Tìm kiếm công việc phù hợp đã khó, xây dựng sự tín nhiệm chốn công sở còn khó hơn gấp nhiều lần. Ở bài viết dưới đây, JobsGO sẽ giúp bạn hiểu rõ tín nhiệm là gì cùng 5 bước xây dựng sự tín nhiệm, chiếm trọn cảm tình từ những người xung quanh.
Tín nhiệm là gì?
Tín nhiệm là sự tin cậy và tôn trọng mà người khác dành cho bạn trong quá trình tiếp xúc. Trong nhiều trường hợp, tín nghiệm được ngầm hiểu như lòng tin ở một mức độ cao hơn. Người được tín nhiệm sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong công việc và cuộc sống. Sự tín nhiệm giúp định vị bạn là một nhân viên có giá trị, thể hiện khả năng của bạn và rất quan trọng để căn cứ xét tăng lương hoặc thăng chức trong công việc. Dù bạn đang là sếp hay bạn đang là nhân viên thì cũng đều cần xây dựng sự tín nhiệm.
5 bước xây dựng tín nhiệm nơi làm việc
Tín nhiệm là gì? Xây dựng sự tín nhiệm nơi làm việc là điều hết sức quan trọng trong hành trình thăng tiến của bạn. Sự tín nhiệm không tự nhiên có hay được ai trao tặng, mà bạn phải mất cả quá trình để xây dựng nó. Dưới đây là 5 bước xây dựng sự tín nhiệm nơi làm việc bạn nên biết!
Trung thực
Trung thực là yếu tố đầu tiên để lấy được thiện cảm từ mọi người. Bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm được một nhân viên trung thực để có thể gắn bó lâu dài. Trung thực thể hiện trong suy nghĩ, trong hành động và cả lời nói.
- Trong cách làm việc: tính trung thực thể hiện bằng việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Một nhân viên trung thực sẽ lấy được lòng tin của cấp trên và đồng nghiệp, sự tín nhiệm từ đó được hình thành.
- Trong mối quan hệ với mọi người: Trung thực thể hiện ở việc minh bạch trong mọi hành động; minh bạch trong đánh giá kết quả công việc và minh bạch trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên.
👉 Xem thêm: Trung thực là gì? Trung thực trong công việc như thế nào?
Lắng nghe và chia sẻ
Lắng nghe, chia sẻ là nghệ thuật ứng xử mà không phải ai cũng có thể nắm vững. Tại nơi làm việc, lắng nghe và chia sẻ là điều cần thiết hơn bao giờ hết để xây dựng lòng tín nhiệm.
- Lựa chọn thời điểm: Bạn phải biết khi nào nên lên tiếng, khi nào nên lắng nghe và khi nào tốt nhất là nên im lặng. Hãy chú ý truyền đạt ý tưởng một cách gần gũi nhất để đảm bảo rằng mọi người đều muốn lắng nghe bạn.
- Giao tiếp có chủ đích: Đưa ra ý tưởng và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp tại nơi làm việc là cách tốt nhất để gia tăng sự tín nhiệm. Đừng ngại thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề họ nói. Giao tiếp có chủ đích rất quan trọng, nếu chỉ nói chuyện đơn thuần thì đó không phải là cuộc giao tiếp hiệu quả.
Học cách giao tiếp là điều cần thiết , vì ngôn ngữ góp phần định hình mọi thứ chúng ta làm.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phương thức truyền tải nội dung hiệu quả. Hãy dùng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn mỗi khi bạn gặp khó khăn trong diễn đạt, nó sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ đối phương.
Để tăng độ tin cậy thông qua ngôn ngữ cơ thể, bạn nên:
- Truyền tải thông điệp bằng đôi mắt: nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện để con mắt được giao tiếp và người đối diện cũng cảm thấy được tôn trọng hơn.
- Giữ thái độ cởi mở trong khi nói chuyện: Tay và toàn thân thả lỏng, không làm các động tác thừa trong khi nói chuyện và không được ngồi vắt chân khi đang thảo luận với người khác.
👉 Xem thêm: [Tips] Xây dựng thương hiệu cá nhân qua ngôn ngữ cơ thể
Tích cực đóng góp ý kiến
Đưa ra ý tưởng và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp tại nơi làm việc cũng là phương thức tăng sự tín nhiệm hiệu quả.
Tại các cuộc họp, bạn nên thể hiện sự tín nhiệm bằng việc:
- Lắng nghe ý kiến từ người khác và tích cực đóng góp ý tưởng xây dựng văn hoá công ty.
- Chú trọng giải quyết vấn đề, không khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình.
- Thẳng thắn chia sẻ quan điểm với lãnh đạo để xây dựng lòng tin nhanh nhất và rút ngắn lộ trình thăng tiến của bạn.
Nâng cao năng lực bản thân
Cho dù bạn là nhân viên tạm thời hay lâu dài, hãy dành thời gian để đánh giá một cách khách quan về năng lực bạn hiện có cũng như cách mà bạn có thể cải thiện chúng. Hiểu được tín nhiệm là gì, năng lực của mình đã đủ hay chưa,… là điều rất cần thiết nếu bạn mong muốn sự nghiệp ngày càng tiến xa hơn. Khi bạn có thể chứng minh rằng bạn là người có năng lực trong lĩnh vực của mình, uy tín của bạn cũng tăng vọt.
- Để có được uy tín, hãy đánh bóng thông tin, kỹ năng và năng lực của bạn.
- Có giấy phép, chứng chỉ hoặc các bằng cấp cần thiết liên quan lĩnh vực làm việc của bạn.
- Đảm nhận, chịu trách nhiệm các dự án quan trọng.
Tạo dựng uy tín trong công việc đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn. Mặc dù điều đó không thể xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng hãy luôn tập trung cải thiện năng lực, giao tiếp, và sự cởi mở, sự tín nhiệm của bạn sẽ tăng lên theo thời gian. Đồng thời, sự tín nhiệm tại nơi làm việc cũng là một nguồn động lực để thúc đẩy bạn cống hiến nhiều hơn và gắn bó lâu hơn tại nơi làm việc.
👉 Xem thêm: Làm thế nào để nhận được sự tín nhiệm dù thiếu kinh nghiệm làm việc?
Tín nhiệm là gì và làm sao để xây dựng sự tín nhiệm? Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ là công cụ giúp bạn nắm rõ câu trả lời, thêm tự tin hơn nơi công sở. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm công việc cho bản thân, truy cập ngay JobsGO để xem thêm nhiều thông tin tuyển dụng hữu ích từ các ngành nghề khác nhau nhé!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!