Áp xe là tình trạng bệnh phổ biến xuất hiện tại nhiều vị trí của cơ thể. Vậy chăm sóc vết thương bị áp xe như thế nào là đúng? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
I. Những nguy hiểm do vết thương áp xe gây ra
Áp xe là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể như: da, não, gan, phổi, vú,…. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm.
1. Viêm nhiễm lan rộng
Đó là khi số lượng vi khuẩn phát triển mạnh mẽ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Mủ và dịch sinh ra trong quá trình viêm tích tụ lại gây đau nhức, sưng đỏ lan rộng. Cơ thể sốt cao. Đây là phản ứng bảo vệ của cơ thể và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng.
2. Áp xe từ vị trí này lan sang vị trí khác
Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể vô tình tiếp xúc với ổ áp xe. Đây là điều kiện thuận lợi đưa vi khuẩn đi khắp nơi, đặc biệt vào bên trong cơ thể. Nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Đó là những biến chứng khó điều trị nhất, tỉ lệ tử vong cao.
3. Tái phát viêm nhiễm nhiều lần
Áp xe có thể tự khỏi. Nhưng vi khuẩn vẫn còn tồn tại ở vị trí áp xe, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi và tái phát trở lại.
4. Áp xe lây từ người này sang người khác
Việc dùng chung vật dụng, tiếp xúc hằng ngày cũng tạo điều kiện tốt để vi khuẩn lây lan từ người qua người.
II. Chăm sóc vết thương áp xe như thế nào là đúng?
Từ những nguy hiểm do áp xe gây nên, mọi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức chăm sóc vết thương áp xe thật an toàn và hiệu quả.
Nguyên tắc chung điều trị áp xe phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của khối áp xe. Bạn cần phát hiện và tiến hành xử lý ổ áp xe càng sớm càng tốt. Vì khi đó sự viêm nhiễm còn ít, mọi người hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà qua các bước sau:
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ
Trước khi tiến hành xử lý ổ áp xe, mọi người cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Các sản phẩm làm sạch tay như xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn chứa cồn. Cần tiến hành rửa tay thường xuyên và đặc biệt là trước khi chăm sóc vết áp xe. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn từ ổ áp xe.
Bước 2: Loại bỏ mủ viêm tại ổ áp xe
Đối với những trường hợp bị áp xe nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý ở nhà bằng cách chườm ấm lên vùng bị áp xe. Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng lưu thông máu. Khi đó nhiều tế bào bạc cầu và kháng thể được huy động tập trung đến vị trí viêm. Hệ thống miễn dịch được tăng cường để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, làm giảm đau nhức và khó chịu. Đây là biện pháp khắc phục ổ áp xe tại nhà vừa hiệu quả, lại vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:
- Đun một lượng nước vừa đủ ấm, không nóng quá để tránh làm bỏng da.
- Nhúng băng sạch hoặc mảnh vải mềm sạch vào nước ấm, sau đó phủ lên vị trí áp xe.
- Dùng một mảnh vải sạch khác xoa nhẹ nhàng lên áp xe theo chuyển động tròn. Việc làm này giúp cho mủ chảy ra dễ dàng hơn, có thể xuất hiện một chút máu rỉ ra.
- Tiến hành thực hiện nhiều lần mỗi ngày để loại bỏ nhanh nhất ổ áp xe.
Đối với các trường hợp ổ áp xe xuất hiện lâu ngày, việc tiến hành xử lý tại nhà sẽ không còn hiệu quả. Các bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành điều trị.
➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách
Bước 3: Sát khuẩn vết thương bị áp xe
Sau khi loại bỏ mủ viêm, việc sát trùng áp xe là bước rất quan trọng để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm sát khuẩn khác nhau như: Dizigone, oxy già, povidone iod,… Dung dịch sát khuẩn hiệu quả cần đáp ứng được các tiêu chí như sau:
- Khả năng làm sạch và diệt khuẩn tốt
- Không gây kích ứng, đau rát
- Không tổn thương đến các tế bào lành
- Không độc hại, dễ sử dụng
Việc lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ hạn chế vi khuẩn tái nhiễm trở lại và thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương. Hiện nay, dung dịch sát khuẩn được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng là Dizigone
III. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết thương bị áp xe
Áp xe có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong cơ thể và rất dễ lây lan. Vì vậy trong quá trình chăm sóc vết thương bị áp xe, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giặt rửa thật sạch sẽ tất cả các vật dụng đã tiếp xúc với áp xe: quần áo, đồ vải, khăn mặt,…. Bạn nên giặt ở chế độ nước nóng nhất có thể để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại ở trên đồ dùng.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, mềm mịn. Bạn nên chọn chất liệu vải cotton giúp da không bị ngứa, ngăn ngừa đổ mồ hôi, giúp da thông thoáng hơn.
- Ngoài việc vệ sinh vết thương hằng ngày, bạn có thể sử dụng kèm thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen. Chúng sẽ làm giảm tình trạng đau, sưng đỏ do áp xe gây ra. Tuy nhiên, mọi người cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn: dị ứng, sốc phản vệ.
- Sau khi vệ sinh xong vết thương, cần dùng băng vô trùng để che lại. Cần thay băng thường xuyên nếu dịch bên trong áp xe chảy ra nhiều hoặc băng bị bẩn.
- Chế độ ăn uống hợp lý. Mọi người cần tránh ăn những một số loại thực phẩm làm mưng mủ vết thương như: rau muống, thịt gà, hải sản,….
➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về việc chăm sóc vết thương bị áp xe đúng nhất. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 19009482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhất.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!