Vậy ba la mật như chiếc bè đưa mình qua sông, chứ không phải để mình bám víu. Trong bài kinh Ví dụ con rắn, (Trung bộ kinh số 22) thì Đức Phật có đưa một hình ảnh là: có một người bên bờ này kinh sợ với nhiều thứ dữ nguy hiểm nên người đó muốn qua bờ bên kia, nên đi kiếm cây lá cành rồi bện lại thành một cái bè, rồi dùng cái bè đó đi qua sông. Khi qua đến bờ thì bỏ cái bè, chứ không ai vác cái bè đi cả.
Vậy ba la mật chỉ là phương tiện thôi. Thường mình hay nói là mình tích lũy ba la mật để thành Phật hay thánh. Ba la mật và Phước tuy giống nhau nhưng khác nhau. Phước là những thiện nghiệp pháp giúp thanh lọc tâm mình khỏi phiền não tham sân si. Phước mới mang tính chất tích lũy, còn ba la mật thì không mang tính chất tích lũy.
Vì Phước như tài sản đi theo mình trong suốt thời gian mình còn sinh tử luân hồi, đó là Phước hữu lậu. Ví dụ, vì nghèo quá nên bố thí để giàu sang thì bố thí này đúng theo nhân quả nhưng vẫn còn bản ngã muốn trở thành, nên vẫn còn lẩn quẩn trong tam giới, đây gọi là Phước hữu lậu rơi rớt trong tam giới, phải sinh trở lại để hưởng và lại tiếp tục tạo thiện ác. Nhưng cái Phước của ba la mật thì khác, nó không phải tích luỹ, mà để buông bỏ: buông những bất thiện, những phiền não, những ảo tưởng, những sai lầm….
Trong Phật giáo Theravada có 10 ba la mật như sau:
1. Bố thí để buông bỏ tâm tham, ích kỉ, san tham, dính mắc vào của cải. Bố thí ba la mật thì không có tôi trong đó, vị tha chứ không phải vì mình, không mong cầu trả ơn.
2. Trì giới là buông bỏ những điều ác, buông tâm vọng đọng, sai trái không hại: sát sanh, trộm cắp, tà dâm… Giữ giới dễ hơn phá giới, vì giữ giới không cần làm gì, nhưng phá giới thì phải bịa, trốn, lo sợ… để làm những việc ác.
3. Ly dục (xả ly) là buông bỏ tham dục với 6 trần bên ngoài. Có chánh tư duy, có lối sống tri túc, dễ nuôi… Thấy ham muốn nào hại mình hại người thì bỏ.
4.Trí tuệ là buông bỏ những cái hiểu sai lầm, buông bỏ sự tích lũy những kiến thức vay mượn khái niệm bên ngoài, mà trí tuệ phải thấy ra thực tánh pháp như thật, thấy như chúng đang là mà không thêm ảo tưởng vào.
5.Tinh tấn là buông bỏ sự làm biếng, giải đãi, buông lung phóng dật, quay trở về trọn vẹn lại với thực tại. Việc tới thì làm, trọn vẹn làm xong thì thôi. Không nên cố gắng tinh tấn quá sức quá mức sẽ dẫn đến vọng đọng lăng xăng.
6. Nhẫn nại là buông bỏ sự đối kháng, sự chống đối, không sân.
7. Chân thật là buông bỏ sự dối trá, giả dối. Thấy ra rõ sự thật của hai mặt chân đế và tục đế của sự việc, như thấy ra có cha mẹ con cái (tục đế) nhưng cũng thấy ra danh sắc nghiệp quả (chân đế)
8. Quyết định ba la mật hay còn gọi chí nguyện ba la mật là buông bỏ sự chấp không vào chân đế. Tu một lúc thấy cái gì cũng không và sẽ bị chấp vào cái không đó.
9. Tâm từ là buông bỏ tâm bất bình, tâm sân. Phải có tâm không phân biệt với tất cả chúng sanh, mang lại sự thương yêu và an vui đến cho tất cả chúng sanh.
10. Tâm xả là buông bỏ sự chấp thủ, giữ tâm quân bình, bình đẳng dù thân hay không thân, dù người thiện hay ác… vì đều là pháp hữu vi, là theo sự vận hành theo duyên nghiệp riêng của họ…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!