Các mẹ thường khá lo lắng vì trẻ nằm sấp khi ngủ, liệu tư thế này có gây ảnh hưởng gì đến trẻ hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc nhé.
Nguy hại trẻ nằm sấp khi ngủ
Tỷ lệ đột tử khi ngủ nhiều nhất ở lứa tuổi từ 1 tháng tới 1 tuổi. Các cháu thường qua đời lúc đang ngủ. Trong đó từ 1 đến 8 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn cả; đặc biệt là vào 2-4 tháng tuổi. Các bé trai hay bị đột tử nhiều hơn bé gái.
Chính vì điều này, tư thế nằm sấp thường không được khuyến khích đối với trẻ bởi nhiều nguyên nhân như sau:
- Tăng nguy cơ dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Tăng áp lực lên hàm của trẻ và khiến đường thở bị hẹp dẫn đến giảm lượng không khí lưu thông
- Khi nằm sấp, mặt của trẻ sẽ áp sát vào ga gối khiến không khí lưu thông kém đi, đồng thời lượng khí trẻ thở ra và hít vào không đều, lượng khí CO2 nhiều hơn
- Trẻ nằm sấp dễ bị đột tử khi nằm gối quá mềm
- Dễ hít phải các vi sinh vật có trên đệm và gối
- Kích thước đầu của trẻ khá to, lực ở cổ không đủ do đó khi nằm sấp sẽ khó lật
- Nằm sấp khiến bụng tiếp xúc với đệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khó tản nhiệt, tích tụ mồ hôi gây ra chàm cho trẻ
- Nếu nằm sấp trong thời gian dài còn khiến xương mặt của bé bị ảnh hưởng mất thẩm mỹ
Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý rằng, không phải lúc nào nằm sấp khi ngủ cũng gây nguy hiểm cho bé và khiến cha mẹ hoảng sợ. Khoảng 6 tháng tuổi, nhiều bé lật thành thạo từ ngửa thành sấp; vì thế, cha mẹ khó mà “quản lý” nổi tư thế ngủ lung tung của con.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, dù nằm sấp là tư thế yêu thích của bé thì vẫn nên cho bé nằm ngửa lúc ngủ ít nhất cho đến khi được 1 tuổi – tư thế nằm an toàn cho trẻ nhất vì nằm úp có liên quan đến hội chứng đột tử khi ngủ ở bé như đã biết.
Mẹo giữ an toàn cho trẻ khi ngủ
Không nằm giường lún
Ưu tiên hàng đầu là lựa chọn đệm cứng cho trẻ, không nên lựa chọn đệm mềm lún hoặc đệm nước. Bên cạnh đó các loại gối mềm, gối bông, thú nhồi bông cũng không nên sử dụng trong khu vực ngủ của trẻ vì có thể trùm hoặc che phủ đầu của trẻ trong lúc ngủ. Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai.
Tránh che, trùm đầu của trẻ
Chỉ nên đắp chăn và chèn gối ngang ngực của trẻ và để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh chăn dịch chuyển khi trẻ ngủ hoắc có thể trùm lên đầu cả trẻ. Mẹ nên dùng chăn gối có chất liệu cotton nhẹ hoặc vải màn cho trẻ.
Không để trẻ bị nóng khi ngủ
Mẹ nên mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát cho trẻ khi ngủ vì trẻ thường có nhiệt độ cao hơn người lớn. Không nên mặc quần bó, áo quá chặt và thường xuyên chạm vào da trẻ xem có nóng hay không.
Tạo môi trường thoải mái cho trẻ khi ngủ
Bố mẹ cần tạo môi trường đủ mát, thoải mái với nhiệt độ khoảng 20 độ để trẻ có giấc ngủ ngon nhất.
Cho trẻ ngủ chung phòng
Để tiện cho trẻ bú vào ban đêm và theo dõi tình trạng của trẻ thì mẹ nên ngủ chung phòng. Tuy nhiên không nên ngủ chung giường mà cho trẻ nằm riêng rẽ trong nôi hoặc cũi.
Có thể bạn quan tâm:
Nằm sấp khi ngủ là biểu hiện của nhiễm giun sán?
11 lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ ít
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Cách luyện cho con nằm ngửa khi ngủ
Vài gợi ý giúp mẹ “huấn luyện” con nằm ngửa khi ngủ:
– Đặt bé nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. Nếu bạn đặt con nằm nghiêng thì đó là vị trí thuận lợi để bé lật úp bụng xuống và nằm sấp.
– Nếu bé nhà bạn được ít nhất 1 năm tuổi, đó là giai đoạn an toàn để bạn sử dụng một tấm chăn cho bé: đắp chăn cho con, dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm sau khi đã đặt bé ở tư thế nằm ngửa (chọn chăn có chiều dài để dễ cố định).
Khi cố định chăn, cần lưu ý sao cho không quá chặt để bé nghẹt thở nhưng cũng không quá lỏng lẻo khiến bé dễ dàng lật sấp. Để chân bé càng gần với đuôi chăn càng tốt.
– Hoặc dùng cách cuốn chăn, giống như cuốn chăn ủ ấm cho bé sơ sinh nhưng đây là cách dành cho bé trên 1 tuổi. Giới hạn cử động chân tay của bé khi ngủ sẽ khiến bé không dễ lật sấp người được.
Đặt bé vào chăn mỏng, vắt mép chăn bên phải vào bên cánh tay trái của bé, mép chăn còn lại vắt sang phía đối diện nhưng là ở phía dưới cánh tay bé. Không cuốn chăn quá chặt và cũng không dùng cách này trong thời gian dài.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thói quen ngủ của con khiến phụ huynh lo ngại.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!