Turnover rate là gì? Tỷ lệ này có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp? Cách tính tỷ lệ nhảy việc như thế nào? Cùng Glints tìm hiểu tất tần tật về chủ đề thú vị này – turnover rate qua bài viết dưới đây nhé.
Turnover rate là gì?
Turnover rate là gì? Turnover rate phản ánh tỷ lệ nhân sự thôi việc trên bình quân số nhân sự trong một tháng, một quý hoặc một năm, qua đó xác định tốc độ thay đổi của nhân viên.
Nhân sự nghỉ việc được phân chia thành hai nhóm chính:
- Tự nguyện nghỉ việc do các nguyên nhân chủ quan như chán việc, không hài lòng với chính sách đãi ngộ, không hòa thuận với đồng nghiệp, v.v.
- Không tự nguyện do các nguyên nhân khách quan như nghỉ hưu, thay đổi nơi ở, bệnh tật, v.v.
Một số người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa các định nghĩa về staff turnover, turnover rate, asset turnover, inventory turnover. Cùng Glints phân biệt lại các khái niệm này nhé.
- Staff turnover để chỉ doanh thu có được từ việc bán sản phẩm, dịch vụ.
- Asset turnover là hệ số vòng quay tổng tài sản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Inventory turnover để chỉ khả năng quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn trong kho.
Cách tính turnover rate
Sau khi đã nắm rõ về khái niệm Turnover rate là gì, tiếp đến chúng ta sẽ đi tìm cách để tính tỷ lệ này.
Trước khi tính tỷ lệ nghỉ việc của người lao động bạn cần nắm rõ 3 chỉ số sau:
- Lượng nhân sự ở thời điểm đầu (B– beginning)
- Lượng nhân sự vào thời điểm cuối (E – Ending)
- Lượng nhân sự đã nghỉ làm trong thời gian cần tính (L – Left)
Sau đó, bạn thực hiện tính số lượng nhân sự trung bình trong thời gian cần tính (Avg – Avarage).
Để tính tỷ lệ nghỉ việc trong tháng đó, bạn chỉ cần lấy số nhân sự đã nghỉ việc trong tháng chia cho lượng nhân sự trung bình trong tháng, rồi nhân với 100.
Turnover rate = (L/Avg)*100
Ví dụ: Đầu tháng, công ty của bạn có 50 nhân sự, nhưng sau đó có 10 nhân sự nghỉ việc đến cuối tháng số nhân sự còn làm việc còn lại là 40.
Vậy tỷ lệ nhân sự nghỉ việc trong tháng = [10/(50+40)/2]*100 = 22.2%
Tương tự nếu bạn muốn tính tỷ lệ nhân sự nghỉ việc trong năm, bạn chỉ cần lấy số nhân viên đã nghỉ việc trong năm rồi chia cho số lượng nhân viên trong năm là được.
Thế nào là turnover rate tốt/xấu?
Sau khi đã tính được tỷ lệ nhân sự nhảy việc, con số này phản ánh về tình trạng nhân sự trong doanh nghiệp của bạn.
- Tỷ lệ dưới 3% thể hiện tình hình lao động ổn định, số lượng nhân viên nghỉ việc đến chủ yếu từ lý do khách quan. Trong trường hợp đến từ yếu tố chủ quan, bộ phận nhân sự cần xem xét lại cách quản lý nhân sự từ cách ứng xử tới giải quyết các khúc mắc trong công việc, v.v.
- Tỷ lệ từ 3 – 5%: Tình hình nhân sự vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Lý do khiến nhân sự nghỉ việc chủ yếu đến từ chính sách lương và nhân sự cấp trên.
- Tỷ lệ từ 5 – 8%: Dấu hiệu cho thấy công ty đang xuất hiện vấn đề về nhân sự. Bên cạnh hai vấn đề về lương và cấp trên, bạn cần quan tâm đến các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Tỷ lệ từ 8 – 10%: Dấu hiệu cảnh báo về nguồn nhân sự của công ty đang bất ổn định. Bên cạnh những yếu tố vừa nêu, văn hóa doanh nghiệp không tốt cũng khiến nhân viên không hài lòng với công việc dẫn đến nghỉ làm.
- Tỷ lệ trên 10%: Doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn lại các vấn đề kể trên và tham chiếu với môi trường ngành để xác định mức ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài đến doanh nghiệp nhằm tìm ra hướng giải quyết kịp thời.
Đọc thêm: Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì? Những Quy Định Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Năm 2022
Nguyên nhân khiến nhân sự nghỉ việc
Nguyên nhân nào khiến cho nhân sự nghỉ việc? Như Glints vừa chia sẻ ở trên có hai xu hướng nghỉ việc là tự nguyện và không tự nguyện.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Flexjobs, khảo sát trên 2202 nhân sự họ đưa ra 5 lý do phổ biến nhất, trong đó:
- Văn hóa doanh nghiệp độc hại chiếm 62%
- Lương thấp chiếm 59%
- Sự quản lý thấp kém chiếm 56%
- Không cân bằng được việc đi làm và sức khỏe chiếm 49%
- Không cho phép làm việc từ xa chiếm 43%
Cũng theo một nghiên cứu khác của ConsumerAffairs thực hiện trên 1000 người cho biết 5 lý do họ nghỉ việc là:
- Tìm kiếm một mức lương cao hơn với 47%
- Tìm kiếm lợi ích tốt hơn với 42%
- Tăng lương không đủ với 41%
- Nhu cầu không được được đáp ứng bằng lương với 40%
- Thanh toán không công bằng với 41%
Phương pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc
Vậy có cách nào để giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc tại các doanh nghiệp? Đây là một bài toán lớn cần doanh nghiệp đi tìm lời giải một cách nhanh nhất.
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định người nghỉ việc
Nếu turnover rate của doanh nghiệp thấp hơn trung bình ngành nhưng không có lý do gì để ăn mừng nếu không xác định được người nghỉ việc.
Nếu người nghỉ việc là người có hiệu suất công việc tốt, bạn cần hành động ngay lập tức, bởi hiệu suất của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Nếu nhân sự nghỉ việc là người có hiệu suất làm việc thấp bạn có thể đạt được lợi nhuận bằng việc tận hưởng sự tương tác của nhân sự, năng suất và lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai, xác định thời điểm họ nghỉ việc
Việc theo sát để xác định khi nào nhân sự nghỉ việc hết sức quan trọng.
Chẳng hạn, tỷ lệ nghỉ việc đưa cho bạn rất sự thật như phương pháp tuyển dụng của bạn có đang hiệu quả không, xem xét lại bảng mô tả công việc nếu nhân sự rời đi do trách nhiệm của họ khác hoặc mâu thuẫn với JD, đầu tư thời gian và tiền bạc để tổ chức các buổi định hướng nếu nhân sự rời đi do không hợp văn hóa, triển khai các hoạt động gắn kết và tương tác với nhân sự nếu nhân sự gặp khó khăn với việc cân bằng công việc – cuộc sống.
Thứ ba, xác định nguyên nhân nhân sự rời đi
Bằng việc xác định lý do rời đi của nhân sự, doanh nghiệp có thể thay đổi phong cách quản lý, hoặc chính sách đãi ngộ.
Phỏng vấn nghỉ việc là một cách hữu ích để doanh nghiệp biết được lý do khiến họ rời đi, hoặc gợi ý cho doanh nghiệp những cách làm hữu ích để cải thiện. Những chia sẻ của nhân sự sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xem xét lại toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự mình.
Đọc thêm: Xin Nghỉ Việc Trước Bao Nhiêu Ngày Thì Đúng Quy Định?
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về tỷ lệ nghỉ việc – turnover rate mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu hơn về khái niệm turnover rate là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về tỷ lệ này trong doanh nghiệp.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp nhé.
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!