Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có quyết định tinh giản chương trình học, tập trung vào những phần kiến thức trọng tâm, giảm tải các kiến thức nâng cao, mở rộng, tăng cường tích hợp, nhằm đảm bảo học sinh vẫn có kiến thức nền đầy đủ cho năm học, sẽ học bù, bổ sung và đào sâu các kiến thức này trong năm học tiếp theo. Thực chất đây cũng là một giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Tuy nhiên, trong số các nội dung được tinh giản, vẫn có rất nhiều nội dung học sinh được yêu cầu tự học có hướng dẫn, tự học/ tự đọc. Theo phân tích của các thầy cô nhà Kiến, những nội dung tinh giản ngoài một số phần kiến thức được lược bỏ không học, có rất nhiều nội dung luyện tập, vận dụng kiến thức (đặc biệt là vận dụng cao), hoặc những nội dung chứng minh/ phân tích/ đánh giá các định lý/ khái niệm/ cơ chế/ quy trình. Thực chất đây là những nội dung giúp học sinh hiểu sâu nhớ lâu một kiến thức nào đó.
Các thầy cô tại Kiến tin rằng những nội dung tinh giản thuộc về vận dụng, luyện tập hoặc phân tích/ chứng minh là những nội dung rất quan trọng trong việc hình thành, khắc sâu kiến thức. Nên nếu có thời gian, học sinh nên học đầy đủ, vì điều này sẽ giúp bạn xây dựng kiến thức tổng quan vững vàng và sâu sắc hơn, từ đó củng cố các kiến thức trọng tâm cần nắm trong năm nay.
Với tinh thần đó, Kiến Guru quyết định không cắt bớt kiến thức trong các buổi phát sóng livestream Học kỳ trực tuyến. Đây vẫn là nguồn phát sóng đầy đủ nội dung chương trình học để đảm bảo các bạn học sinh có nhu cầu vẫn có thể tiếp cận được nguồn kiến thức đầy đủ nhất, đặc biệt với các nội dung các bạn được yêu cầu tự học có hướng dẫn/ tự đọc/ tự làm hoặc tham khảo thêm.
Sau đây là nội dung chi tiết tinh giản môn học dành cho lớp 12
1. Môn Toán (Đại số)
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu
Chương: Nguyên hàm Tích phân và Ứng dụng
Tích phân – Hiểu được khái niệm tích phân (hay tích phân xác định) được bắt nguồn từ những bài toán thực tế – Trình bày được định nghĩa tích phân của hàm số liên tục trên một đoạn là một số hoàn toàn xác định nhờ vào chính nguyên hàm của nó – Tính chất 1, 2, 3 – Vận dụng được phương pháp tính tích phân (phương pháp đổi biến số) -Vận dụng được phương pháp tính tích phân (phương pháp tích phân từng phần) – Vận dụng được các tính chất, các phép tính tích phân để làm các bài tập sau 3, 4a, 4b – Vận dụng được các tính chất, các phép tính tích phân để làm các bài tập sau 2a, 2b, 3, 4a, 4b, 5b, 5c
– Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình được cho bởi tích phân để làm cácbài tập 3, 5
– Biết các tính chất, phép toán và các phương pháp tính tích phân Ứng dụng của tích phân trong hình học – Trình bày được các công thức tính diện tích cho bởi tích phân
– Trình bày được một số dạng đồ thị của những hàm số quen thuộc để chuyển bài toán tính diện tích theo công thức ở dạng tích phân
– Vận dụng được các công thức tính diện tích cho bởi tích phân để làm các bài toán tính diện tích hình phẳng
– Trình bày được các công thức tính thể tích cho bởi tích phân
– Trình bày được công thức tính thể tích khối chóp và khối chóp cụt theo công thức ở dạng tích phân
– Vận dụng được các công thức tính thể tích cho bởi tích phân để làm các bài toán tính thể tích khối chóp và khối chóp cụt
– Trình bày được công thức tính thể tích khối tròn xoay cho bởi tích phân
– Vận dụng được công thức tính thể tích khối tròn xoay cho bởi tích phân
– Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình được cho bởi tích phân để làm các bài tập 1, 2, 4
– Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình được cho bởi tích phân để làm cácbài tập 3, 5 Ôn tập chương 3 – Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập 3, 4c, 4d, 4e, 4g, 6a, 6b, 6g, 7a
– Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập trắc nghiệm từ 1 đến 5
– Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài 7b, câu trắc nghiệm 6
– Vận dụng các kiến thức đã học về thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị y=f(x), y=g(x) và hai đường thẳng x=a, x=b quay quanh trục Ox. Kiểm tra 45 chương 3 Kiểm tra các kiến thức trong chương nguyên hàm tích phân và ứng dụng.
Chương: Số phức
Số phức – Hiểu các khái niệm số phức, phần thực và phần ảo của một số phức, hai số phức bằng nhau
– Trình bày được biểu diễn một số phức trên mặt phẳng tọa độ, số phức liên hợp, mô đun số phức
– Vận dụng khái niệm số phức, các khái niệm liên quan đến số phức để làm các bài tập 1, 2c, 4a, 4d, 6
Cộng trừ và nhân số phức – Xây dựng quy tắc cộng, trừ và nhân hai số phức
– Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân các số phức
– Vận dụng các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số phức để làm các bài tập 1a, 1b, 3a, 3d, 4, 5
Phép chia số phức – Trình bày được phép chia hai số phức
– Thực hiện được các phép tính trong một biểu thức chứa các số phức
– Vận dụng các kiến thức cộng, trừ, nhân hai số phức, phép chia số phức để làm các bài tập 1b, 1c, 2c, 2d, 3a, 3b, 4b, 4c
Phương trình bậc hai hệ số thực – Giải được phương trình bậc hai với hệ số thực trong mọi trường hợp của biệt số denta
– Vận dụng cách giải phương trình bậc hai với hệ số thực trong mọi trường hợp của denta để làm các bài tập 1, 2
– Vận dụng cách giải phương trình bậc hai với hệ số thực trong mọi trường hợp của denta, định lí Vi-ét và các khái niệm liên quan đến số phức để làm các bài tập 3, 4, 5 – Trình bày và tìm được căn bậc hai của một số thực âm Ôn tập chương 4 – Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập 4, 5, 8, 9
– Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập từ câu 1 đến câu 6
Kiểm tra 45 chương 4 Kiểm tra các kiến thức chương 4 số phức
2. Môn Toán (Hình học không gian)
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu
Chương: Phương pháp tọa độ trong không gian
Hệ tọa độ trong không gian – Hiểu được định nghĩa về toạ độ của một vectơ, của một điểm đối với một hệ toạ độ xác định trong không gian.
– Hiểu và nhớ biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ, các công thức biểu thị quan hệ giữa các vectơ (cùng phương, đồng phẳng, vuông góc,…), các công thức về diện tích tam giác, thể tích khối hộp và khối tứ diện.
– Hiểu và nhớ các công thức biểu thị mối quan hệ giữa các điểm (thẳng hàng, đồng phẳng, toạ độ trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm tam giác và trọng tâm tứ diện,….)
– Bước đầu biết vận dụng phương pháp toạ độ để giải các bài toán hình học không gian đơn giản. -Vận dụng công thức tọa độ trọng tâm tam giác, trung điểm của đoạn thẳng để giải bài toán xác định tọa độ điểm và vectơ
-Vận dụng công thức tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng của tích vô hướng để giải các dang toán liên quan.
– Vận dung công thức tích có hướng của hai vectơ và ứng dụng của tích có hướng để giải các bài toán liên quan.
– Vận dụng các tính chất của vectơ và biểu thức tọa độ các phép toán của vectơ để giải bài toán chứng minh 3 điểm thẳng hàng, hai vectơ cùng phương, không cùng phương
-Viết được phương trình mặt cầu với các điều kiện cho trước
-Xác định được tâm và tính được bán kính mặt cầu khi biết phương trình của nó
-Biết cách lập phương trình mặt cầu ngoại tiếp tam giác, ngoại tiếp tứ diện
Ôn tập vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập: 1a, 4a,5, 6 trang 68 SGK Phương trình mặt phẳng -Biết khái niệm về vectơ pháp tuyến của mặt phẳng.
– Biết dạng công thức tổng quát của phương trình mặt phẳng.
– Khi cho phương trình mặt phẳng, HS biết cách xác định toạ độ vectơ pháp tuyến của mặt phẳng và nhận ra các trường hợp đặc biệt về vị trí của mặt phẳng (so với hệ trục toạ độ) căn cứ trên phương trình của nó.
– Cách lập phương trình mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và có vectơ pháp tuyến cho trước, đồng thời biết cách đưa về trường hợp cơ bản đó để viết phương trình mặt phẳng trong những trường hợp khác.
-Biết cách xác định vị trí tương đối của hai mặt phẳng.
-Biết và ghi nhớ công thức khoảng các từ một điểm đến một mặt phẳng và áp dụng vào các bài toán khác.
-Biết cách lập phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn.
-Biết khái niệm về vectơ pháp tuyến của mặt phẳng.
-Biết dạng công thức tổng quát của phương trình mặt phẳng.
-Khi cho phương trình mặt phẳng, HS biết cách xác định toạ độ vectơ pháp tuyến của mặt phẳng và nhận ra các trường hợp đặc biệt về vị trí của mặt phẳng (so với hệ trục toạ độ) căn cứ trên phương trình của nó.
-Cách lập phương trình mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và có vectơ pháp tuyến cho trước, đồng thời biết cách đưa về trường hợp cơ bản đó để viết phương trình mặt phẳng trong những trường hợp khác.
-Biết cách xác định vị trí tương đối của hai mặt phẳng.
-Biết và ghi nhớ công thức khoảng các từ một điểm đến một mặt phẳng và áp dụng vào các bài toán khác.
-Biết cách lập phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn.
-Biết phương pháp giải một số dạng toán viết phương trình mặt phẳng thường gặp -Biết phương pháp giải một số dạng toán thường gặp có sử dụng công thức khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng
-Vận dụng lý thuyết đã học để làm các bài tập xác định vị trí tương đối của hai mặt phẳng
Biết cách vận dụng các lý thuyết và công thức đã học để làm các bài tập 1, 3, 7, 8a, 9a trang 80 SGK Kiểm tra 45p chương 3 hình học Kiểm tra các kiến thức chương Phương pháp toạ độ trong không gian. Phương trình đường thẳng trong không gian -Biết khái niệm VTCP của đường thẳng
-Biết cách lập phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng
-Biết cách xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
-Biết công thức tính khoảng cách từ một điểm đến 1 đường thẳng trong không gian, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau
-Biết phương pháp giải một số dạng toán viết phương trình đường thẳng thường gặp -Vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập 1a, 1c, 1d, 3a, 4, 6, 9 trang 89 SGK. Ôn tập chương 3 – Bài tập 2, 3 trang 91. 92 SGK
-Bài tập 4. 6 trang 92 SGk -Bài tập 8. 11 trang 92 SGk
-Bài tập trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 10 trang 94 SGK
-Bài tập 1, 5, 7 trang 91, 92 SGK
-Bài tập 9, 10, 12 trang 92 SGK
3. Môn Lịch Sử
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu
Chương: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) – Trình bày được tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Gionevơ năm 1954 về Đông Dương
– Biết được quá trình miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954- 1960)
– Nắm được quá trình miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “ Đồng khởi” (1954- 1960)
– Nắm được nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
– Biết được quá trình miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) – Trình bày và hiểu rõ chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ ở miền Nam
– Tưởng thuật và hiểu được ý nghĩa chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho), phá “Ấp chiến lược”
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) – Trình bày và hiểu rõ chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
– Tường thuật và hiểu được ý nghĩa chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965
– Trình bày được ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
– Biết được bối cảnh lịch sử, diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
– Biết được quá trình miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968)
– Trình bày được âm mưu của Mĩ trong chiến lược “VN hóa chiến tranh”
– Biết được những thắng lợi về chính trị và ngoại giao trong việc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ
– Trình bày được âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”
– Hiểu được quá trình miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội
– Trình bày được sự kiện Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại lần thứ hai và nội dung trận Điện Biên Phủ trên không
– Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari
– Nắm cơ bản về hoàn cảnh, diễn biến của hội nghị Pa ri Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) – Trình bày được nội dung Hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương và diễn biến, ý nghĩa chiến thắng Phước Long.
– Trình bày được nội dung của chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
– Tường thuật và hiểu được ý nghĩa chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 – 3 đến ngày 24 – 3)
– Tường thuật và hiểu được ý nghĩa Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 – 4 đến ngày 30 – 4)
– Trình bày được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Trình bày được quá trình miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam
– Tường thuật và hiểu được ý nghĩa Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3)
Chương: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 – Trình bày được quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước – Khái quát được tình hình hai miền Bắc -Nam sau năm 1975
-Trình bày được quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở hai miền đất nước.
25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986). Cả bài Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) Trình bày được nội dung của đường lối đổi mới của Đảng Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000) Bài 27. Tổng kết Lịch sử Việt Nam
từ năm 1919 đến năm 2000
Cả bài Ôn tập luyện thi THPT Quốc gia Dựa vào nội dung đã tinh giản ở khối 11 và 12, tập trung ở khối 12
4. Môn Văn Học
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu Nhân vật giao tiếp – Đặc điểm, vai trò và tác động tri phối lời nói của các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp
– Có kĩ năng nói, viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh nhất định
Vợ nhặt – Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 và niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết
– Xây dựng truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi – Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)
– Các nội dung của một bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Rừng xà nu – Hình tượng rừng xà nu – biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt
– Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng
– Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện , bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm
– Đọc, tóm tắt văn bản, những nét khái quát về tác giả, tác phẩm Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Nhân vật ông Năm Hên ngay thẳng, chất phác thuần hậu, mưu trí, dũng cảm, có tài bắt sấu trừ họa cho mọi người
– Ngôn ngữ văn xuôi đạm chất Nam Bộ, lối kể chuyện ngắn gọn, mang màu sắc huyền thoại
Những đứa con trong gia đình – Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Việt và Chiến
– Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ
Trả bài làm văn số 5 Củng cố tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học (bài làm ở nhà) – Nắm vững các tác phẩm truyện và tùy bút đã học trong chương trình
– Vận dụng tốt các kĩ năng làm bài văn nghị luận, nhất là kĩ năng phân tích truyện, tùy bút và kĩ năng lập luận
Chiếc thuyền ngoài xa – Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời
-Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
– Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo
Thực hành về hàm ý – Khái niệm hàm ý
– Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng
– Một số tác dụng của cách nói hàm ý
Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích) – Không khí ngày Tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng
– Những nét tính cách đối lập
– Nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí nhân vật…
Đọc thêm: Một người Hà Nội – Nếp sống văn hoá và phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền
– Niềm tin vào con người và mảnh đất Hà Nội
– Nghệ thuật lựa chọn tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, giọng văn đượm chất triết lí
Thực hành về hàm ý (tiếp theo) – Củng cố, nâng cao kiến thức về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ
– Có kĩ năng lĩnh hội, kĩ năng nói và viết câu có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết
Thuốc Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận Số phận con người (trích) – Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận
– Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật
– Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật
Trả bài làm văn số 6 – Những ưu điểm và hạn chế trong bài làm văn của mình
– Rút ra những kinh nghiệm cần thiết để nâng cao kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học nói chung, nghị luận về tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi nói riêng
Ông già và biển cả (trích) – Ý chí và nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc chinh phục con cá kiếm cũng như chống chọi với sự dữ dội của biển khơi
– Chi tiết giản dị, chân thực, mang ý nghĩa hàm ẩn lớn lao
– Đọc, tóm tắt văn bản Diễn đạt trong văn nghị luận – Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Đọc, tóm tắt văn bản
– Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung
– Trả lời các câu hỏi 1, 3
– Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
– Câu hỏi 2, 4, 5 và phần Luyện tập
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) – Luyện tập – Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Nắm được những luận điểm chủ yếu của bài viết: Quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Phát biểu tự do – Khái niệm phát biểu tự do
– Những điểm giống nhau và khác nhau so với phát biểu theo chủ đề
Phong cách ngôn ngữ hành chính – Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính – Khái niệm ngôn ngữ hành chính và văn bản hành chính Văn bản tổng kết – Nắm được đặc điểm và yêu cầu của văn bản tổng kết
– Viết được một văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản.
Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 10 đến lớp 12 Ôn tập phần làm văn – Hệ thống hoá tri thức về cách viết các kiểu văn bản được học ở THPT
– Viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học – Những giá trị cơ bản của văn học.
– Những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học
Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ – Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm loại hình các loại hình, các phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt đã học từ lớp 10 đến lớp 12, nắm chắc đặc điểm của từng phong cách và việc sử dụng mỗi phong cách trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp
– Làm các bài tập 2, 3, 4
– Bài tập 1, 5 – Nâng cao kĩ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản thuộc từng phong cách Ôn tập phần Văn học – Trả lời các câu hỏi 1,3,4 trong phần II – Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II – Các câu hỏi trong phần I, câu 2, 5, 6,7 phần II Kiểm tra tổng hợp cuối năm Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
5. Môn Địa Lý
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu
Chương: Địa lí dân cư
Lao động và việc làm – Trình bày được đặc điểm nguồn lao động và hiện trạng sử dụng lao động ở nước ta
– Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết
Đô thị hoá – Trình bày được đặc điểm đô thị hóa và sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta
– Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta
Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng – Vẽ được biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta
– So sánh và nhận xét được mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta
– Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta
Chương: Địa lý kinh tế
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Trình bày được các đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta, cụ thể:
– Nền nông nghiệp nhiệt đới
– Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới
– Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ nét Vấn đề phát triển nông nghiệp – Trình bày được cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
– Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta:
+ Sản xuất cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả; chăn nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi trâu bò
Sản xuất cây lương thực; chăn nuôi dê, cừ Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt – Vẽ được biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng; nhận xét được mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
– Phân tích được xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp – Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thuỷ sản và một số phương hướng phát triển ngành thuỷ sản của nước ta
– Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp
+ Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
+ Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưmng đã bị suy thoái nhiều Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp – Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của 7 vùng nông nghiệp
– Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp – Trình bày được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ
– Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp
Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm – Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp – Trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp
– Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
– Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta
Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp – Vẽ được biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta
– Giải thích được Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước
Ôn tập Kiểm tra giữa kì Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc – Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải của nước ta
– Trình bày được đặc điểm ngành thông tin liên lạc của nước ta
Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương của nước ta
– Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta
– Trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ – Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng
– Trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất – kỹ thuật của vùng
– Phân tích được việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng – Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất – kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế – xã hội
– Trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ – Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng
– Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng
Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ – Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
– Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển, tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng
Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên – Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
– Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về vị trí đối với phát triển kinh tế
– Trình bày được thực trạng phát triển cây công nghiệp, khai thác và chế biến lâm sản, phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và biện pháp giải quyết những vấn đề đó
Thực hành so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ – Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích được sự giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Giải thích được sự giống và khác nhau trong chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ – Giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ
– Giải thích được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường
– Phân tích được các thế mạnh nổi bật và những hạn chế đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ – Viết được báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ
– Vẽ được biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ
Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long – Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng
– Trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông – Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, cần phải bảo vệ.
– Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo.
Các vùng kinh tế trọng điểm – Biết được phạm vi lãnh thổ, vai trò, đặc điểm, thực trạng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam
– Trình bày được thế mạnh chủ yếu của từng vùng kinh tế trọng điểm đối với việc phát triển kinh tế – xã hội
Ôn tập Kiểm tra học kì
Chương: Địa lí địa phương
Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố – Biết cách chuẩn bị, thu thập, xử lí tài liệu và viết báo cáo về từng chủ đề nghiên cứu về địa lí tỉnh hoặc thành phố Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố (tiếp theo) – Xây dựng được bản tổng hợp về địa lí tỉnh hoặc thành phố
6. Môn Giáo Dục Công Dân
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu Công dân với các quyền tự do cơ bản – Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân – Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân – Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân Công dân với các quyền dân chủ – Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
– Nội dung quyền bầu cử và ứng của vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
– Ý nghĩa quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân
Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử – Cách thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân
– Ý nghĩa quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân
Công dân với các quyền dân chủ – Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
– Nôi dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
– Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
– Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội Công dân với các quyền dân chủ – Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của côgn dân
– Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
– Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân
– Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân
– Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
– Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân
Ôn tập giữa kì II Kiểm tra 1 tiết Pháp luật với sự phát triển của công dân – Quyền học tập của công dân
– Quyền sang tạo của công dân
– Quyền được phát triển của công dân
Pháp luật với sự phát triển của công dân – Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
– Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyèn học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
– Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
– Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyèn học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Pháp luật với sự phát triển của đất nước – Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế – Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước Pháp luật với sự phát triển của đất nước – Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội – Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hoá Pháp luật với sự phát triển của đất nước – Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ mội trường – Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ mội trường Pháp luật với sự phát triển của đất nước – Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh – Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh
7. Môn Vật Lý
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu Tán sắc ánh sáng – Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
– Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
– Nêu được chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
Giao thoa ánh sáng – Nêu được đặc điểm của hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
– Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
– Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng, hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và công thức tính khoảng vân.
– Ứng dụng đo bước sóng ánh sáng của công thức khoảng vân
– Nêu được bước sóng ánh sáng và màu sắc
Các loại quang phổ – Nêu được cấu tạo máy quang phổ
– Nêu được khái niệm và đặc điểm của quang phổ phát xạ.
– Nêu được khái niệm và đặc điểm của quang phổ hấp thụ.
Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại – Nêu được bản chất và tính chất chung, công dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại Tia X – Nêu được cách tạo tia X, bản chất, các tính chất và công dụng của tia X
– Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng.
– Nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
Thực hành tham khảo KT 1 tiết Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng – Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện tượng quang điện là gì.
– Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
– Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng.
– Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt.
Hiện tương quang điện trong – Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.
– Nêu được quang điện trở là gì
– Nêu được pin quang điện là gì
Hiện tượng quang – Phát quang – Nêu được sự phát quang là gì.
– Giải thích được hiện tượng quang – phát quang bằng thuyết lượng tử ánh sáng
Mẫu nguyên tử Bo – Nêu được mô hình hành tinh nguyên tử Bo
– Nêu được tiên đề về trạng thái dừng
– Nêu được tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
– Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô
Sơ lược về Laze – Nêu được cấu tao laze
– Nêu được đặc điểm về sự phát xạ cảm ứng
– Nêu được các ứng dụng của laze
Tính chất và cấu tạo của hạt nhân – Nêu được cấu tạo hạt nhân
– Nêu được đồng vị là gì
– Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân.
– Viết được hệ thức Anh-xtanh giữa khối lượng và năng lượng.
Năng lượng liên kết của hạt nhân – Phản ứng hạt nhân – Nêu được đặc điểm về lực hạt nhân – Nêu được độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân là gì. – Nêu được phản ứng hạt nhân là gì. – Phát biểu được các định luật bảo toàn số khối, điện tích, động lượng và năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân. Phóng xạ – Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì.
– Nêu được thành phần và bản chất của các dạng phóng xạ.
– Viết được hệ thức của định luật phóng xạ.
– Nêu được một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ.”
Phản ứng phân hạch – Nêu được phản ứng phân hạch là gì.
– Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và nêu được các điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra.
– Hiểu được nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng PWR
Phản ứng nhiệt hạch – Nêu được những ưu việt của năng lượng phản ứng nhiệt hạch. Các hạt sơ cấp – Nêu được hạt sơ cấp là gì
– Nêu được tên một số hạt sơ cấp.
Cấu tạo vũ trụ – Nêu được sơ lược về cấu tạo của hệ Mặt Trời. Cấu tạo vũ trụ – Nêu được sao là gì, thiên hà là gì. Ôn tập Ôn tập KT HKII
8. Môn Hóa Học
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại. Cả bài Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Cả bài Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Cả bài B.1. Canxi hiđroxit Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Cả bài Nhôm và hợp chất của nhôm Cả bài V. Sản xuất nhôm Bài tập 6 (trang 129) và các bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hoá học giữa Al3+ và OH- tạo kết tủa rồi kết tủa tan trong OH- dư Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Cả bài Kiểm tra 1 tiết Thực hành: Tính chất của natri, nhôm và hợp chất của nhôm. -Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al. -Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
-Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
Sắt Cả bải Hợp chất của sắt Cả bài Gang -Khái niệm gang, phân loại, sản xuất gang Thép – Khái niệm gang, phân loại, sản xuất thép: Nguyên tắc -Các phương pháp luyện thép -> HS tham khảo. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất quan trọng của sắt Cả bài Crom và hợp chất của crom Cả bài Luyện tập: Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng. Cả bài Luyện tập Kiểm tra 1 tiết. Thực hành: Tính chất hoá học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2
Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng
Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hoá K2Cr2O7 Nhận biết ion trong dung dịch Nhận biết các ion (Na+, NH4+, Al3+, Fe2+, Fe3+, Cu2+, NO3-, Cl-, CO32-, SO42-) Nhận biết một số chất khí Nhận biết khí CO2, SO2, H2S, NH3 Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ Cả bài Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế Cả bài Hoá học và vấn đề xà hội Hoá học và vấn đề môi trường Ôn tập thi học kì 2
9. Môn Sinh Học
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu Các bằng chứng tiến hóa – Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào ; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài. – – Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá. – Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Phát biểu định luật phát sinh sinh vật của Muylơ và Hêchken. Nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học: đặc điểm của một số vùng địa lí động vật, thực vật; đặc điểm hệ thống vật trên các đảo. Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn – Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn; vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. – – Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyể của Lanmac: Vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trông sự thích nghi của sinh vật. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại – Nêu đặc điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
– Trình bày được vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hoá nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu cuả quá trình tiến hoá.
– Trình bày được vai trò của quá trình giao phối (ngẫu phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ: Cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
– Nêu được vai trò của di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ.
– Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.
– Nêu được vai trò của biến động di truyền (các nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hoá nhỏ.
– Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.
– Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí)
Loài – Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: Hình thái, địa lý, sinh thái, sinh lí – hoá sinh, di truyền) – – Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền). – . Quá trình hình thành loài – Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo con đường địa lí. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) – Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá. Nguồn gốc sự sống – Nêu được các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất – Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: Tiến hoá học, tiến hoá tiền sinh học. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất – Nêu được tên các đại địa chất và sinh vật điển hình – Nêu được hóa thạch và vai trò của hóa thạch và cách tính tuổi hóa thạch. Hiện tượng trôi dạt lục địa – Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu, biết được một số hoá thạch điểm hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và Động vật. . Sự phát sinh loài người – Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
– Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
Ôn tập Kiểm tra 1 tiết Môi trường và các nhân tố sinh thái – Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái, một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố môi trường, sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường – Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). – Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổ hợp, quy luật giới hạn. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể – Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học). Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể. – Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật – Liệt kê được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể. – Trình bày được đặc điểm chi tiết của các đặc trưng. . Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tt) – Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn. Biến động số lượng cá thể của quần thể – Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: Theo chu kỳ và không theo chu kì.
– Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã – Định nghĩa được khái niệm quần xã.
– Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.
– Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt, con mồi và vật chủ – vật kí sinh).
Diễn thế sinh thái – Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng) và ý nghĩa của diễn thế sinh thái. Hệ sinh thái – Nêu được định nghĩa hệ sinh thái –
– Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. –
– Nêu được các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo). Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái – Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: Chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc sinh dưỡng. Biết lập hồ sơ về chuỗi và lưới thức ăn
– Hiệu suất sinh thái.
– Nêu được các tháp sinh thái. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển – Trình bày được các chu trình sinh địa hoá: nước, cacbon. – – Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước), khái niệm chu trình vật chất – Chu trình Nito Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái – Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng) Thực hành: quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên – Trình bày được cơ sở sinh thái học của viêc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên: các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người; tác động của việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển; quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, những biện pháp cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường. Bài tập phần Sinh thái Ôn tập phần tiến hóa, sinh thái Ôn tập chương trình Sinh học THPT
10. Môn Tiếng Anh
Tên Bài Học Nội Dung Học Kĩ Nội Dung Tự Học/Tự Làm Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu
Unit 6: Endangered Species
Vocabulary: Endangered animals and plants (Part 1) Nắm được các từ vựng liên quan đến động vật và cây cối có nguy cơ bị tuyệt chủng phần 1 Vocabulary: Endangered animals and plants (Part 2) Nắm được các từ vựng liên quan đến động vật và cây cối có nguy cơ bị tuyệt chủng phần 2 Pronunciation: Linking a vowel to a vowel Biết được nguyên tắc nối nguyên âm với nguyên âm Grammar: The future perfect Nắm được điểm ngữ pháp thì tương lai hoàn thành Grammar: Double comparatives Nắm được điểm ngữ pháp so sánh kép Communication: Do you for or against bringing extinct species back to life? Luyện nghe, nói về việc ủng hộ hay phản đối việc đem những động vật có nguy cơ tiệc chủng quay trở lại với cuộc sống thường ngày
Unit 7: Artificial Intelligence
Vocabulary: Artificial Intelligence Nắm được các từ vựng liên quan đến trí tuệ nhân tạo Pronunciation: Sentence stress Biết được cách nhấn trong câu Grammar: Causative structures with “have” Nắm được điểm ngữ pháp cấu trúc cầu khiến với “have” Grammar: Causative structures with “get” Nắm được điểm ngữ pháp cấu trúc cầu khiến với “get” Communication: Discuss and recommend an interesting film about AI Luyện nghe, nói về bộ phim liên quan đến trí tuệ nhân tạo
Unit 8: The World of Work
Vocabulary: The world of work Nắm được các từ vựng nói về nghề nghiệp Pronunciation: Stressing words in a sentence – Review Ôn tập lại cách nhấn trong câu -. Hs học kĩ Grammar: Reported speech (Basic) Nắm được điểm ngữ pháp cơ bản câu tường thuật ->. Hs học kĩ Grammar: Reported speech (Reporting Verbs) Nắm được điểm ngữ pháp câu tường thuật với các động từ dùng để tường thuật/báo cáo Grammar: Reported speech (Passive with reporting Verbs) Nắm được điểm ngữ pháp về câu tường thuật bị động với các động từ dùng để tường thuật/báo cáo Communication: Luyện nghe, nói về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Vocabulary, Pronunciation, Grammar Ôn tập các từ vựng liên quan đến động vật có nguy cơ tiệt chủng và trí tuệ nhân tạo
Ôn tập cách nhấn trong câu
Ôn tập thì tương lai hoàn thành và câu tường thuật
Communication: Talk about job advertisments Ôn tập về nói về trí tuệ nhân tạo và các loài động vật có nguy cơ tiệc chủng
Unit 9: Choosing a Career
Vocabulary: Leaving School and Choosing a Career Nắm được các từ vựng liên quan đến lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp Pronunciation: Stressing words in a sentence – Review Ôn tập nhấn trong câu Grammar: Phrasal Verbs Nắm được nghĩa và cách thành lập các cụm động từ Grammar: Adverbial clauses of condition, comparison, manner, and result Nắm được điểm ngữ pháp mệnh đề trạng từ, điều kiện, so sánh, thể cách và kết quả Communication: Discuss what summer jobs would you like to apply Luyện nghe, nói về xin việc làm thêm mùa hè và kinh nghiệm phỏng vấn
Unit 10: Lifelong Learning
Vocabulary: Lifelong learning Nắm được các từ vựng về việc học suốt đời Pronunciation: Intonation of questions – Review Ôn tập lại ngữ điệu trong câu hỏi Grammar: Conditionals – Types 3 Nắm được điểm ngữu pháp câu điều kiện loại 3 Grammar: Mixed conditionals of Type 2 and Type 3 Nắm được điểm ngữ pháp câu điều kiện tổng hợp loại 2 và 3 Communication: Discuss the lifelong learning in Australia and Singapore Luyện, nghe nói về sự thành công của chỉ tịch Hồ Chí Minh Ôn tập Kiểm tra
Trên đây là nội dung chi tiết về những bài cần học kĩ, những bài cần tự học/tự làm và những bài chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy rằng việc tự học tại nhà sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc năm chắc kiến thức cần thiết, nhưng Kiến Guru hi vọng rằng với những nội dung phân bổ bài học một cách rất chi tiết như trên thì các em học sinh sẽ nắm được những nội dung trọng tâm để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng sắp diễn ra.
Bên cạnh đó, Kiến Guru vẫn là ứng dụng học tập không thể thiếu để giúp các em học sinh nắm chắc bài học, đặc biệt trên Kiến Guru đang có gói Ôn thi THPT với hàng ngàn đề thi và bài giải chi tiết để các em có sự trải nghiệm và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh.
Chúc các em thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!