Rối loạn vận mạch não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị | OTiV

13/05/2022 | Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Rối loạn vận mạch não có thể gây ra đau đầu Migraine và nhiều hậu quả nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, teo não, liệt chi. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa rối loạn vận mạch não, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.

Rối loạn vận mạch não là gì?

Rối loạn vận mạch não là một phần trong sinh lý bệnh của cơn đau nửa đầu Migraine khi có sự phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh làm co giãn mạch máu, hoạt hóa dây thần kinh nhận cảm đau, người bệnh cảm thấy đau theo kiểu mạch đập và đau khi chuyển động đầu.

Triệu chứng của rối loạn vận mạch não

Làm thế nào để bạn nhận biết triệu chứng của rối loạn vận mạch não? Theo các chuyên gia, mặc dù rối loạn vận mạch não có các triệu chứng khác nhau tùy cơ địa của mỗi người, nhưng đa số đều có một số triệu chứng sau đây:

  • Đau đầu với mức độ thường không giống nhau ở mỗi người, có thể dữ dội hoặc đau thoáng qua. Thường đi kèm với buồn nôn.

  • Cơn đau đầu có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu. Đôi khi người bệnh có thể bị đau ở phía trước hoặc phía sau. Một số bệnh nhân bị Migraine gây đau trong hoặc xung quanh mắt và sau má.

  • Đau đầu gây ra cảm giác đau nhói, tim đập thình thịch hoặc đập mạnh.

  • Đau đầu trở nên tồi tệ hơn khi bạn tham gia hoạt động thể chất hoặc bất kỳ cử động nào.

  • Bạn nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi.

Tên

Một số người bị đau nửa đầu khi tiếp xúc với ánh hào quang (ánh sáng lóe lên, điểm mù, hình dạng hoặc điểm sáng).

Nếu bạn có một số triệu chứng như trên, rất có thể bạn đã mắc chứng đau nửa đầu do rối loạn vận mạch não, bạn nên cân nhắc đi khám bác sĩ.

Nguyên nhân thường gặp gây rối loạn vận mạch não

Tại Hội nghị Thần Kinh quốc tế lần thứ XIV (năm 1963), các nhà khoa học đã lý giải: Rối loạn vận mạch hay còn gọi là Migraine xảy ra do sự rối loạn của 2 pha co và giãn mạch máu, một giả thuyết cho rằng gây đau đầu là pha giãn các động mạch, tiểu động mạch, tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch, đặc biệt ở vùng động mạch chẩm, động mạch thái dương và động mạch màng não giữa.

Khi biên độ mạch ở các động mạch đó tăng lên sẽ dẫn đến quá trình dãn mạch và gây ra các cơn đau chỗ mạch máu phì ra và chèn ép lên các vùng khác. Hiện tượng này có liên quan đến quá trình mở bất thường của các shunt động – tĩnh mạch trong tuần hoàn sọ não. Shunt tuần hoàn não là tình trạng kết nối tắt bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.

Ngoài ra, các yếu tố kích hoạt khác cũng khiến nhiều người dễ mắc bệnh rối loạn vận mạch máu (Migraine):

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Biến động của nội tiết tố bên trong cơ thể, đặc biệt là estrogen trước – trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và tiền mãn kinh – mãn kinh, có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở nhiều phụ nữ.

  • Dùng thuốc bổ sung nội tiết: Nhiều nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu do rối loạn vận mạch não.

  • Dùng chất kích thích: rượu, bia, hay đồ uống quá nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chảy của dòng máu.

  • Căng thẳng: Căng thẳng tại nơi làm việc hoặc ở nhà có thể gây ra đau nửa đầu.

  • Bị kích thích cảm giác: ánh sáng chói, tín hiệu nhấp nháy, mùi nước hoa, khói thuốc lá thụ động hoặc âm thanh ồn ào cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu ở một số người.

  • Tập luyện thể thao không đúng cách: Các hoạt động thể chất cường độ cao, tập quá sức và không thư giãn đúng cách có thể khiến đầu đau nhói.

  • Thời tiết thay đổi: Sự thay đổi của thời tiết hoặc áp suất không khí bất ngờ

  • Thực phẩm: Phô mai và các chế phẩm từ sữa thường tồn tại hàm lượng tyramine cao, đây là một chất liên quan đến chứng đau nửa đầu.

  • Phụ gia thực phẩm: các chất tạo ngọt aspartame và chất bảo quản bột ngọt (MSG)…

Biện pháp điều trị rối loạn vận mạch não

Hiện nay, có hai loại phương pháp điều trị rối loạn vận mạch: điều trị cấp tính và điều trị dự phòng. Nhiều loại thuốc cấp tính có thể giảm đau tức thì và ngăn cơn đau nửa đầu tiến triển. Mặt khác, dùng phương pháp điều trị dự phòng nhằm mục đích giảm nguy cơ tái phát, tần suất và mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian của các cơn đau.

Các phương pháp điều trị cấp tính được áp dụng khi bạn đang chống chọi lại sự rối loạn vận mạch não và được chỉ định dùng để ngăn chặn cơn đau tiến triển tồi tệ hơn. Phương pháp này bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc kê đơn hoặc thiết bị ngăn cơn đau.

Các phương pháp điều trị dự phòng được đưa vào phác đồ thường là thuốc đặc trị hoặc thủ thuật và thay đổi lối sống, tránh yếu tố kích hoạt cơn đau đầu, liệu pháp hành vi hoặc vật lý trị liệu.

Để khắc phục hiện tượng rối loạn vận mạch, bạn có thể bắt đầu từ thay đổi hành vi và lối sống khoa học như một số lời khuyên dưới đây:

  • Xây dựng thực đơn lành mạnh: tăng cường rau xanh, trái cây, ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, magie, vitamin nhóm B, C… Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, heo…), sữa và các chế phẩm chứa tyramine (acid amin có thể kích hoạt cơn đau đầu khởi phát nhanh chóng)…

  • Tránh thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

  • Lập thời gian biểu khoa học: đi ngủ và thức theo giờ xác định (kể cả ngày cuối tuần), có thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong khi làm việc, không làm việc quá sức, chọn bài tập thể dục phù hợp và duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày…

  • Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực, tiếng ồn hoặc sự rung lắc mạnh…

  • Bạn cũng có thể massage, bấm huyệt, châm cứu, thiền… để xua đi các cơn đau đầu do rối loạn vận mạch.

Tên

Bổ sung nhiều rau xanh và thực phẩm chưa qua chế biến tốt cho sức khỏe toàn thân và não bộ của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cơn đau đầu migraine không thuyên giảm theo thời gian, ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của bạn, thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán, từ đó có phương pháp can thiệp hiệu quả hơn.

Cách phòng ngừa rối loạn vận mạch não

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự bất ổn định của quá trình lưu thông bên trong mạch máu có liên quan đến sự tấn công của các gốc tự do – được sinh ra mỗi ngày trong cơ thể, đặc biệt là khi căng thẳng, stress.

Theo chia sẻ của PGS.TS Vũ Anh Nhị: “Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguyên nhân gây chứng đau đầu, đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.” Để ngăn chặn tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo cần có giải pháp trung hòa gốc tự do, từ đó bảo vệ thành mạch máu “trúng đích” hơn.

Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba có khả năng giảm sự hình thành và tấn công của gốc tự do. Trong Blueberry có chứa hai hoạt chất là Anthocyanin và Pterostilbene có trọng lượng phân tử nhỏ, nên có thể vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ trung hòa gốc tự do hiệu quả. Từ đó, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, ổn định quá trình co – giãn của mạch máu, giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn vận mạch não gây bệnh đau đầu, đau nửa đầu.

Khi kết hợp tinh chất Ginkgo Biloba và Blueberry sẽ giúp nâng cao hiệu quả chống gốc tự do, chống oxy hóa, tăng cường máu lên não giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ và phòng ngừa đột quỵ.

Tên

OTiV – “thực phẩm vàng” trong “làng” bổ não, tuần hoàn máu an toàn.

Xem thêm về hai tinh chất Ginkgo Biloba và Blueberry (có trong OTiV)

Rối loạn vận mạch thường bị “xem nhẹ” và bệnh nhân thường dùng thuốc để “hòa hoãn” với cơn đau. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên có các dấu hiệu và triệu chứng của chứng đau nửa đầu, hãy hẹn gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có cách điều trị khoa học hơn. Song song với áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên duy trì uống 1 viên OTiV mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cho não bộ.

Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 13/05/2022

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.