Tiểu rắt là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy, làm thế nào để điều trị hiện tượng tiểu rắt. Hãy cùng tham khảo các loại thuốc trị tiểu rắt nhanh chóng và hiệu quả.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị theo Đông y và Tây y cho bệnh nhân. Các loại thuốc điều trị tiểu rắt phổ biến có công dụng kháng sinh, kháng viêm hoặc giảm đau.
Các loại thuốc trị tiểu rắt theo Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc trị tiểu rắt phù hợp. Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ nhằm phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị bệnh tiểu rắt:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp điều trị viêm đường tiết niệu, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu rắt. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh này còn có tác dụng ức chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây viêm âm đạo, viêm phụ khoa, đồng thời giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn, từ đó giảm các triệu chứng của tiểu rắt.
Một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị tiểu rắt có thể kể đến như Trimethoprim, Fosfomycin, Sulfamethoxazole, Nitrofurantoin hay các nhóm thuốc như Macrolid, Cyclin, Quinolone…
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 1 tuần, còn đối với tình trạng nặng hơn, có thể thời gian sử dụng sẽ kéo dài trong khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thuốc trị tiểu rắt – Thuốc giãn cơ trơn
Cơ trơn là một trong ba loại cơ cấu tạo nên hệ cơ nội quan của con người, thường bao quanh các ống dẫn hoặc tạng rỗng trong cơ thể như dạ dày, ruột, bàng quang… Vì vậy, việc sử dụng thuốc giãn cơ trơn có thể giảm các cơn đau khi đi tiểu do tiểu rắt gây ra. Những loại thuốc có tác dụng giãn cơ trơn thường gặp:
- Nếu bị tiểu rắt, người bệnh có thể sử dụng thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn như Nospa. Loại thuốc giãn cơ này sẽ giúp giảm các cơn đau quặn thận hoặc đường niệu sinh dục. Những người đang bị suy gan, thận, tim hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Nhóm kháng Alpha 1 (ức chế Alpha blockes) cũng là nhóm thuốc có tác dụng làm giãn các cơ trơn thành mạch của tuyến tiền liệt và các cơ cổ bàng quang, từ đó giúp hạn chế chứng tiểu rắt. Một số biệt dược thuộc nhóm thuốc kháng Alpha 1 có thể kể đến như Doxazosin (Cardura), Alfuzosin (Xatral, Uroxatral), Terazosin (Hytrin), Prazosin, Tamsulosin (Flomax)…
Thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh
Đối với trường hợp người bệnh bị rối loạn chức năng của bàng quang thì bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm và ức chế thần kinh. Chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine hoặc các hoạt chất Oxybutynin, Darifenacin, Tolterodin… có tác dụng thư giãn bàng quang hoặc tác động lên hệ thần kinh trung ương, từ đó gửi tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang.
Tiểu rắt nên uống thuốc gì? Các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y trị tiểu rắt được khá nhiều người bệnh ưa chuộng vì không có nhiều tác dụng phụ mà mang lại hiệu quả cao. Tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của người bệnh, lương y sẽ gia giảm thành phần sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Người mắc chứng tiểu rắt có thể tham khảo các bài thuốc Đông y sau đây:
Bài thuốc 1: Kim tiền thảo, Lá đinh lăng, Diếp cá, Trạch tả, Vỏ bí ngô. Trong đó:
- Kim tiền thảo có tác dụng làm suy giảm sự phát triển của sỏi, giúp giảm tiểu rắt, đái buốt và tình trạng nước tiểu đậm.
- Lá đinh lăng có công dụng lợi tiểu, chống độc và hạ sưng.
- Diếp cá được sử dụng để diệt trừ vi khuẩn và chống viêm.
- Vỏ bí ngô giúp thanh nhiệt, loại trừ ký sinh trùng, tiêu viêm và thũng.
- Trạch tả ngăn ngừa tình trạng máu nhiễm mỡ, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận và giúp lợi tiểu.
Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, sắc thành thang và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Người bệnh nên áp dụng liên tục trong nhiều ngày đến khi triệu chứng bệnh giảm thiểu đáng kể.
Bài thuốc 2: Củ nghệ vàng, mã đề, miên đường lang, kim ngân hoa mỗi loại 20g. Trong đó:
- Nghệ vàng có tác dụng bồi bổ can, tỳ và làm giảm đau bụng dưới do rối loạn đường tiểu.
- Mã đề có công dụng giảm tình trạng đái rắt và thông tiểu.
- Miên đường lang được sử dụng để tán phong, kháng viêm cho bộ phận sinh dục.
- Kim ngân hoa giúp cung cấp các loại kháng sinh tự nhiên cho cơ thể, nhằm loại bỏ một số tác nhân gây viêm nhiễm.
Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun với nước trên lửa nhỏ, sau đó chia ra thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc trị tiểu rắt này liên tục cho đến khi các vấn đề viêm nhiễm hết dần.
Bài thuốc 3: Tang diệp 16g, Ngũ gia bì, Bạch truật, Thục địa, Khiếm thực mỗi loại 12g, Thỏ ty tử, Bạch linh, Trạch tả mỗi loại 10g. Trong đó:
- Tang diệp giúp giải độc, tán nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Bạch truật được sử dụng để cải thiện chức năng của gan, thận và lợi tiểu.
- Ngũ gia bì có công dụng kháng viêm, tăng cường chức năng sinh dục, từ đó hỗ trợ tiểu tiện.
- Khiếm thực được thêm vào để kiểm soát vấn đề tiểu nhiều lần.
- Thục địa có tác dụng bảo vệ gan, tiêu sưng và trị viêm.
Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, trộn đều rồi sắc kỹ với nước, sau đó chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Người bệnh nên sử dụng cách bữa ăn khoảng 1 tiếng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi điều trị tiểu rắt
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị tiểu rắt. Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc trị bệnh tiểu rắt, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày cũng như tránh các thói quen xấu như nhịn tiểu, quan hệ tình dục không an toàn sẽ giúp bạn giảm nguy cơ viêm nhiễm và tiểu rắt.
- Rèn luyện thể dục thể thao: Luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để phòng tránh tốt sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, luyện tập sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng hệ bài tiết bị ảnh hưởng do ít vận động, lâu ngày gây ra viêm nhiễm và tiểu rắt.
- Tiểu rắt nên ăn gì: Trước tiên, người tiểu rắt nên uống nhiều hơn 2l nước mỗi ngày để giúp hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn như việt quất, rau đắng, râu ngô, bí xanh…
- Tiểu rắt nên kiêng gì: Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người mắc chứng tiểu rắt cần tránh các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn như cà phê, rượu, đồ cay, nóng, chất ngọt nhân tạo hoặc các loại trái cây có tính axit.
Trên đây là tổng hợp các loại thuốc trị tiểu rắt hiệu quả người bệnh có thể tham khảo. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần kết hợp với việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để nhanh chóng khỏi bệnh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!