Đau xương mu bao lâu thì sinh? Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần chú ý

Nếu chỉ là tình trạng đau đau mu khi mang thai, khớp háng hay xương cụt trong giai đoạn trước 37 tuần thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bởi vì đây là các dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu đau mu khi mang thai cuối thai kỳ đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón bé cưng nhé.

Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ở những tháng cuối của thai kì. Mức độ đau nhức ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ bầu thậm chí không thể di chuyển được vì cơn đau xương mu quá trầm trọng.

Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là do thai nhi đang có xu hướng thúc xuống phía dưới âm đạo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cũng tiết ra một loại hormone khiến cho xương vùng chậu trở nên giãn nở hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bên cạnh đó, khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi, điều này khiến đau khớp xương háng, xương mu trở nên yếu và thường đau nhức hơn.

Chính vì những nguyên nhân này mà hiện tượng đau xương mu khi mang thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thực tế, đây chỉ là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Thông thường hiện tượng này sẽ biến mất sau khi thai nhi ổn định, hoàn toàn quay đầu xuống dưới. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị đau xương mu quá sớm thì cần tiến hành thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác.

Đau xương mu bao lâu thì sinh? Thời điểm báo hiệu mẹ sắp sinh

đau xương mu bao lâu thì sinh
Bầu tháng cuối đau xương mu bao lâu thì sinh?

Đau xương mu bao lâu thì sinh?

Trong quá trình mang thai, kể cả ở tháng cuối thai kỳ, các cơn đau vùng xương mu không gây nguy hiểm mà chỉ mang đến cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Nếu các cơn đau xuất hiện dồn dập từ tuần 37 trở đi thì đó có thể là dấu hiệu bé yêu đã muốn chào đời!

Mẹ cũng cần lưu ý thêm, trước tháng cuối thai kỳ, khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì tình trạng này có thể là dấu hiệu sinh non.

>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên chưa!

Tại sao tháng cuối thai kỳ những cơn đau xương mu lại nhiều hơn?

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều triệu chứng khó chịu hơn bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt sau tuần thai thứ 37, mẹ bầu hay bị đau vùng xương mu tới mức cảm thấy không thể di chuyển.

Xương mu là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co giãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ đau mu khi mang thai. Từ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy đau nhức vùng xương mu.