Nhắc đến kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua thể loại truyện dân gian. Đây là một khái niệm mang tính bao quát, bao gồm nhiều thể loại kết hợp với nhau. Thông qua đó, truyện dân gian Việt Nam thể hiện cuộc sống vật chất và tinh thần, tâm tư, tình cảm, đạo đức, ước mơ của nhân dân cũng như phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, sự kiện lịch sử được kể đến. Để tìm hiểu chi tiết hơn về truyện dân gian là gì và truyện dân gian gồm những thể loại nào, bạn hãy cùng Anybooks tham khảo bài viết này nhé!
1. Truyện dân gian là gì?
Truyện dân gian là những câu truyện được ông cha ta sáng tác và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Từ cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, truyện dân gian đã bắt đầu xuất hiện. Truyện thường mang yếu tố thần kỳ, ước lệ, tượng trưng, từ đó phản ánh các cuộc đấu trong xã hội, thể hiện tình cảm, ước mơ của người dân trong cuộc sống thời bấy giờ.
Truyện dân gian thường được kể và lưu truyền theo hình thức văn xuôi tự sự. Một số dân tộc còn sáng tác truyền miệng theo hình thức thơ, ngâm xướng hoặc văn xuôi nhưng đối thoại của nhân vật sử dụng lối nói thơ.
2. Truyện dân gian gồm những thể loại nào?
Truyện thần thoại
Truyện thần thoại là một trong những thể loại phổ biến của truyện dân gian và có thời gian xuất hiện sớm nhất. Từ trong thời kỳ công xã nguyên thủy thế loại này đã bắt đầu xuất hiện, chủ yếu thể hiện nói về các cuộc đấu tranh của con người với tạo vật, muốn chế ngự thiên nhiên. Các nhân vật xuất hiện chủ yếu trong truyện thần thoại thường là các vị thần.
Truyện truyền thuyết
Đây là sự tiếp nối quá trình phát triển của truyện thần thoại trong truyện dân gian Việt Nam, đồng thời chứa đựng các yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, thần thoại và truyền thuyết là hai thể loại hoàn toàn khác nhau. Thần thoại xuất hiện trước, nhân vật thần thoại thường là thần hoặc nửa thân. Còn truyền thuyết xuất hiện sau, có yếu tố lịch sử nên nhân vật là những nhân vật có thật trong lịch sử nhưng có pha yếu tố kỳ ảo.
Truyện cổ tích dân gian Việt Nam
Truyện cổ tích là thể loại trong truyện dân gian Việt Nam, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng sự xuất hiện của nhân vật chính là người và chiếm số lượng lớn trong kho tàng truyện dân gian. Truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp, tầng lớp nên nội dung chính thường nói về các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống các giai cấp bóc lột, phản ánh mọi mặt sinh hoạt của nhân dân và cuộc đấu tranh xã hội về mọi phương diện.
Truyện cười dân gian Việt Nam
Truyện cười dân gian Việt Nam là thể loại truyện mang ý nghĩa châm biếm, phê phán những thói hư, tật xuất trong đời sống nhân dân nhờ các chi tiết gây ra tiếng cười. Đồng thời, các yếu tố trong truyện còn đả kích một cách sâu cay tính chất bóc lột, thói xảo trá và sự thối nát của giai cấp thống trị cùng bọn tay sai đắc lực của chúng như quan lại, cường hào gian ác.
Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là thể loại thuộc truyện dân gian Việt Nam, có nội dung để nêu lên nhận xét về thực tế xã hội hoặc khuyên răn người đời thông qua việc mượn hình ảnh của đồ vật, cây cối, loài vật hoặc người để xây dựng nên nội dung câu chuyện. Đồng thời, thể loại này còn mang đến độc giả nhiều bài học về luân lý, đạo đức sâu sắc, sinh động và ý nghĩa.
3. Nội dung những câu chuyện dân gian Việt Nam
Nội dung truyện dân gian chính là những quan niệm, ước nguyện, cảm nghĩ và ý chí của ông cha từ thuở xa xưa về thế giới, cuộc sống xã hội loài người. Chính vì thế, nội dung truyện rất phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống dân tộc ở các thời kỳ lịch sử.
Truyện dân gian thể hiện tâm tư và ước vọng của nhân dân
Để giành lại độc lập, tự do và hạnh phúc dân tộc, tổ tiên đã phải phải trả nhiều gian khổ, máu và nước mắt. Tuy nhiên, suy nghĩ của nhân dân không bao giờ bi lụy, mà vẫn luôn ước mơ và khao khát nhiều điều phi thường. Chẳng hạn như Thạch Sanh có niêu cơm thần mà 18 nước ăn mãi không hết, Sơn tinh có quyển sách ước, hạt lúa thần to như cái đấu đến mùa tự lăn về nhà, già hóa thành trẻ,…Thông qua những chi tiết đó đã thể hiện được tâm tư, ước vọng sống trong tự do, hạnh phúc của nhân dân ta.
Truyện dân gian phản ánh quan niệm về thế giới của người xưa
Ông bà ta khi xưa quan niệm rằng, thế giới được tạo ra là nhờ vào thần Trụ Trời, thần Mặt Trăng, Mặt Trời, thần Núi, Đất, Sông, Nước. Ví dụ như Thủy Tinh là vị thần tượng trưng cho bão lụt nhưng Sơn Tinh chính là người chống lại Thủy Tinh để mang đến cuộc sống ấm no cho người dân. Thần Mưa hút nước từ sông và biển để tưới mát ruộng đồng cho người nông dân.
Thế giới của người xưa thường thể hiện qua thể loại truyện thần thoại dân gian và là thế giới không có sự phân biệt giai cấp. Tất cả mọi người đều có cuộc sống bình đẳng, phổ biến là hình ảnh của các vị thần, mỗi người có chức vụ riêng, có những ưu nhược điểm riêng giống như con người.
Nội dung phê phán sâu sắc trong truyện dân gian Việt Nam
Bên cạnh những cuộc đấu tranh với thiên nhiên thì lịch sử xã hội Việt Nam còn là những cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị. Từ những vua quan hung tàn, từ những địa chủ, cường hào gian ác, cho đến những tầng lớp khác như lang băm, phù thủy, thầy bói, sư, tiểu phá giới,… Tất cả đều được đưa vào truyện dân gian, xây dựng thành những nhân vật chính của truyện từ đó phê phán, đả kích sâu cay.
Một số truyện cổ dân gian phổ biến như: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế, Trạng Quỳnh, Thằng Cuội,… Trái ngược với những nhân vật hung ác trên thì các vị vua hiền, nhân hậu, quan vì dân vì nước đều được ca ngợi, người ở hiền sẽ gặp được phước lành. Ngoài ra, những người hay khoe khoang, lừa đảo, nói dối hay tham lam đều bị trừng trị, châm biếm và mang nội dung giáo dục người khác, chẳng hạn như các câu truyện cười: thầy bói xem voi, lợn cưới áo mới, tam đại con gà,… Những vị thần hay thế lực siêu nhiên đều đứng về cái thiện để trừng trị kẻ xấu, chiến thắng gian tà.
Truyện dân gian có mối quan hệ ít nhiều với lịch sử
Truyện dân gian còn có nội dung và mối quan hệ với các yếu tố lịch sử, nhân vật lịch sử và những cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc Việt. Đôi khi, nhân vật truyện lại co mối quan hệ mật thiết với nhân vật trong lịch sử, chẳng hạn như truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm gắn với hình ảnh vua Lê Lợi và nguồn gốc ra đời của Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm). Truyện Trọng Thủy Mỵ Châu gắn với lịch sử An Dương Vương thông gia với Triệu Đà. Qua những câu chuyện đó thể hiện nội dung về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do đất nước.
4. Nghệ thật trong truyện dân gian Việt Nam
Tùy vào từng thể loại của truyện dân gian sẽ có vẻ đẹp nghệ thuật đặc trưng riêng. Chẳng hạn như thần thoại, xây dựng hình tượng nhân vật kỳ diệu và sử dụng chủ yếu biện pháp nhân hóa. Đồng thời, thần thoại còn có các yếu tố kỳ ảo chính là các vị thần hay những hình tượng được cấu tạo để biểu hiện tính chất kì ảo đó.
Truyện cổ tích là thể loại thân thuộc với nhiều độc giả trong truyện dân gian, có ít nhiều yếu tố kì ảo, nổi bật là hình ảnh bụt xuất hiện để giúp đỡ người lương thiện giống như Tấm cám hay anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt.
Đôi với truyện cười, yếu tố nghệ thuật được sử dụng phổ biến là cường điệu, nói quá, phóng đại. Còn truyện ngụ ngôn là biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nói bóng nói gió một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc, ví dụ như: Đẽo cày giữa đường, Mười voi không được bát nước xáo,…
Hầu hết, các thể loại truyện dân gian Việt Nam đều được xây dựng theo trình tự thời gian, việc gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Bố cục truyện mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ và những chi tiết trong truyện có chọn lọc. Chính nhờ đặc điểm nghệ thuật này nên truyện dân gian có nhiều rất nhiều nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyện dân gian còn xây dựng nhiều yếu tố tưởng tượng phong phú từ người dân, giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Những nhân vật, đồ vật xuất hiện phổ biến trong truyện dân gian Việt Nam là bụt, thần, tiên, gậy thần, gươm thần,… giúp thể hiện mong muốn, khao khát của người dân.
Ngôn ngữ trong truyện dân gian dễ hiểu, chính xác, đảm bảo đúng cốt truyện vì đây là ngôn ngữ của quần chúng nhân dân. Hình tượng nhân vật đẹp: ngựa sắt Phù Đổng, hạt ngọc Mị Châu,… Ngoại trừ hình tượng nhân vật trong truyền thuyết và thần thoại, các thể loại khác của truyện dân gian đều có tính phiếm chỉ nên tên người tên đất trong truyện không cần phải chính xác.
Xem thêm:
- Thần trụ trời trong thần thoại Việt Nam
- Sách là gì? Phương pháp đọc sách hiệu quả nhất
- Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự là gì?
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về thể loại truyện dân gian Việt Nam. Từ đó có thể học tập được tinh thần chiến đấu bền bỉ, chăm chỉ lao động cũng như các diễn đạt sinh động, hấp dẫn qua từng thể loại truyện. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của AnyBooks!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!