Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì?
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là những tài liệu được xây dựng theo chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng sao cho có hiệu lực. ISO 9000 được xây dựng và đảm bảo duy trì bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Bộ tiêu chuẩn này được bắt nguồn từ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên có thể áp dụng cho các tổ chức ở mọi quy mô.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm những tiêu chuẩn gì?
-
ISO 9001:2015: Hệ thống quản lý và chất lượng – Các yêu cầu. Đây chính là tiêu chuẩn trung tâm và quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn 9000, được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào. Bằng việc đưa ra các yêu cầu mà tổ chức cần hoàn thành.
-
ISO 9000:2015: Hệ thống quản lý và chất lượng – Cơ sở và từ vựng. Tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lượng và quy định các từ ngữ cho hệ thống quản lý, chứa đựng ngôn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
-
ISO 9004:2018: Quản lý và chất lượng – Chất lượng của mỗi tổ chức. Cách để tiếp cận quản lý chất lượng.
-
ISO 19011:2018: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý. Hướng về các cách đánh giá hệ thống quản lý.
Lịch sử phát triển của ISO 9000
-
Lần 1: năm 1987 (ISO 9000:1987)
-
Lần 2: năm 1994 (ISO 9000:1994)
-
Lần 3: năm 2000 (ISO 9000:2000)
-
Lần 4: năm 1987 (ISO 9001:2008)
-
Lần 5: năm 1987 (ISO 9001:2015)
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được triển khai ở Việt Nam từ năm 1995 và đã góp phần làm thay đổi hệ thống quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức. giúp doanh nghiệp thay đổi những chiến lược trong kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng trong lĩnh vực hành chính nhà nước từ năm 2006 theo quy định của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Khi dịch từ tiếng anh sang tiếng việt, nội dung của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 không thể truyền tải hết được dẫn đến việc còn khó hiểu và khó áp dụng.
Nguyên tắc ISO 9000
-
Định hướng tới những nhu cầu, mong muốn thiết thực từ phía khách hàng
-
Đề cao người lãnh đạo trong việc xác định các mục đích, phương pháp…nhằm tạo ra môi trường làm việc thuận tiện cho đội ngũ nhân viên.
-
Khuyến khích sự tham gia của toàn bộ nhân viên nhằm mục đích chung của doanh nghiệp.
-
Thúc đẩy phương pháp làm việc theo quy trình, tất cả đều có đầu ra và đầu vào theo trình tự nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.
-
Áp dụng phương pháp quản lý có hệ thống: kế hoạch – thực hiện – kiểm tra, đánh giá – hành động.
-
Tiến hành cải tiến quá trình hoạt động, sản phẩm.
-
Đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở phân tích thông tin và số liệu từ quá trình sản xuất. Tránh quyết định cảm tính có thể dẫn đến những sai phạm.
-
Duy trì và đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp và các bên liên quan.
► Tham khảo thêm: 7 Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015
Đối tượng và các trường hợp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000
-
Các tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ra sự tin tưởng với khách hàng.
-
Tổ chức, doanh nghiệp muốn xây dựng các tiêu chuẩn liên quan
-
Cá nhân thuộc nội bộ hoặc bên ngoài doanh nghiệp có nhiệm vụ đánh giá sự phù hợp theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.
-
Cá nhân tư vấn, đào tạo hệ thống quản lý chất lượng với doanh nghiệp.
>Xem thêm: chứng nhận ISO 9001
Lợi ích của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
-
Việc áp dụng ISO 9000 là áp dụng phương pháp quản lý theo khoa học. ISO 9000 sẽ tạo ra cơ chế quản lý tự động trong kiểm soát công việc cũng như con người, thúc đẩy cả hệ thống cùng làm việc đồng nhất. Cụ thể, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 mang lại những lợi ích sau:
-
Giúp doanh nghiệp giảm các loại chi phí và thời gian, đem lại lợi ích trong kinh doanh, sản xuất.
-
Giúp doanh nghiệp xác định được vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận, tổ chức thuộc doanh nghiệp từ đó tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
-
Tạo ra nền tảng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
-
Đội ngũ nhân viên hiểu rõ hơn về những mục tiêu từ hệ thống quản lý.
-
Tổng hợp thông tin dễ dàng, tiện lợi và tránh việc hiểu sai ý kiến của nhau thông qua những tài liệu cụ thể ghi rõ các bước thực hiện, nội dung cần thực hiện.
-
Giúp cho việc thu thập thông tin, đánh giá phân tích để tiến hành cải tiến diễn ra tốt hơn.
-
Chứng minh với khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình đã được kiểm soát bởi hệ thống quản lý ISO 9000. Từ đó tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Vai trò của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
-
ISO 9000 được ban hành trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa người mua và người cung cấp. Là phương tiện hiệu quả giúp các doanh nghiệp tự xây dựng và đảm bảo hệ thống chất lượng doanh nghiệp của mình.
-
Ngoài ra, ISO 9000 còn đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống chất lượng có thể áp dụng ở mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. ISO hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lý thích hợp từ các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn nhằm đưa ra các chuẩn mực về tổ chức, biện pháp…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!