Nhắc đến rận mu, nhiều người không khỏi rùng mình vì đây là loại ký sinh trùng sống ở lông mu bằng cách hút máu người, gây ngứa ngáy, khó chịu. Vậy rận mu có lây không? Rận mu có nguy hiểm không? Hãy đọc bài viết tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da dưới đây để hiểu hơn về rận mu.
Rận mu là gì?
Rận mu còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn… là loài ký sinh trùng nhỏ không cánh, hút máu vật chủ. Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis thuộc bộ Anoplura. Rận mu là động vật ngoại nhiệt, phải sử dụng nhiệt thu được từ môi trường và tập tính thích nghi để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể của rận mu dao động với nhiệt độ của môi trường, không có cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. (1)
Rận mu thường ký sinh ở người lớn, hầu như không tìm thấy ở trẻ em trước tuổi dậy thì.
Rận mu đẻ trứng ở lông vùng kín, hậu môn, nách, đùi, bụng thậm chí ở lông mi và râu.
Rận mu lây nhiễm từ người qua người nhanh chóng qua đường quan hệ dình dục hoặc từ quần áo, chăn, drap giường… Rận mu có xu hướng ký sinh trên vật chủ trong suốt cuộc đời. Khi bị rận mu ký sinh từ 5 ngày cơ thể thấy ngứa nhiều đặc biệt vào buổi tối.
Đặc điểm sinh lý
- Hình thể: rận mu màu xám, dài từ 1,25mm đến 2mm, có cơ thể hình bầu dục, hình dạng khá giống cua nên còn gọi là rận cua. Nó có đầu nhỏ hơn nhiều so với kích thước cơ thể. Rận mu có 6 chân, mỗi chân đều có móng vuốt, móng vuốt ở cặp chân thứ 2 và thứ 3 lớn hơn so với những chân còn lại.
- Chu kỳ phát triển: rận mu có 3 giai đoạn phát triển, gồm, trứng, nhộng và rân trưởng thành.
- Mỗi rận cái đẻ từ 2-3 trứng trong 24 giờ, cả cuộc đời rận mu cái có thể đẻ được từ 30-50 trứng màu trắng, các trứng được gắn ở chân lông.
- Trứng nở sau 6-8 ngày, những con rận con trải qua giai đoạn nhộng.
- Nhộng con kiếm ăn (hút máu người) trong khoảng 5-6 ngày trước khi lột xác.
- Sau khi trưởng thành rận mu sẽ phát triển khả năng sinh sản nhanh chóng.
Mỗi con rận mu có vòng đời chưa tới 1 tháng. Điều này có nghĩa cứ 10 con rận mu sẽ đẻ được khoảng 300 trứng trong vòng 1 tháng. Nhộng và rận trưởng thành thường không di chuyển nhiều. Rận mu thường ngoạm lấy lông người bằng hai chân thứ 2 hoặc thứ 3.
Rận cắn vào da người để hút máu liên tục trong nhiều giờ. Cả ấu trùng và nhộng đều không thể sống sót hơn 24 giờ nếu không được hút máu.
Tỉ lệ khả năng nhiễm rận mu
Thế giới có 2% dân số mắc bệnh rận mu, tỷ lệ mắc bệnh ở phương Tây và Mỹ ít hơn do phong trào tẩy lông vùng kín. Tại Việt Nam xác nhận có người mắc bệnh rận mu chủ yếu do các nhóm người nhập cư, sinh sống ở vùng kém phát triển.
Quan hệ tình dục khiến lây lan bệnh rận mu dễ hơn. Việc nhận thức mới về tình dục ở giới trẻ nhưng không được trang bị kiến thức an toàn khi quan hệ khiến bệnh rận mu lây lan nhanh chóng.
Rận mu có thể có ở nhiều bộ phận có lông trên cơ thể, tuy nhiên rận mu thường thấy nhiều ở vùng kín và hậu môn. Loài này được tìm thấy ở nam giới nhiều hơn do lông nam giới rậm và dày hơn. Ở trẻ em rận mu thường tìm thấy ở mí mắt.
Rận mu gây bệnh gì?
Đến nay chưa có ghi nhận rận mu gây bệnh lây truyền. Rận mu chỉ gây khó chịu, ngứa, nước bọt của rận gây dị ứng trên cơ thể người.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh rận mu thường lây truyền qua đường quan hệ tình dục.
- Rận mu có cơ hội ký sinh trên cơ thể người qua các nguồn nhiễm bệnh như: chăn gối, ga giường, quần áo…
- Rận mu trưởng thành tiếp xúc với cơ thể người và ký sinh tại những vùng có nhiều lông rậm và dày, chúng hút máu, phát triển và sinh sản.
Rận mu có nguy hiểm không?
- Đến hiện tại chưa có ghi nhận rận mu gây bệnh lây truyền. Tuy nhiên rận mu ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: gây ngứa, dị ứng, gãi nhiều làm trầy xước da, đóng vảy, chàm hóa, tổn thương rỉ dịch… (2)
- Các sang thương này thường xảy ra tại hậu môn, vùng kín dễ gây viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa, viêm loét tại khu vực tổn thương, ngứa dữ dội làm khó chịu, mất tập trung trong công việc , mất ngủ…
Những người nhiễm rận mu sẽ có các triệu chứng như:
- Trứng và rận ở trên lông mu hoặc các đốm đen trên quần lót.
- Các đốm nhỏ màu xanh xám là đặc trưng vết cắn của rận mu. Loài này phát triển mạnh trong điều kiện vệ sinh kém, chúng có thể di chuyển dễ dàng giữa các vật chủ.
- Rận mu khi hút máu người chúng chích nước bọt gây kích ứng da gây ngứa dữ dội.
Chẩn đoán rận mu
Cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh rận mu là kiểm tra lông mu, lông nách, mí mắt… để tìm trứng, nhộng và rận mu trưởng thành. Ở lông mi có thể sử dụng kính hiển vi. Nếu một người trong gia đình phát hiện bệnh rận mu thì cả gia đình cần được kiểm tra rận mu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. (3)
Để phân biệt giữa rận mu và các loài rận khác có thể sử dụng các chẩn đoán phân biệt sau:
- bắt được con rận trong vùng lông mu, lông mi mắt
- Quan sát trứng: trứng chấy thường được tìm thấy ở da đầu và lớn hơn so với trứng rận mu.
- Có các sẩn ngứa đỏ như ghẻ ở vùng sinh dục, bẹn, các đốm da màu xanh xám tại vết cắn của rận mu.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, chốc lở ở vùng da có nhiều lông.
- Viêm mi mắt ở trẻ.
- Người bệnh có các biểu hiện gồm: ngứa ở vùng sinh dục, hậu môn, ngứa dữ dội vào ban đêm, sốt nhẹ, khó chịu, lông mi đóng vảy…
Điều trị rận mu
Nếu có các triệu chứng như ngứa dữ dội ở vùng kín, hậu môn, nách… cần đến gặp bác sĩ Da liễu vì có thể bạn đã bị nhiễm rận mu. Nên đưa vợ chồng đi khám cùng, mạnh dạn chia sẻ triệu chứng cho bác sĩ.
- Điều trị rận mu không khó và thường đạt hiệu quả cao, dùng kem bôi da diệt côn trùng đặc biệt, cùng với các biện pháp khác gồm, thuốc uống, dầu gội, sữa tắm, xà bông tắm ghẻ, xà bông tiệt trùng… Sau điều trị từ 7 ngày nếu vẫn còn rận tiếp tục điều trị lại.
- Rận mu có thể khó loại bỏ, vì vậy cần điều trị nhanh chóng và triệt để. Không thể tự loại bỏ rận mu bằng cách cạo rửa hay tẩy lông. Rận mu chỉ cần một sợi lông có độ dài tối thiểu đã có thể đẻ trứng.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh gãi nhiều làm trầy xước da có thể bị nhiễm trùng hoặc chàm hóa. Bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc chống ngứa như histamine.
- Nếu có rận mu ở lông mi nên khám bác sĩ khoa mắt để xử lý kịp thời tránh nguy cơ làm tổn thương mắt từ vết cắn của rận. Bác sĩ sẽ chỉ định bôi một lớp paraffin mềm màu trắng lên lông mi 2 lần 1 ngày trong 10 ngày. Không cố gắng tự loại bỏ trứng rận khỏi lông mi.
- Không quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị.
- Cần thông báo cho vợ, chồng, bạn tình về tình trạng của mình để họ có thể đi khám và điều trị.
Đồng thời điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tránh tất cả những yếu tố nguy cơ lây nhiễm rận mu bao gồm: drap giường, nệm, chăn, gối, chiếu, quần áo… nên được giặt và khử trùng. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Nên điều trị cùng lúc với vợ, chồng và kiểm tra các bệnh tình dục.
Sau điều trị nên dùng đồ lót mới, không dùng chung quần áo, đồ lót với người nhiễm rận mu. Tẩy lông vùng kín và lông ở các bộ phận khác.
Biện pháp phòng ngừa rận mu
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không quan hệ với người nghi nhiễm rận mu. Thường xuyên giặt drap giường, chăn, gối… có thể sử dụng thuốc diệt rận để diệt rận mu vì nó không bị ảnh hưởng bởi dầu gội và sữa tắm thông thường.
- Với những người từng bị rận mu nhằm phòng tránh tái nhiễm nên kiểm tra cơ thể bao gồm: tóc, nách, vùng kín… nếu phát hiện trứng hay rận cần gỡ bỏ hết và tiếp tục điều trị lại. Thay hoàn toàn đồ lót mới hoặc giặt đồ bằng nước sôi, ủi đồ trái phải trước khi mặc. Các đồ dùng không thể giặt có thể bọc trong túi kín trong 2 tuần. Không dùng chung quần áo, drap giường và chăn của người khác.
Rận mu gây ngứa, khó chịu cho người bệnh, những vết cắn của rận gây dị ứng, ngứa dữ dội đặc biệt vào ban đêm. Nên đi khám bác sĩ khoa Da liễu khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bị nhiễm rận mu.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!