1. Màu trắng và vón cục
Bà bầu ra dịch màu trắng, đặc sệt, vón cục, trong giống như phô mai thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men.
Đây là tình trạng rất thường gặp trong thai kỳ. Ngoài việc khí hư có màu trắng, vón cục thì bạn có thể bị ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ.
2. Ra khí hư màu vàng và màu xanh
Bà bầu ra khí hư màu vàng khi mang thai hoặc ra khí hư màu xanh khi mang thai có thể dấu hiệu cảnh báo các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), chẳng hạn như chlamydia hoặc trichomonas.
Nếu mắc phải các bệnh lý này, bà bầu có thể bị nổi mẩn đỏ hoặc kích ứng ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, đôi khi các bệnh lý này không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu.
3. Ra khí hư màu xám đục, quánh như keo
Nếu khí hư khi mang thai có màu xám đục, quánh như keo, để lâu có thể khô, cứng thì có thể là do viêm âm đạo do vi khuẩn, đặc biệt nếu dịch âm đạo có mùi tanh hoặc trở nên nồng hơn sau khi quan hệ.
Viêm âm đạo thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Thói quen thụt rửa và quan hệ tình dục quá thường xuyên có thể là các yếu tố làm nguy cơ bị viêm âm đạo khi mang thai.
4. Ra khí hư màu nâu hoặc màu hồng khi mang thai
Ra khí hư màu nâu khi mang thai và ra khí hư màu hồng có thể là một hiện tượng bình thường nếu xảy ở tháng đầu của thai kỳ hoặc gần ngày chuyển dạ.
Ở tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng ra dịch màu nâu có thể là máu báo thai, còn ở những tháng cuối thì có thể là dấu hiệu sắp sinh.
Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm hơn như sảy thai, thai lưu, nhiễm trùng âm đạo… Đặc biệt, nếu bà bầu ra khí hư màu nâu đen thì cần đi khám ngay.
5. Khí hư có lẫn máu
Khí hư có lẫn máu khi mang thai có thể là một dấu hiệu nguy hiểm, đặc biệt nếu máu chảy nhiều, có cục máu đông hoặc xuất hiện cùng với tình trạng đau bụng.
Đây là có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm hoặc thai ngoài tử cung. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác khiến khí hư có lẫn máu là nhiễm trùng, dấu hiệu sinh non…
Có thể bạn quan tâm: Ra huyết trắng khi mang thai – Mẹ nên chăm sóc vùng kín như thế nào?
Bà bầu bị ra khí hư khi mang thai: Khi nào nên đi khám?
Màu sắc và tính chất của khí hư khi mang thai thay đổi là điều bình thường. Tuy nhiên, dù vậy, bạn vẫn nên đi khám ngay nếu:
Khí hư có màu vàng, xanh lục hoặc xám Có mùi hôi khó chịu Nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng âm hộ.
Dù khí hư ra nhiều khi mang thai không phải là điều đáng lo nhưng bà bầu vẫn nên chú ý chăm sóc, vệ sinh vùng kín để hạn chế viêm nhiễm:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí. Mặc đồ lót cotton, tránh mặc những bộ quần áo bó sát hoặc quá chật
- Lau khô bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh, sau khi tắm, bơi lội hoặc tập thể dục
- Không thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo
- Dùng các sản phẩm vệ sinh cá nhân như dung dịch vệ sinh phụ nữ, giấy vệ sinh, xà phòng… không mùi, dịu nhẹ.
Nếu phát hiện khí hư có mùi hoặc tính chất bất thường bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp nào cho mẹ bị ngứa vùng kín khi mang thai?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!