Khái niệm cơ bản về sắc độ trong mỹ thuật thiếu nhi

Khi trẻ bắt đầu làm quen với hội hoạ, bên cạnh hướng dẫn trẻ làm quen với hoạ cụ thì việc dạy những kiến thức trong lĩnh vực hội hoạ cũng là một điều vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là nền tảng cơ bản cho sự phát triển tư duy nghệ thuật và điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc thực hiện đam mê sáng tạo của trẻ. Một trong những tên gọi thường nhắc đến nhất chính là “sắc độ”. Vậy “sắc độ” là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm này nhé!

1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến “sắc độ”

  • Màu sắc: là đặc trưng của nhận thức thị giác được mô tả thông qua các loại màu, với các tên như đỏ, cam, vàng…
  • Sắc độ: là mức độ sáng/tối của một vật thể.
  • Sắc độ sáng: là mức độ sáng/ tối của một vật thể mà trong đó phần ánh sáng chiếm vị trí nhiều hơn.
  • Sắc độ tối: là mức độ sáng/ tối của một vật thể mà trong đó phần bóng tối chiếm vị trí nhiều hơn.
  • Sắc độ trung gian: là mức độ sáng/ tối của một vật thể mà trong đó phần ánh sáng và phần bóng tối ở trạng thái tương đối cân bằng.
  • Bóng tối, sắc thái, tạo bóng: Là sắc độ tối hơn trên bề mặt của một vật tạo ra cái ảo ảnh là một phần của nó bị xoay đi hoặc bị khuất khỏi nguồn sáng.
  • Có thể hình dung một cách đơn giản nhất về sắc độ bằng ví dụ cụ thể như sau: Trong cuộc sống đời thường, chúng ta trải nghiệm cảm giác về sắc độ vào lúc bình minh, lúc hoàng hôn và khi chúng ta cảm nhận về những sắc độ khác nhau của các đồ vật quanh ta.

Áp dụng ngay kiến thức “sắc độ” theo bài “Hướng dẫn bé vẽ tranh quả sồi tinh nghịch” nhé.

2. Một số tính chất của sắc độ

Sắc độ có tính mô tả: sắc độ không chỉ có thể diễn tả cảm xúc của riêng nghệ sĩ mà còn thể hiện được chất liệu của vật. Ví dụ đơn giản như một vật rắn thì nhận nhiều ánh sáng từ phía này hơn phía kia vì phía này gần với nguồn sáng hơn phía kia và như thế ngăn chặn ánh sáng và che bóng ở phía kia.

Sắc độ có tính biểu hiện: Giống như màu sắc, sắc độ cũng có thể biểu hiện được không khí của bức tranh. Ví dụ như khi nhìn vào một màu hoặc một bức tranh nào đó, chúng ta thấy được đó là ngày hay đêm, cảm nhận được không khí vui hay buồn. Đấy là nhờ vào những hình ảnh được vẽ bằng màu sắc và sắc độ.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sắc độ là một thành phần quan trọng trong tranh. Sau bài viết này các phụ huynh hãy cùng trẻ nhìn và cảm nhận sắc độ xung quanh ta nhé.

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích về màu sắc đặc biệt là “sắc độ”.

Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest

Tác giả: GV Trần Ngọc trâm – Team Zest Mỹ thuật thiếu nhi

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.