến thức mới của ngành.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Là một nhà phát triển phần mềm, bạn sẽ không làm việc một mình. Thay vào đó, bạn cần hợp tác với nhiều người khác. Chính vì vậy, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách ngắn gọn và rõ ràng cho những người khác. Đồng thời, bạn cần phải biết cách làm việc và phối hợp hiệu quả với những đồng nghiệp xung quanh. Có như vậy bạn mới hoàn thành chương trình, dự án một cách tốt nhất.
Khả năng giải quyết vấn đề
Một trong những nhiệm vụ chính của nhà phát triển phần mềm là phát hiện và xử lý các lỗi phát sinh trong phần mềm hiện có. Do đó, bạn không thể không có kỹ năng giải quyết vấn đề.
Phân biệt Software Developer và Software Engineer
Có một “quy tắc vàng” khi muốn phân biệt hai ngành nghề này. Đó là: Software Engineer có thể trở thành Software Developer nhưng Software Seveloper không thể là Software Engineer. Đó là bởi vì Software Developer là người làm việc với một chương trình, trong khi Software Engineer là người làm việc với nền tảng của cùng một chương trình đó.
Sự khác nhau căn bản giữa hai vị trí này còn có thể được phân biệt dựa vào các tiêu chí so sánh như sau: Lương, khối lượng công việc và các tùy chọn phân ngành. Nghe có vẻ mang tính độc đoán nhưng những khía cạnh này rất quan trọng khi nói đến sự nghiệp trong ngành kỹ thuật phần mềm.
Nghề nào có mức lương tốt hơn?
Mức lương tốt đương nhiên là một trong những động lực chính để lựa chọn nghề này so với nghề khác. Hãy để xem mỗi vị trí software developer hay software engineer chia sẻ điều này như tế nào.
Theo Glassdoor.com, Software Developer có thể kiếm được khoảng 80.000 đô la mỗi năm hay gần 6.700 đô la mỗi tháng. Trong khi các Software Engineer có thể được mức lương 103.000 đô la mỗi năm, tương đương gần 8.600 đô la mỗi tháng.
Nghề nào có khối lượng công việc nhiều hơn?
Khối lượng công việc là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ công việc nào. Hiển nhiên nó còn phụ thuộc vào từng vị trí và bản thân công ty, nhưng một số ngành nghề nhất định vẫn có mức độ khối lượng công việc khác nhau.
Tuy nhiên, đối với ngành kỹ thuật phần mềm, khối lượng công việc cho hai vị trí này tương đương nhau. Họ thường bận với nhiều nhiệm vụ phức tạp tại một thời điểm. Tuy nhiên, các kỹ sư phần mềm thường đối mặt với khối lượng công việc lớn hơn vì họ cũng có thể làm việc về phát triển phần mềm, trách nhiệm có thể thay đổi, do đó làm tăng số lượng công việc mà những người này phải làm trung bình hàng ngày.
Nghề nào có lựa chọn phân ngành tốt hơn?
Bây giờ, các tùy chọn phân ngành rất quan trọng đối với cả software developer và software engineer. Đó là lý do tôi cho đây là tiêu chí đánh giá cho hai vị trí nổi bật trong ngành kỹ thuật phần mềm này – nếu một vị trí cung cấp nhiều tùy chọn phân nhánh hơn, mọi người sẽ có xu hướng chọn nó hơn. Điều này là bởi vì nếu bạn đột ngột nhận ra bạn yêu thích một lĩnh vực nào đó, bạn không cần phải thay đổi toàn bộ chuyên môn của mình – bạn chỉ cần chuyển sang các dự án khác.
Về điểm này, software engineer có lợi thế hơn. Các kỹ sư phần mềm có thể lựa chọn làm việc với các ứng dụng web, phát triển ứng dụng và hệ thống, phân tích dữ liệu,… Còn các software developer thì có lựa chọn giới hạn hơn – họ có thể làm việc như nhà phát triển front-end hay back-end, nhưng ngay cả khi đó họ cũng bị ràng buộc với chính các chương trình thực tế.
Tìm việc làm Software Developer ở đâu tốt?
Bạn có thể tìm kiếm việc làm Software Developer ở khá nhiều nơi, từ các bản tin tuyển dụng, ngày hội việc làm, các trang tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin,…
Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm việc làm có thể gặp nhiều khó khăn, vì vậy hãy sử dụng trợ thủ đắc lực TopCV để tiết kiệm được thời gian quý báu của bạn. cung cấp hàng nghìn công việc phát triển phần mềm trên khắp cả nước, với tính năng bộ lọc phân chia rõ ràng theo khu vực, trình độ, loại hình, kinh nghiệm.. để bạn dễ dàng lựa chọn. Chỉ cần truy cập trang web TopCV và điền từ khoá về vị trí mong muốn, lập tức sẽ có ngay những tùy chọn thích hợp như Fresher, Full stack developer,…
Ngoài ra, TopCV còn hỗ trợ giúp bạn tạo CV ứng tuyển chuẩn chỉnh, giúp bạn dễ dàng “chinh phục” mọi nhà tuyển dụng và sở hữu được cơ hội việc làm như ý muốn.
Kết luận
Đến đây, hẳn là bạn đã hiểu thêm về nghề Software Developer rồi đúng không? Với những thông tin khá chi tiết trong bài viết, TopCV hy vọng bạn đã có được cẩm nang hữu ích về ngành Software Developer, từ đó có những định hướng phát triển nghề nghiệp bản thân một cách đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!