Thật khó để có thể phủ nhận được vai trò của bánh mì trong đời sống. Mô hình kinh doanh lò bánh mì, mở lò bánh mì đã xuất hiện mọi nơi, khắp các con đường, ngõ phố của người Việt. Thậm chí, ngày nay, loại bánh này không chỉ được kinh doanh trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài.
Bánh mì là món ăn phổ biến nên rất được nhiều người tiêu dùng chọn lựa
Trong các loại bánh thì bánh mì là loại bánh được sử dụng rất nhiều. Chỉ điểm tên cũng có thể thấy hàng chục loại bánh mì khác nhau. Đó là bánh mì ngọt, bánh mì chà bông, bánh mì kẹp, bánh mì sandwich, bánh mì que, bánh mì tròn, dài… Đi cùng sự đa dạng đó là nhu cầu sử dụng vô cùng lớn của con người. Chính vì xuất phát từ nhu cầu ấy mà bánh mì vô cùng có tiềm năng đối với những ai có ý định kinh doanh.
Thu nhập khủng từ việc mở lò bánh mì
Bánh mì là loại bánh có vốn đầu tư khá thấp, không phải mất nhiều chi phí bảo quản, nhân lực cũng như không quá khó về phương pháp làm. Mở lò bánh mì kinh doanh thường chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm một số loại máy móc chuyên dụng như lò nướng, máy trộn bột… Về sau, các chi phí như nguyên liệu lại khá thấp và rất phù hợp với túi tiền kinh doanh.
Ảnh minh họa: Bánh mì sau khi sản xuất ra nên được trưng bày lên các tủ trưng bày bánh với cách sắp xếp thông minh nhằm thu hút khách hàng dễ dàng hơn
Mở lò bánh mì:
Lợi nhuận đến từ một lò bánh mì là rất cao. Mỗi ngày, một lò bánh có thể làm ra hàng ngàn ổ bánh, đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Rất nhiều lò bánh mì hiện nay vừa có thể cung cấp sỉ, bỏ hàng cho những xe bánh mì nhỏ, ở chợ hoặc bán lẻ cho người mua. Từ thực tế này có thể thấy việc mở lò bánh mì là hình thức kinh doanh rất khả quan và dễ dàng tạo lợi nhuận.
Ngoài nhu cầu của khách hàng thì trong đời sống, bánh mì có vị trí quan trọng, đóng góp nhiều vào các bữa ăn ngon, các buổi tiệc. Người ta có thể dùng bánh mì vào ăn sáng, dùng kèm các món có sốt, ăn chơi, ăn lót dạ hoặc thậm chí là thưởng thức chúng như những loại bánh cao cấp khác. Chính vì sự phổ biến và thông dụng trong đời sống mà bánh mì rất dễ được thực khách chọn lựa.
Chị Vân Anh – chủ một lò bán bánh mì tại quận Tân Bình cho biết: “Mỗi ngày, lò bánh cung cấp một số lượng lớn bánh mì cho các khách lẻ, đại lý khác. Số bánh xuất ra đã lên tới con số hàng ngàn mỗi ngày. Thu nhập sau khi trừ chi phí cho nhân viên,nguyên liệu, máy móc, dịch vụ cũng lời về tiền triệu. Kinh doanh bánh mì cũng không quá vất vả như những ngành nghề khác”.
Kinh doanh bánh mì dễ dàng mang lại lợi nhuận cao
>> Tham khảo bài viết: Dây chuyền làm bánh mì
Bài toán kinh doanh lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao:
I/ Nhân lực và máy móc hỗ trợ
Phối hợp thật chuẩn & hoàn hảo giữa máy móc + con người. Giúp tăng năng suất làm bánh lên cao hơn! Thực tế Ổ bánh mỳ sẽ đều, tròn, bóng, đẹp.
Thay vì nghĩ mình sẽ sở hữu nhân sự nhiều – Hãy nghĩ nhân sự ít đi còn lại đầu tư vào thiết bị làm bánh phải tốt và thật chuẩn – Phối hợp ăn ý – lấy hiệu quả, năng suất, chất lượng làm đặt lên hàng đầu.
Vốn 100 triệu – 500 triệu : Là một mức kinh phí đủ để bạn có thể khởi nghiệp. Vì chi phí mặt bằng nếu ở Hồ Chí Minh là khoảng 15 – 30 triệu / 1 tháng
Nhân sự : 7 triệu / thợ
Máy móc: Tùy loại
Vì thế tính kỹ thì khâu chuẩn bị tiền bạc: bèo 100 triệu nhé!
—KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH SOẠN SẴN — GIÚP CÁC BẠN HÌNH DUNG CON SỐ RÕ ĐỂ GIẢM RỦI RO KHI CHÍNH THỨC BƯỚC VÀO KINH DOANH LÒ BÁNH MỲ!
Quy tình làm bánh mì gồm các bước:
Trộn bột – Chia bột – Se bột – Ủ bột – Nướng bánh
Bộ dây chuyền cơ bản: máy trộn bột 7kg + tủ ủ bột 16 khay + lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay
Dây chuyền thiết bị làm bánh mì đầy đủ
Mỗi khâu vận hành máy đều cần có người phụ trách, dựa vào chi phí mở lò từ đó suy nghĩ nên nhập bao nhiêu máy. Sau đó định hướng kinh doanh
Nếu mới khởi nghiệp, tốt nhất bạn nên chọn những dòng máy có năng suất vừa phải, ” Bếp công nghiệp Toàn Cầu ” sẽ giúp bạn sở hữu được máy làm bánh công suất tốt – chuẩn và hoàn hảo nhất!
Công thức: Bộ dây chuyền cơ bản: máy trộn bột 7kg + tủ ủ bột 16 khay + lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay
Bộ dây chuyền đầy đủ thiết bị: máy trộn bột + máy chia bột + máy se bột + tủ ủ bột + lò nướng bánh mì
Vốn mở lò bánh mì đầu tư vào máy móc rơi vào khoảng 60 – 100 triệu đồng
>> Click xem thiết bị và giá tại: Dây chuyền sản xuất bánh mì
Tay nghề làm bánh:
99% Thành công ở hương vị và hình dáng của ổ bánh mì không nằm ở máy làm bánh mà chính là khâu trộn bột & bản lĩnh, kinh nghiệm thợ làm bánh!
Một thợ làm bánh giỏi không phải dễ tìm. Có 3 phương án cho bạn lựa chọn:
+ Có tay nghề sẵn hoặc tự học làm bánh để làm thợ chính và thuê thêm 1 – 2 nhân công nữa! + Thuê thợ làm bánh chính ở bên ngoài và bạn là người hỗ trợ + Thuê toàn bộ thợ bên ngoài và bạn là người quản lý
LÀM CHỦ – LÀM THUÊ 2 ranh giới không là không thể. Vì thế khi bạn làm thợ làm bánh, mốc kế tiếp của bạn là ‘ông chủ lò bánh mỳ’. Và nếu bạn không bản lĩnh thật sự hãy nhìn lại…Lời khuyên của tôi dành cho bạn đó chính là học 1 thủ thuật – khóa học của lão làng nào đó để nghề là nghề không phải ai cũng thể so sánh được với bạn – thương hiệu bạn xây dựng tạo ra!
——————Kế hoạch tài chính khi kinh doanh bánh mì——————-
Địa điểm và mặt bằng mở lò bánh mì:
Các địa địa điểm mở lò bánh mì tùy thuộc vào bản thân bạn đã xuất phát từ đâu?
Nếu bạn là người thôn quê hãy cho mình sử dụng các mối quan hệ – kinh nghiệm của bản thân sở hữu quỹ đất rộng – mặt bằng thoáng nhiều người qua lại chẳng hạn như ngã 3 – ngã 4. Thành bại không ở 1 điểm mà ở nhiều điểm vì thế ngay cả vị trí cũng là một tiêu chí để tạo nên thành công hãy cân nhắc thật kỹ.
Nếu bạn người thành phố – Khó khăn ở chỗ mặt bằng giá cao – tìm chỗ ưng ý thì khó. Đôi lúc hãy cố gắng hết mức để sở hữu diện tích phù hợp ở ngã 3-ngã 4 nào đó để có thể dựng lên lò bánh mỳ khiêm tốn – Kết hợp công nghệ 4,0 để đẩy mạnh đơn hàng.
Mở cửa hàng bánh mì đang là điểm sốt ở các thành phố lớn
Các đầu ra của thành phẩm:
+ Cơ sở vật chất – máy móc:
+ Vốn
+ Máy móc
+ Thợ làm bánh
+ Mặt bằng
…
Đây được xem đòn bẩy của việc hái ra lợi nhuận
Hình thức đầu ra:
+ Bán lẻ: Công nghệ 4.0 sử dụng Goviet – Grab,…, Các khách đi ngang tiện ghé mua
+ Bán sỉ: Những mối quen biết, người thân giới thiệu…
Mở tiệm bánh mì cũng là một lựa chọn đáng xem xét
Những người mở lò bánh mì cũng thường kết hợp mở tiệm bánh ngọt, bánh kem bởi ngoài chi phí đầu tư cố định về máy móc chỉ cần bổ sung thêm một vài sản phẩm.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Người dẫn đầu thị trường bao giờ cũng có những ưu thế nhất định nhưng nếu bạn không phải người đầu tiên thì cũng đừng nản lòng bởi có trước có sau, không thiệt đi đâu mà sợ!
Bạn có thể tham khảo áp dụng một số phương án sau:
Khuyến mại
Việc mở lò bánh mì ở quê không giống như mở trên thành phố. Các lò bánh mì ở quá gần nhau sẽ khiến cho lượng khách mỗi bên giảm đi đáng kể bởi nhu cầu hiện tại chưa nhiều.
Mặt khác, làng quê vốn yên bình hơn thành phố nên các chương trình khuyến mại bạn tạo ra có thể là điểm nhấn giúp bạn thu hút khách hàng như: mua 1 tặng 1 nhân dịp khai trương, mua bánh mì góp phần ủng hộ người nghèo…
Bao bì
Thay vì sử dụng túi nylon thông thường vừa đại trà lại vừa gây hại cho môi trường thì bạn có thể chuyển sang đóng gói bằng túi giấy thân thiện hơn.
Bạn có thể in tên và những ký hiệu về lò bánh của mình ngay trên những chiếc túi giấy này để khách hàng mua hàng mang thương hiệu lò bánh mì của bạn đi đến nhiều nơi hơn.
Chất lượng phục vụ:
Khi sở hữu công thức làm bánh mì ngon – không hẳn sẽ thành công, còn phải biết thể hiện thái độ đối với người mua sản phẩm mình. Vì thế “Khách hàng thượng đế”, bạn cần luôn luôn tôn trọng khách hàng với các cử chỉ:
+ “Cúi đầu”
+ “Dạ, vâng, …”
+ “Kiệm lời trước khách hàng”
+ “Ngôn ngữ được sử dụng trước khách hàng phải được đào tạo nội bộ thật chỉnh chu – khi xây dựng hệ thống sẽ tránh được sai sót”
Và … đừng quên chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng!
Làm kinh doanh hay gì cũng đều cần phải nhìn nhận độ rủi ro. Vượt qua rủi ro là vượt qua rào cản của ngành nghề đang đối diện trực tiếp.
Ví dụ:
+ Phí duy trì 3 tháng, thiếu vốn làm sao?
+ Mặt bằng bị dính phong thủy – lỡ kinh doanh không tốt thì làm sao?
+ Tuổi thọ máy móc ổn không? Nếu máy hỏng nửa chừng liệu nhà cung cấp máy có chịu sửa “theo hợp đồng” không?
+ Nếu như tiêu chí 5 tháng thu hồi vốn không đạt thì nên nhìn vào vấn đề gì?
Các rủi ro đều là thách thức hiện tại. Nếu không có thách thức thì không thể hiện được lòng can đảm của chính người khởi nghiệp! Nếu bạn đủ lớn về Tư duy – Sức bật tuổi trẻ – Niềm đam mê dám vượt cạn thì cho dù đang thiếu vốn giữa chừng hay nhân sự thích thì nghỉ, khách vắng thì bạn sẽ luôn có cách để hóa giải!
NGOÀI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRÊN BẠN CÓ THỂ ĐẦU TƯ LẮP ĐẶT MỘT SẢN PHẨM MÁY LÀM KEM TƯƠI TẠI LÒ BÁNH MÌ HOẶC CỬA HÀNG BÁN BÁNH CỦA BẠN ĐỂ THU HÚT KHÁCH VÀ TĂNG DOANH THU HIỆU QUẢ. XEM GIÁ CÁC SẢN PHẨM TẠI https://beptoancau.com/may-lam-kem-tuoi/
Chúc các bạn khởi nghiệp thành công – Luôn lắng nghe người đi trước – cúi đầu trước kẻ thành công!
“Im lặng để lắng nghe”, “Thử thách trước lời nói thật của người giàu”, “Miệng nhà giàu có gang có thép”, nghe đi, bạn chả mất gì ngoài sự tự ái bản thân vì những sai lầm đang xảy ra bởi chính bạn mà “HỌ” nói quá đúng & rất chi tiết nỗi đau đang diễn ra!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!