Việc làm Hàng không
1. Cơ trưởng là gì?
Là một danh từ, sử dụng để chỉ một vị trí đứng đầu trong tổ bay. Là người chịu trách nhiệm chính, quản lý vào điều hành chuyến bay đó sao cho an toàn và tránh được mọi sự cố. Nếu giải nghĩa theo ngành hàng không, thì cơ trưởng là người cầm lái chính trong chuyến bay và có trách nhiệm lớn lao, trong chuyến bay bất kể vì nguyên nhân gì thì cơ trưởng sẽ là người hướng dẫn cho khách hàng thoát hiểm một cách an toàn và là người dời khỏi chiếc máy bay đó cuối cùng.
Tức là cơ trưởng sẽ chịu trách nhiệm với chuyến bay, tàu bay từ lúc cất cánh cho đến khi hạ cánh, kể cả vấn đề liên quan đến huỷ bỏ/ lỡ chuyến bay, hạ cánh khẩn cấp hoặc quay trở lại nơi cất cánh.
Trong tình huống khẩn cấp, có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng không thì cơ trưởng có quyền không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu. Tuy nhiên vẫn phải báo cáo kịp thời với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Mặt khác, giới trẻ còn sử dụng “cơ trưởng” để gọi những cô gái hấp dẫn, quyến rũ nhảy múa, quẩy sung trong các Bar, Club.
Tham khảo: Lương phi công cao như thế nào?
2. Mô tả công việc cơ trưởng
Với những chia sẻ ở trên thì các bạn thấy quá rõ về những trách nhiệm cũng như sự cao cả của vị trí này rồi đúng không? Không hề dễ dàng gì để hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Tuy nhiên khi đã đưa ra quyết định và lựa chọn thì dù là nghề gì, vị trí nào thì chúng ta đều có nghĩa vụ phải thực hiện cũng như hoàn thành nó một cách tốt nhất có thể. Dựa theo Quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hàng không dân dụng nước ta, thì nghĩa vụ cơ trưởng có nội dung như sau:
Tải xuống ngay
– Chịu trách nhiệm chỉ đạo của người khai thác tàu bay.
– Tuân thủ và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để có thể mang lại sự an toàn cho mọi người, tài sản trong tàu bay khi gặp phải những tình huống xấu; và là người cuối cùng rời khỏi tàu bay.
– Khi phát hiện ai đó, tài sản hoặc phương tiện giao thông bị nạn ở ngoài tàu bay thì sẽ thông báo nay cho bộ phận đang cung cấp dịch vụ không lưu. Đồng thời cũng hết mình hỗ trợ và giúp theo khả năng của mình, tuy nhiên không được ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu bay, con người và tài sản trong tàu bay của mình
– Tuân thủ và thực hiện mọi biện pháp khi gặp phải tình huống bay chệch đường hàng không, đưa tàu bay về đường hàng không.
Bên cạnh những nhiệm vụ cao cả trên thì cơ tưởng con được đảm bảo cả những đặc quyền, trong quá trình điều hành cũng như quản lý tàu bay. Đương nhiên trong quá trình chuyến bay đang diễn ra, cơ trưởng cũng sẽ có quyền được đưa ra các xử lý cũng như biện pháp để ngăn chặn những người thực hiện một hành vi trong tàu bay, để đảm bảo được an ninh hàng không và an toàn của chuyến bay, tàu bay. Cụ thể một số hành vi sau:
– Phạm tội; Sử dụng ma tuý; Hút thuốc nơi bị cấm vì có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu bay;
– Có hành động dọa nạt, hung hăng tác động đến sự an toàn, an ninh hàng không. Hoặc phạm phải thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
– Hành động hành hung, coi thường hoặc đe dọa hành khách hoặc thành viên tổ bay, hoặc phá hoại tài sản trong tàu bay;
– Hành khách không tuân thủ hoặc áp dụng theo sự hướng dẫn của thành viên tổ bay hoặc chỉ huy tàu bay. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự an ninh, an toàn cho tàu bay.
– Cố tình sử dụng những thiết bị điện tử khi bị cấm vì an toàn chuyến bay (tàu bay cất cánh, hạ cánh…);
Bên cạnh đó, cơ trưởng vẫn có quyền đưa ra quyết định những vấn đề về thả hành lý, hàng hóa, đồ vật, xả nhiên liệu từ tàu bay theo đúng nội dung đã được quy định của Luật Hàng không dân dụng. Cơ trưởng sẽ ra chỉ đạo cũng như đưa ra mệnh lệnh cần thiết trong những trường hợp có thể ảnh hưởng đến sự an ninh tàu bay… cho đến khi có cơ quan thẩm quyền liên quan chịu trách nhiệm. Tuy nhiên nếu không nhận được những chỉ thị rõ ràng của khai thác tàu bây thì cơ trưởng vẫn có quyền thực hiện cũng như thông bào với cơ quan khai thác tàu bay.
– Chịu trách nhiệm chi trả những khoản phí cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ cũng như việc đảm bảo sự an toàn cho tàu bay, con người và tài sản trong tàu bay;
– Vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cần thiết quá trình bay được diễn ra thuận lợi;
– Thuê thêm nhân lực thời vụ tùy theo từng vụ việc cần thiết để phục vụ cho chuyến bay.
Như vậy, các bạn đã có thêm nhiều cái nhìn mới về cơ trưởng là gì rồi đúng không. Và thực tế không phải ai cũng có thể vượt qua được những khó khăn cũng như thách thức của nghề. Tuy nhiên tôi chắc chắn với bạn rằng, cơ trưởng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố: Ý chí, sức khỏe, bản lĩnh và tài giỏi để hoàn thành sứ mệnh cao cả của người chỉ quy.
Việc làm nhân viên bán vé máy bay
3. Vì sao cơ trưởng, cơ phó không bao giờ dùng suất ăn giống nhau?
Có lẽ đây là bí mật mà không phải ai cũng biết về cơ trưởng và cơ phó. Trên mỗi chuyến bay, trong buồng lái cơ trưởng và cơ phó dù ngồi cùng nhau cùng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo sự an ninh, an toàn cho tàu bay nhưng lại không dùng chung một thực đơn hay suất ăn giống nhau. Vì sao?
Nếu bạn đã hiểu được phần nào về cơ trưởng thì cũng biết đây là một trong những ngành nghề có nhiều đặc thù cũng như tính chất riêng, họ luôn phải theo dõi cũng như điều kiển tàu bay trong suốt chuyến bay. Và đương nhiên không ai trong chúng ta có thể chắc chắn rằng chuyến bay đó không có sự cố hay có thể xảy ra những tình huống xấu nào. Vì từ trước đây nay trên các trang báo hay truyền hình thi thoảng lại có những tin tức về những tai nạn tàu bay, điều đó đã gây ra nhiều trấn động cho toàn xã hội.
Chính vì vậy, các phi công đều cần phải thực hiện theo đúng quy tắc cũng như quy định, đặc biệt là về suất ăn. Đó là cơ trưởng và cơ phó khi tham gia cùng một chuyến bay sẽ không được thưởng thức chung một thực đơn, để tránh được rủi ro về khả năng bị ngộ độc thực phẩm cùng lúc hai người có vai trò quan trọng. Vì nếu cả hai cùng bị thì quá trình diễn ra chuyến bay thì sẽ thật sự nguy hiểm. Thật ra từ trước đến giờ cũng đã có nhiều trường hợp xảy ra. Vì theo tờ Business Insider năm 1982 đã có trường hợp xảy ra khi cả 10 thành viên của phi hành đoàn đều bị ngộ độc thực phẩm chỉ vì món bánh mỳ nên chuyến bay đã phải trở lại Boston.
Nhưng cũng thật may là họ đã được hạ cánh an toàn mà không gặp phải những rủi ro. Chưa hết, vào năm 2010 cũng đã có một trường hợp tương tự, có hai vị phi công Anh bị ngộ độc mà nguyên nhân cũng do họ đã cùng ăn suất ăn trước khi lên chuyến bay đó. Do vậy, đây chính là một quy định mà các phi công cần phải tuân thủ để tránh được phần nào những rủi ro không đáng có.
Xem thêm: Booker là gì – Các thông tin liên quan đến công việc booker
4. Những chia sẻ thực tế của một cơ trưởng sau 21 năm làm phi công
Một cơ trưởng giấu tên đã chia sẻ với các phi công mới bước chân vào nghề bằng những kinh nghiệm cũng như cái nhìn thức tế nhất của anh về nghề này. Hiện nay, cơ trưởng đã trải qua nhiều trường hợp có may có xui trong những hành trình của mình và anh muốn cho các thế hệ sau có cái nhìn thực tế về Cơ trưởng là gì rõ hơn. Các bạn cũng đừng bỏ qua những lời mà anh sẽ chia sẻ này nhé.
Sau ánh hào quang
Sau 21 năm chinh phục các đường bay, thì anh cảm thấy công việc của mình rất thú vị, sau mỗi thách thức chuyến bay là anh lại thấy mình có thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Nghề bay đã mang lại nhiều cho anh những thứ, đầu tiên là đặc quyền. Có lẽ đó chính là cơ hội mà anh có thể tiếp cận với công nghệ, được thực hành và làm việc với những trang thiết bị tiên tiến, chỉ đứng sau ngành công nghiệp vũ trụ. Tuy nhiên chính những đòi hỏi về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn ngày càng cao nên anh đã không ngừng học hỏi và nghiên cứu để cập nhật được những kiến thức mới.
Nhiều khi trong ngày nghỉ phép, đang vui vẻ bên gia đình thì lại phải bỏ dở tất cả để làm thay nhiệm vụ cho đồng nghiệp vì họ bận không thể đảm nhận được vị trí. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ mà một cơ trưởng cần phải đảm bảo được, khi tàu bay vẫy gọi thì chúng ta không thể chối từ được. Chính vì điều này mà người ta mới nói rằng làm cơ trưởng thì tỷ lệ ly hôn sẽ cao hơn, vì không có nhiều thời gian dành cho gia đình, công việc luôn là yếu tố hàng đầu. Hãy chắc chắn bạn có thể hoàn thành được điều dó trước khi đưa ra quyết định theo đuổi nghề này.
Việc làm tiếp viên hàng không
Yếu tố quan trọng của phi công
Theo kinh nghiệm của người cơ trưởng 21 năm trong nghề thì có hai yếu tố quan trọng nhất, đó là kiến thức tốt và tâm lý vững vàng. Trong quá trình bay thì môi trường làm việc trên không, khả năng hay trí nhớ cùng với phản xạ của bạn sẽ chỉ còn 70%. Tức là bạn cần phải có kiến thức tốt cùng với việc chịu khó học tập. Trong nghề, nếu muốn được ai đó khen chuyên nghiệp thì bạn sẽ phải hội tụ đủ các yếu tố: đúng quy trình, đúng giờ, kỷ luật, sáng tạo, sẵn sàng đưa công việc lên hàng đầu.
Như vậy, để trở thành một phi công – một cơ trưởng tương lai thì bạn cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức và tâm lý vững vàng để vượt qua được mọi chặng bay, không ngại những thử thách cũng như khó khăn của nghề. Học viện hàng không chính là nơi đào tạo phi công mà bạn có thể theo học.
Sau khi đọc bài viết về mô tả công việc cơ trưởng này chắc chắn bạn đã hiểu hơn về công việc cụ thể của một cơ trưởng là như thế nào rồi đúng không. Hãy đến với Timviec365.vn để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác nữa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!