Bấm lỗ tai kiêng gì? Bấm lỗ tai nên ăn gì cho mau lành?

Bấm lỗ tai kiêng gì? Bấm lỗ tai nên ăn gì cho mau lành? Bạn sẽ thúc đẩy cho vết thương do bấm lỗ tai hồi phục nhanh chóng nhờ những bí quyết được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.

Bấm lỗ tai là một phương pháp làm đẹp vô cùng quen thuộc hiện nay. Xu hướng này ngày nay đã lan rộng ra khắp thế giới và phổ biến ở mọi giới tình. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự an toàn không? Sau khi bấm lỗ tai kiêng gì và nên bổ sung gì để vết thương nhanh lành?

1. Vết thương do bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

bấm lỗ tai kiêng gì

Bấm lỗ tai là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay

Vết thương do bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Đối với trẻ nhỏ thì thời gian lành vết thương sau khi bấm lỗ tai khá nhanh. Nguyên nhân là vì đây là độ tuổi mà những tế bào biểu bì nhanh phát triển và đây cũng là lý do mà bạn thường nhanh chóng lành vết thương khi còn nhỏ.

Các bạn trẻ hiện nay thích bấm lỗ tai rất nhiều, không chỉ một lỗ như bình thường mà bấm đến 5, 6 lỗ ở nhiều vị trí khác nhau. Do đó, người ta thường quan tâm thời gian vết thương lành. Thông thường, một vết bấm lỗ tai sẽ mất khoảng từ 6 tuần cho đến 5 tháng ở vị trí sụn và mất từ 1 đến 2 tháng ở vị trí thịt để lành hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình vết thương nhanh lành hay không còn phải phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và chế độ ăn uống, cách vệ sinh chăm sóc cho tai tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tai bị nhiễm trùng hay bị tịt lỗ sau khi bấm thành công.

2. Sau khi bấm lỗ tai kiêng gì?

  • Gạo nếp là thực phẩm đầu tiên trong danh sách mới bấm lỗ tai nên kiêng gì. Chúng sẽ khiến cho vết thương bị hở gây mưng mủ, chảy mủ. Tình trạng mủ chảy nhiều, thậm chí có dịch máu thì vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ để lại sẹo và làm cho lỗ bấm to hơn mong muốn ban đầu.
  • Tôm là một trong những hải sản dễ gây dị ứng, khiến vết thương bị ngứa và khó chịu, có khả năng làm rách vết thương khi gãi, lỗ bấm sẽ lâu lành hơn.
  • Bấm lỗ tai cần kiêng gì? Rau muống với thành phần Madecassol giúp thúc đẩy xơ phát triển, kích thích quá trình lên da và tăng biểu mô nên sẽ dễ hình thành sẹo lồi, vừa mất thẩm mỹ lại vừa khó chữa sau này.
  • Lòng trắng trứng gà sẽ khiến quá trình phục hồi vết thương bị chậm lại, vết sẹo lâu liền, tăng khả năng mưng mủ.

bấm lỗ tai kiêng gì

Bạn không nên ăn lòng trắng trứng sau khi bấm lỗ tai

  • Bấm lỗ tai cần kiêng thịt bò tuy là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp nhanh bình phục sau ca phẫu thuật nhưng nếu bạn ăn nhiều sẽ khiến vết thương bị xấu đi. Vết thương do bấm lỗ tai sẽ nhanh lành nếu bạn ăn thịt bò nhưng bù lại, vết bấm sẽ có màu đỏ thẫm tách biệt với màu dã xung quanh tai rất mất thẩm mỹ.
  • Thịt gà sẽ khiến cho vết thương hở bị ngứa và dễ hình thành sẹo sau khi lành vết thương.
  • Mực, cua ghẹ sẽ khiến cho vết thương bị ngứa, rách, sưng, mưng mủ, vết bấm lâu lành, không đóng vảy được.
  • Bia rượu và các chất kích thích sẽ khiến cho cơ thể bạn bị sưng huyết, giãn mạch, gây đau đớn cho vết thương. Nếu như không muốn lỗ bấm bị đau nhức thì bạn không nên uống bia rượu sau khi mới bấm lỗ tai về mà nên chờ cho vết thương lành hẳn.

Xem thêm:

  1. Bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao?
  2. Bấm lỗ tai có được ăn trứng không?

3. Bấm lỗ tai nên ăn gì cho mau lành?

bấm lỗ tai kiêng gì

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp vết thương nhanh lành

Bên cạnh những thông tin sau khi bấm lỗ tai nên kiêng gì thì người bấm lỗ tai cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung các thực phẩm thúc đẩy vết thương chóng lành và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Một số thực phẩm mà bạn có thể tham khảo ăn bao gồm:

  • Các loại rau củ quả xanh giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc bệnh về tim mạch, gan thận, vùng da sau khi bấm lỗ tai nhanh lành, đẹp mắt, không có màu tím hay đỏ.
  • Các loại trái cây như cam, chanh, quýt sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng.
  • Những thực phẩm như tép, lươn, cá hồi.

4. Những biểu hiện nguy hiểm sau khi bấm lỗ tai

bấm lỗ tai kiêng gì

Nên đến gặp bác sĩ nếu tai chảy máu hoặc đau nhức thời gian dài

Sau khi bấm lỗ tai, bạn cần theo dõi để sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm nhằm có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để chúng bị biến chứng. Dưới đây là những biểu hiện mà bạn cần đến bác sĩ thăm khám:

  • Chảy máu: Thông thường, máu sẽ chảy ngay sau khi bạn bấm khuyên nhưng với lượng ít bởi tai là bộ phận ít có máu. Nếu như máu ra quá nhiều và vẫn chảy máu trong nhiều ngày thì bạn cần gặp bác sĩ nhanh chóng.
  • Tình trạng đau nhức: Khi dùng súng bấm lỗ tai, bạn sẽ có cảm giác bị nhói đau một chút rồi sau đó sẽ không đau. Nếu bạn thấy đau liên tục và nhức xuất hiện, đôi lúc có những cơn giật ở tai và mặt thì hãy cẩn thận.
  • Tình trạng sưng viêm kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương. Trong trường hợp vết thương bị sưng viêm nặng thì lỗ tai có thể bị tổn thương và hoại tử. Do đó, ngay khi phát hiện tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ, bạn có thể sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm để chấm dứt vấn đề này.
  • Dấu hiệu bị ngứa ngáy: Đây có thể là hiện tượng bình thường hoặc không bình thường tùy theo cơ địa mỗi người. Mặc dù vậy, có đến 90% trường hợp bị ngứa lỗ tai sau khi bấm đều là do bị dị ứng với chất liệu khuyên tai. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc đến việc thay khuyên tai với chất liệu phù hợp hơn.

Bấm lỗ tai là một hình thức làm đẹp đơn giản bởi khuyên tai sẽ giúp cho các cô gái tỏa sáng hơn. Mong rằng những chia sẻ trên đã giải đáp giúp bạn câu hỏi bấm lỗ tai kiêng gì và nên ăn gì. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp vết thương nhanh lành, bạn hãy thực hiện các biện pháp trong bài viết này và giữ vệ sinh tai sạch sẽ. Chúc bạn có một lỗ bấm đẹp và không bị nhiễm trùng.