Đau lưng ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, từ công việc đến sinh hoạt hàng ngày
Các vị trí đau lưng trên cơ thể và nguyên nhân phổ biến
Các chuyên gia đã xác định được 4 vị trí đau lưng phổ biến nhất, bao gồm: Đau lưng trên, đau lưng giữa, đau lưng dưới, đau lưng bên trái và đau lưng bên phải. Ở mỗi vị trí đau sau lưng sẽ có những biểu hiện và nguyên nhân gây ra cơn đau riêng.
1. Đau lưng trên
Phần lưng trên hay còn gọi là cột sống ngực được giới hạn từ vùng dưới cổ đến vùng cuối cùng của lồng ngực và được tạo thành bởi 12 xương đốt sống (đánh dấu từ T1-T12). Cơn đau lưng trên có thể xuất hiện ở bất kỳ đốt xương nào, mang theo cảm giác nóng rát và co cứng rất khó chịu.
Đau lưng trên ít phổ biến hơn đau lưng dưới. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y học Nghề nghiệp đã chỉ ra rằng, tỉ lệ đau lưng trên là 1/10 nam giới và 1/5 phụ nữ.
Nguyên nhân gây đau lưng trên
Tình trạng đau lưng trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là bệnh lý xương khớp nhưng cũng có thể là do vận động sai cách, cụ thể:
-
Thoái hóa cột sống ngực
Thoái hóa cột sống khiến lớp sụn giữa các xương bị mài mòn, làm các đầu xương đốt sống cọ xát vào nhau. Điều này khiến lưng trên bị đau nhức và đôi khi gây áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống, làm tê bì hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân.
-
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống có tác dụng nâng đỡ và giảm sốc cho cột sống mỗi khi cử động. Khi đĩa đệm bị thoát vị tức là phần nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài qua vết rách của vòng sơ bọc bên ngoài sẽ chèn ép lên dây thần kinh cột sống hoặc chảy vào ống sống gây đau lưng.
-
Tư thế vận động không đúng
Đau lưng trên có thể do tư thế vận động “xấu”, chẳng hạn cúi khom lưng khi ngồi làm việc hoặc ngồi làm việc một chỗ quá lâu, nằm nghiêng khi ngủ… Những tư thế này lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ gia tăng căng thẳng lên các đốt sống lưng, khiến cơn đau xuất hiện.
Tư thế nằm nghiêng khi ngủ cũng có thể khiến bạn bị đau lưng
Ngoài ra, khi vị trí đau lưng là phần lưng trên, người bệnh cũng cần cảnh giác với một số nguyên nhân khác như tập luyện quá mức, lao động nặng, chấn thương, khối u, bệnh lý liên quan đến phổi, vẹo cột sống, đau cơ xơ hóa, biến dạng cột sống…
2. Đau lưng dưới
Lưng dưới hay còn gọi là thắt lưng (phần bên dưới lồng ngực) được tạo nên bởi 5 đốt sống, đánh dấu từ L1-L5. Cơn đau ở vị trí này xảy ra đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 30-50 tuổi.
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), ít nhất 80% người Mỹ sẽ bị đau thắt lưng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Điều này cho thấy mức độ phổ biến của đau thắt lưng so với các vị trí đau lưng khác.
Nguyên nhân gây đau lưng dưới
Cũng như đau lưng trên, cơn đau ở vùng lưng dưới do những nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó đáng chú ý nhất là nhóm “thủ phạm” dưới đây:
-
Thoái hóa cột sống lưng dưới
Thoái hóa phá vỡ cấu trúc và làm suy giảm chức năng vận động của cột sống thắt lưng. Cùng với cơn đau dai dẳng, thoái hóa cột sống sẽ khiến phần lưng dưới của người bệnh căng cứng và hạn chế cử động.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
-
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm bị thoát vị gây sức ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng lưng dưới. Đôi khi, cơn đau lan xuống mông, hông và hai chân kèm theo hiện tượng tê mỏi như châm chích.
-
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là khi không gian bên trong ống sống bị thu hẹp lại, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh cột sống. Các triệu chứng đặc trưng của hẹp ống sống là đau nhức, tê bì và yếu cơ.
Vị trí đau lưng dưới còn có thể do cong vẹo cột sống, mang vác nặng, ngồi nhiều giờ trước máy tính hay các bệnh lý toàn thân khác như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…
3. Đau lưng bên trái
Đôi khi, bạn cảm thấy đau ở phía lưng bên trái, nhất là vùng bên trái thắt lưng. Có những người cảm thấy đau nhói như dao đâm, trong khi có những người khác cảm thấy đau âm ỉ.
Nguyên nhân gây đau lưng bên trái
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn bị đau bên trái lưng, thế nên cần phải xác định chính xác mới có thể loại bỏ được cơn đau này.
-
Tổn thương mô mềm
Khi các cơ ở lưng bên trái bị căng quá mức hoặc dây chằng bị rách, tình trạng viêm có thể xảy ra. Quá trình viêm sẽ dẫn đến co thắt cơ và gây đau ở lưng trái.
-
Tổn thương cột sống
Đau lưng bên trái là hậu quả của những tổn thương ở cột sống, điển hình là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, rối loạn chức năng khớp sacroiliac…
Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gây đau mỏi lưng và các khu vực lân cận
-
Các vấn đề về cơ quan nội tạng
Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến các cơ quan vùng bụng, chẳng hạn như nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm tụy, viêm đại tràng, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.
Đau lưng bên trái cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đau khi đi tiểu, đi tiểu ra máu…
4. Đau lưng bên phải
Tương tự đau lưng bên trái, vị trí đau sau lưng bên phải không chỉ phản ánh những bất thường ở cột sống mà còn tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, mọi người không được chủ quan khi phần lưng bên phải bị đau nhức.
Nguyên nhân gây đau lưng bên phải
Nguyên nhân gây đau lưng bên phải cũng phức tạp như các vị trí đau lưng khác. Nó có liên quan đến cơ, xương hoặc dây thần kinh cột sống hoặc cũng có thể đến từ một số bệnh lý toàn thân cần sự can thiệp của y tế.
-
Vấn đề về cột sống
Đau lưng bên phải triệu chứng phổ biến của cũng xuất phát từ những vấn đề liên quan đến cột sống như tổn thương mô mềm (cơ, dây chằng, gân), thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hẹp ống sống…
-
Vấn đề về cơ quan nội tạng
Một số bệnh lý xảy ra đối với các cơ quan nội tạng ở vùng lưng giữa, vùng bụng hoặc vùng chậu như dạ dày, gan, mật, thận,hệ tiêu hóa… cũng sẽ ảnh hưởng hưởng đến cột sống, gây đau mỏi lưng bên phải.
-
Vấn đề y tế khẩn cấp
Trong một số trường hợp, đau lưng bên phải có thể là dấu hiệu của tình trạng y tế khẩn cấp, bao gồm: Viêm ruột thừa, phình động mạch chủ bụng, viêm tủy xương… Nếu cơn đau lưng phải kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó kiểm soát tiểu tiện… người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Có thể thấy rằng, các vị trí đau sau lưng không đơn giản chỉ là phản ứng cơ học bình thường của cơ thể trong quá trình sinh hoạt và lao động. Đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân nghiêm trọng, mọi người cần phải hết sức cảnh giác.
Tìm hiểu thêm: Đau thắt lưng phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Một số phương pháp giúp cải thiện vị trí đau lưng tại nhà
Phương pháp cải thiện cơn đau lưng ở mỗi vị trí sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Nếu vị trí đau lưng báo bệnh toàn thân nguy hiểm, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Còn nếu đau lưng do các vấn đề liên quan đến xương khớp, cùng với giải pháp y khoa, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà dưới đây:
1. Bổ sung dưỡng chất chăm sóc cột sống chuyên biệt
Cột sống bị thoái hóa là gốc rễ của hàng loạt vấn đề gây đau lưng như thoát vị đĩa đệm, gai xương, hẹp ống sống, đau dây thần tọa… Vì vậy, chăm sóc cột sống từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt có trong JEX thế hệ mới như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… là điều vô cùng cần thiết.
Bộ dưỡng chất thiên nhiên trong JEX thế hệ mới giúp nuôi dưỡng cột sống chắc khỏe, hỗ trợ giảm đau và làm chậm thoái hóa hiệu quả
Bộ dưỡng chất này có tác dụng kích thích sản xuất chất nền, thúc đẩy tái tạo sụn và xương dưới sụn, giúp duy trì cấu trúc cột sống chắc khỏe, dẻo dai. Một ưu điểm vượt trội của các dưỡng chất kể trên đó là có khả năng ức chế viêm, từ đó hỗ trợ giảm đau lưng và làm chậm thoái hóa khớp hiệu quả.
Mọi người có thể dùng JEX thế hệ mới để hỗ trợ phòng ngừa hoặc điều trị thoái hóa cột sống, viêm cột sống. Tất cả thành phần có trong sản phẩm đều có nguồn gốc thiên nhiên, nên an toàn cho người sử dụng.
2. Chườm nóng, chườm lạnh
Liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh khá hữu ích trong việc giảm nhẹ cơn đau lưng. Thông thường, nhiệt lạnh phù hợp với trường hợp đau lưng do viêm hoặc chấn thương, còn nhiệt nóng tốt nhất khi cơn đau lưng do cơ bị căng cứng.
Tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khu vực xung quanh vị trí đau lưng trong khoảng 20 phút/ lần. Để đảm bảo an toàn khi chườm nhiệt, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay chườm lạnh?
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Chuyên gia khuyên, khi bị đau lưng nên nghỉ ngơi nhưng không nên nghỉ ngơi quá một hoặc hai ngày. Bạn cần phải đứng dậy và từ từ di chuyển nhẹ nhàng. Tập thể dục được coi là một trong những cách giảm đau lưng hiệu quả. Những môn thể dục thể thao phù hợp cho người bị đau lưng là bơi lội, đi bộ hoặc tập yoga…
4. Ăn uống khoa học
Bên cạnh các dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… mọi người cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Trong đó, tăng cường nhóm thực phẩm giàu omega-3, vitamin D, protein, canxi và hạn chế các loại thực phẩm gây viêm như đồ ăn nhanh, nước uống chứa chất kích thích…
5. Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát tốt cân nặng làm giảm áp lực đè lên cột sống, từ đó giảm đau lưng và tổn thương cột sống. Nếu bạn đang bị thừa cân/ béo phì, hãy đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học, giúp lấy lại cân nặng lý tưởng nhanh nhất.
Kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên cột sống, từ đó giảm đau nhức và phòng ngừa các vấn đề xương khớp
6. Sử dụng thuốc không kê đơn
Dù vị trí đau sau lưng của bạn là lưng trên, lưng dưới hay lưng phải/ trái, thì thuốc giảm đau không kê đơn luôn là “cứu cánh”, giúp xoa dịu cảm giác đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau phải tuân theo đúng kê đơn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý tăng liều lượng.
Vị trí đau lưng không quan trọng bằng nguyên nhân gây đau lưng. Chính vì vậy, khi lưng bị đau mỏi bất thường, kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để xác định nguồn gốc cơn đau, giúp chữa trị kịp thời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!