Cà phê là thức uống quen thuộc của mọi người, tuy nhiên nếu uống nhiều sẽ bị say. Vậy phải làm sao để hết say cà phê đây? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây để không còn nỗi lo say cà phê nữa nhé.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 400 mg caffein mỗi ngày nếu lượng caffein nạp vào cơ thể quá nhiều, caffein tác động khiến thận tăng sản xuất nội tiết tố từ đó dẫn đến tình trạng say cà phê. Khi say cà phê hãy thực hiện theo các cách sau đây sẽ giúp ích cho bạn đấy.
1Triệu chứng say cà phê
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, khi bị say cà phê sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp nhất là cảm thấy nôn nao, choáng váng, mệt mỏi, khát nước,…. đây là các biểu hiện nhẹ.
Nếu trường hợp say cà phê nặng hơn thì cảm thấy thể nóng lên, tim đập nhanh hơn, tức ngực khó tập trung và suy nghĩ.
2Cách giải chữa trị bị say cà phê
Uống thật nhiều nước
Khi bạn bị say cà phê thì việc đầu tiên bạn nên làm đó là uống thật nhiều nước, uống liên tục trong 10 phút từ 1 tới 1,2 lít nước.
Với cách làm này sẽ giúp cà phê được hóa lỏng, làm lượng cafein được hòa tan trong cơ thể. Uống nhiều nước sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều lần nhưng bạn đừng lo lắng bởi đây chính là cách giúp cà phê được bài tiết ra ngoài và bạn sẽ không còn cảm giác bị say cà phê nữa.
Uống chanh và mật ong
Khi bạn có biểu hiện say cà phê đừng quá lo lắng hãy pha cho mình một ly nước ấm kèm chanh và mật ong tuy nhiên không nên pha quá ngọt. Sau đó uống từ từ để bão hòa lượng cafein và dấu hiệu say cà phê giảm đi ngay tức khắc.
Trà gừng pha ấm
Trà gừng không chỉ làm ấm cơ thể mà nó còn làm giảm đi lượng cafein có trong cơ thể. Khi bạn bị say cà phê, bạn uống 1 ly trà gừng ấm, chỉ cần 20 phút sau bạn sẽ thấy cơ thể mình nóng lên, toát mồ hôi và cơ thể bạn cũng thoải mái, dễ chịu hơn, hiện tượng say cà phê sẽ giảm bớt đi rất nhiều.
Hoạt động nhiều hơn
Một trong những nguyên nhân khiến bạn say cà phê đó chính là bạn uống cà phê khi cơ thể không được khỏe mạnh, uống lúc đói.
Vì vậy nếu như bạn bị say cà phê thay vì ngồi một chỗ bạn hãy đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng khoảng 15 đến 20 phút, hay tập những bài tập đơn giản với cách này sẽ giúp bài tiết đi lượng cafein mà cơ thể đã hấp thụ. Nhờ đó mà tình trạng say cà phê sẽ giảm đi nhiều.
Ăn nhiều tinh bột
Tinh bột là một trong những phương pháp giúp bạn giải say cà phê tại nhà hiệu quả. Khi bạn bị say cà phê hãy cố gắng ăn thêm một chút tinh bột có thể là một miếng bánh mì hay một chén cơm nhỏ.
Với lượng tinh bột nạp vào cơ thể sẽ giúp bão hòa được lượng cafein làm giảm đi triệu chứng đau đầu, khó chịu, nôn nao, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn chỉ sau vài phút.
Hít thở đều đặn để giảm đi tình trạng căng thẳng
Nếu muốn hết say cà phê thì bạn cần tìm cách đào thải hết phần cà phê có trong cơ thể. Để làm được điều này bạn hãy tập hít thở đều đặn, lấy lại tinh thần tốt nhất, giảm đi sự căng thẳng, bồn chồn.
Trong 4 giây đầu bạn hãy hít vào bằng mũi và giữ hơi ở trong lồng ngực khoảng 7 giây tiếp theo, sau đó bạn thở ra từ từ bằng miệng kéo dài khoảng 8 giây. Với cách làm này sẽ giúp bạn giảm tình trạng say cà phê một cách vô cùng hiệu quả.
Uống nước ép cam
Nước ép cam sẽ làm loãng lượng cà phê trong người, cung cấp vitamin C để cơ tinh thần, cơ thể khỏe mạnh. Ngay khi có cảm giác bị say cà phê hãy uống ngay một cốc cam ép với nước ấm, chắc chắn sau đó bạn cảm thấy dễ chịu vô cùng.
3Cách tránh bị say cà phê
Uống cà phê với lượng vừa phải vào buổi sáng
Cơ thể mỗi người thích hợp với một lượng cà phê khác nhau vì vậy để tránh bị say cà phê thì vào buổi sáng sớm bạn hãy uống một lượng cà phê phù hợp với khả năng hấp thụ của mình. Nên uống cà phê khi đã ăn no, không uống vào ban đêm hay lúc đói.
Không uống cà phê cùng với rượu
Nếu bạn uống cà phê cùng với rượu sẽ gây nguy hại cho sức khỏe rất nhiều như: gây ra hiện tượng ức chế thần kinh, tạo gánh nặng ở tim. Đặc biệt việc kết hợp uống cà phê cùng rượu còn độc hại hơn rất nhiều lần so với việc chỉ uống rượu.
Không uống cà phê cùng với thuốc
Để tránh bị say cà phê thì bạn không nên uống cà phê với thuốc, bên cạnh đó việc uống cà phê với thuốc sẽ khiến cơ thể bạn bị ngộ độc nặng.
Tuy nhiên nếu bạn là vẫn thích uống cà phê cho dù phải uống thuốc thì để an toàn tốt nhất bạn hãy uống cà phê sau khi uống thuốc từ 2 đến 3 giờ.
Người có tiền sử về bệnh tim mạch (người tăng huyết áp, người bị rối loạn nhịp tim,…) người bị đau dạ dày, phụ nữ đang mang thai cũng như cho con bú… nên hạn chế uống cà phê.
Lưu ý nhỏ khác đó là khi uống cà phê, không nên pha trộn với bất kỳ các loại thức uống, đặc biệt là nước tăng lực, thức uống có cồn vì sẽ làm tăng nồng độ chất kích thích và gây ra các hậu quả rất khó lường cho cơ thể.
Nguồn: Báo Người Lao Động
Để tránh bị say cà phê mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 ly cà phê 1 vào buổi sáng và 1 vào buổi trưa, nhớ là uống khi đã ăn no nhé. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn tránh được nỗi lo say cà phê, bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Chọn mua cà phê thơm ngon, chất lượng tại Bách hóa XANH nhé:
Bách hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!