Nhân tố sinh thái là gì? Các loại nhân tố sinh thái

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến cụm từ “nhân tố sinh thái” nhưng không biết đây là gì. Trong bài viết hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất chia sẻ thông tin về nội dung này, hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn thêm một kiến thức mới.

Nhân tố sinh thái là gì?

1. Nhân tố sinh thái là gì?

Nhân tố sinh thái (hay còn được gọi là nhân tố môi trường) là những nhân tố của môi trường tác động đến quá trình sống của sinh vật. Những tác động đó có thể là tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp làm thay đổi tập tính, thói quen của các loài sinh vật giúp chúng thích nghi với môi trường sống và hình thành các đặc điểm riêng.

2. Các loại nhân tố sinh thái trong môi trường

Người ta chia nhân tố sinh thái thành hai loại là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh và giữa hai nhân tố này luôn có mối liên hệ, sự tương tác qua lại với nhau.

3. Nhân tố vô sinh (aBiotic Factors) là gì?

Nhân tố vô sinh là các nhân tố về tính chất hóa học, tính chất vật lý của môi trường xung quanh sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, không khí, v.v…cụ thể:

  • Chất vô cơ: Nước, khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió.
  • Chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật: Chất thải, lông rụng, mùn, bã, xác rắn lột, v.v…

4. Nhân tố hữu sinh (Biotic Factors) là gì?

Nhân tố sinh thái hữu sinh là những nhân tố sống (bao gồm con người và các loài sinh vật), tác động lớn đến môi trường sinh thái, được gọi là quần xã sinh vật với 3 nhóm chính:

  • Nhóm sinh vật sản xuất: Gồm các loại thực vật quang hợp như cây xanh, vi khuẩn, tảo có khả năng quang hợp,…
  • Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng như động vật ăn thực vật, động vật tiêu thụ mùn, bã,…
  • Nhóm sinh vật phân giải: Gồm nấm và các loại vi khuẩn có chức năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ cần thiết cho sự phát triển.

Nhân tố con người được xem là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường và con người được tách ra thành nhân tố độc lập bởi con người tác động đến tự nhiên một cách có ý thức, những hành động của con người gây biến đổi môi trường sống và sự sinh trưởng, phát triển của các loài động – thực vật.

Những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác trong môi trường sinh sống. Trong đó, con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

5. Mối kết hợp của nhân tố vô sinh và hữu sinh

Mặc dù nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh đóng vai trò khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Chẳng hạn như tập tính của các loài động vật và quá trình quang hợp, thanh lọc không khí của chúng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, khí hậu, ánh sáng.

Nếu điều kiện môi trường sống của công vật thay đổi, các nhân tố cũng thay đổi để thích nghi với môi trường bằng cách tiến hóa như tự tản nhiệt, đóng băng cơ thể, thay đổi huyết tính, hoặc những cây ưa sáng, cây ưa bóng v.v…

Một ví dụ dễ thấy là các loài động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có khí hậu lạnh giá thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ấm áp nhưng một số bộ phận của chúng lại bé hơn như chi, tai, đuôi. Đồng thời, động vật sống ở vùng có khí hậu lạnh có lớp mỡ dày nên tăng cường khả năng chống rét.

Ngoài các nhân tố sinh thái thì còn có giới hạn sinh thái. Đây là giới hạn sức chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó của môi trường, và khi vượt ra ngoài giới hạn đó thì sinh vật sẽ không thể tồn tại được.

Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi (khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, tại mức này sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất) và khoảng chống chịu (khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sống của sinh vật).

Trên đây là những nội dung về nhân tố sinh thái được Hợp Nhất tổng hợp và chia sẻ đến Quy bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và Hợp Nhất cũng rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ Quý bạn đọc để nội dung được hoàn thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm: 10 vấn đề môi trường toàn cầu