Để trả lời câu hỏi quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì, hãy cùng Cơ Khí Việt Hàn tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng của quy tắc này nhé.
Khái niệm
Quy tắc bàn tay phải hay quy tắc nắm tay phải, là một quy tắc được dùng trong điện từ học trong vật lý.
Trong một dây dẫn chuyển động trong một từ trường, quy tắc bàn tay phải xác định chiều dòng điện cảm ứng. Quy tắc này dùng để xác định chiều của các đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
Sử dụng Quy tắc bàn tay phải
Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây còn ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Xác định chiều tương tác của ống dây và nam châm thử nhỏ
Xác định được chiều Nam Bắc của ống dây. Nam châm có chiều cùng nhau sẽ đẩy nam châm, bị ống dây hút vào khi phần tiếp xúc của ống dây và nam châm có chiều trái nhau. Sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ chạy trong ống dây hình trụ có dây điện quấn quanh.
Xác định hướng của nam châm thử
Quy tắc nắm tay phải được sử dụng để xác định chiều của từ trường khi biết chiều của dòng điện hoặc ngược lại. Từ đó suy ra các cực của nam châm thử.
Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì
Xác định từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
Có 2 loại đường sức từ đi qua đường dẫn uốn thành vòng tròn:
- Đường thẳng dài vô hạn là đường sức từ đi qua tâm O của vòng tròn dây dẫn điện.
- Những đường sức từ còn lại là những đường cong đi vào từ mặt Nam và đi ra từ mặt Bắc của dòng điện tròn đó.
Công thức tính: B = 2. 10-7. π. N. I/r
Trong đó:
B: là độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần tính
I: Cường độ dòng điện (A)
N: Số vòng dây dẫn điện
r: bán kính vòng dây (m)
Xác định từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
Đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài là những đường tròn vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dây dẫn điện.
Cách xác định chiều của đường sức từ như sau: Nắm bàn tay phải sao cho ngón cái đưa ra nằm dọc theo dây dẫn I, khi đó, ngón cái chỉ theo chiều dòng điện về điểm Q, các ngón tay còn lại khum theo chiều đường sức từ trên đường tròn tâm O (O nằm trên dây dẫn I).
Công thức tính: B = 2. 10-7. I/r
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện của dây dẫn
B: Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần xác định
r: Khoảng cách từ điểm cần xác định đến dây dẫn (m)
Tham khảo thêm:
- Công suất hao phí là gì?
- Bu lông hóa chất fischer là gì?
- Ma sát trượt là gì? Công thức của lực ma sát trượt
Xác định từ trường của dòng điện chạy trong ống dây hình trụ
Chiều của đường sức từ được xác định theo quy tắc bàn tay phải như sau: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho chiều khum bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện quấn trên ống dây, ngón cái duỗi ra chỉ hướng của đường sức từ. Đường sức từ đi vào từ mặt nam và đi ra mặt bắc của ống dây đó.
Công thức tính: B = 4. 10-7. π. N. I/l
Trong đó:
B: là độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần tính
I: Cường độ dòng điện (A)
N: Số vòng dây dẫn điện
l: là chiều dài ống dây hình trụ (m)
r: bán kính vòng dây (m)
Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm được quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì. Bạn đang cần có nhu cầu mua các sản phẩm như bu lông inox, ốc vít inox,… để phục vụ trong sản xuất, bạn có thể tìm đến đơn vị chúng tôi. Cơ khí Việt Hàn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất thị trường hiện nay.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!