1. TR là gì?
Là sinh viên của các trường kinh tế, hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với các ký hiệu như TR, TC,… phải không nào. Đây là những thuật ngữ mà chúng ta đã được học ngay từ khi mới bước chân vào cánh cửa các trường đại học, cao đẳng, thuộc khối ngành kinh tế, nó là kiến thức cơ bản thuộc bộ môn kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô.
Đầu tiên, chúng ta hãy giải thích TR là gì? TR là viết tắt của cụm từ Total Revenue (TR), có nghĩa là tổng doanh thu.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam định nghĩa, tổng doanh thu là tổng các giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong một kỳ xác định, nhờ các hoạt động kinh tế phát sinh, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu ở đây chỉ bao gồm các tổng gia trị lợi ích doanh nghiệp đã thu và sẽ thu được trong tương lai, không tính các nguồn lợi ích kinh tế phát sinh do bên- thứ ba thu hộ, không làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nên không được phép tính vào doanh thu. Hay trường hợp các cổ đông tham gia góp vốn làm gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cũng không được ghi nhận vào doanh thu.
Hay đơn giản bạn có thể hiểu, doanh thu (DT) chính là khoản tiền doanh nghiệp thu được sau khi bán sản phẩm, dịch vụ; tổng doanh thu (TR) là tổng số tiền doanh nghiệp bán được tổng hàng hóa, bao gồm cả chi phí sản xuất (TC) doanh nghiệp bỏ ra và lợi nhuận (LN) thu được. Doanh thu được tính bằng cách công thức giá bán nhân với sản lượng.
Xem thêm: Việc làm nhân viên bán hàng
2. Vai trò của tổng doanh thu (TR)
Vậy tổng doanh thu có vai trò gì đối với doanh nghiệp? Doanh nghiệp có cần quan tâm đến chỉ số này không?
Tổng doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và ra quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp. Như mọi người đều hiểu, để các hoạt động buôn bán có thể diễn ra, doanh nghiệp có thể phát triển, tiền là điều kiện đầu tiên và tiên quyết phải có. Có doanh thu, doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các nguồn lực kinh tế cho việc sắm sửa các trang thiết bị, nhà xưởng, trang trải các chi phí về lương nhân công, đảm bảo cho việc tái sản xuất đơn giản cũng như mở rộng sản xuất được diễn ra một cách bình thường và hiệu quả; đồng thời, dựa trên tổng doanh thu, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ phải đóng thuế đối với nhà nước, khẳng định giá trị công ty trong mắt đối tác và các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng cho việc tham gia góp vốn và liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh khác.
Thông qua tổng doanh thu, doanh nghiệp sẽ nhìn thấy rõ được hiệu quả và quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh; nếu doanh nghiệp bỏ ra chi phí nhiều hơn so với lợi nhuận thu về, doanh nghiệp sẽ bị âm tổng doanh thu và sẽ nhanh chóng gặp các vấn đề khó khăn về tài chính, đặc biệt, nếu quá trình này kéo dài, doanh nghiệp phải đi đến việc phá sản.
Vì vậy, đánh giá được tổng doanh thu, sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá được sức khỏe kinh tế của doanh nghiệp đang trong tình trạng nào? Từ đó, đưa ra các biện pháp phù hợp để gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Những câu nói hay trong lĩnh vực kinh doanh
3. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu vào thời điểm nào?
Thời điểm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu chính là lúc người mua thanh toán tiền hoặc ghi nợ cho người bán sau khi đã nhận đủ hàng hóa. Hay nói một cách học thuật thì là chính là thời điểm người bán chuyển giao quyền sở hữu về tài sản, vật tư, hàng hóa,… sang cho người mua. Nó chỉ được ghi nhận vào doanh thu của doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đã chuyển giao hàng hóa đến cho khách hàng
– Không còn quyền nắm giữ, quản lý hay kiểm soát các sản phẩm.
– Doanh thu phải được xác định một cách chắc chắn, khách hàng có khả năng thanh toán trong điều kiện nợ.
– Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích về mặt kinh tế sau khi tiến hành giao dịch.
– Xác định chính xác chi phí bán hàng bỏ ra.
Mẫu thư xin việc làm
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp
Chúng ta đều rõ LN= DT-CP ( Lợi nhuận = doanh thu – chi phí). Vì vậy, hai yếu tố cốt lõi nhất ảnh hưởng đến doanh thu chính là lợi nhuận thu được và chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra. Con số này > 0, chứng tỏ, doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, cần thúc đẩy phát triển mở rộng hơn trong quá trình sản xuất; doanh thu = 0, thể hiện rằng, doanh nghiệp đang có lợi nhuận bằng đúng chi phí bỏ ra (điều này thường hiếm khi xảy ra); còn nếu doanh thu nhỏ hơn <0, đây chính là tín hiệu cảnh báo doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần xem xét lại một cách cẩn thận về vấn đề chi phí, đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài hai yếu tố về lợi nhuận và chi phí; còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng ngành riêng biệt. Ví dụ, trong ngành công nghiệp sản xuất, do số lượng và chủng loại của sản phẩm vô cùng nhiều và đa dạng; việc sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, thiên nhiên hoặc thời vụ. Sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng lựa chọn, sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu về doanh thu, nếu không được người tiêu dùng lựa chọn, sản phẩm sẽ nhanh chóng bị thị trường đào thải, công ty không thể thu hồi vốn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu tiêu thụ của thị trường, cung cấp cho thị trường những sản phẩm phù hợp đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Hay trong ngành đặc thù như xây dựng, việc thu hồi doanh thu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, sau khi các công trình hoặc giai đoạn công trình được bàn giao. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành việc thi công xây lắp theo đơn đặt hàng theo yêu cầu về giá trị sử dụng, chất lượng sản phẩm được người mua lựa chọn, vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm xây lắp chính là quá trình bàn giao công trình đã hoàn thành cho các đơn vị khách hàng và thu tiền về. Việc thu tiền này còn phụ thuộc vào điều khoản được quy định ngay từ đầu là thu tiền theo hạng mục công trình hoàn thành hay theo giai đoạn, tiến độ công việc. Do đó, doanh thu cũng phụ thuộc vào kết quả và thời gian hoàn thành công việc.
Bên cạnh đó, các chủ trương chính sách của nhà nước cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến doanh thu của doanh nghiệp, thông qua các chính sách về thuế, chính sách giá cả,… Nếu nhà nước quan tâm, muốn khuyến khích thì sẽ tác động nên các chính sách này để tạo cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, các yếu tố khác về chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,…cũng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của PD về TR là gì, hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về doanh thu của doanh nghiệp. Chúc bạn luôn may mắn và thành công trên con đường học tập của mình nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!