Cách sử dụng cấu trúc So, Too, Either, Neither trong tiếng Anh

Các từ “So”, “Too”, “Either”, “Neither” được sử dụng rất nhiều trong văn nói và ngữ pháp tiếng Anh. Chúng đều được dùng để trả lời đồng tình trong cả câu khẳng định và câu phủ định vậy nên nhiều người gặp khó khăn khi sử dụng chúng. Vậy nên, qua bài học dưới đây, IELTS Vietop hy vọng các bạn có thể nắm rõ và sử dụng thành thạo cấu trúc “So”, “Too”, “Either”, “Neither” nhé.

Chức năng cấu trúc so/too/either/neither

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ xem xét cấu trúc so/too/either/neither với nghĩa bày tỏ sự đồng tình, giống nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng trong câu khẳng định hoặc câu phủ định.

Trong đó, cấu trúc so/too dùng khi mang nghĩa khẳng định còn cấu trúc either/neither dùng khi mang nghĩa phủ định.

E.g.:

A: I can sing English songs. (Tôi có thể hát những bài hát tiếng Anh)

B. I can, too. Hoặc So can I. (Tôi cũng thế)

→ Như thế cấu trúc too/so trong ví dụ trên giúp thể hiện sự đồng tình. Thay vì lặp lại một câu khá dài “I can sing English songs, too.” thì bạn chỉ cần nói “I can, too. Hoặc So can I.”

A. I’m not good at English. (Tiếng anh của tôi không giỏi).

B. I’m not, either. Hay Neither am I. (Tiếng Anh của tôi cũng không giỏi)

→ Như thế cấu trúc either/neither trong ví dụ trên giúp thể hiện sự đồng tình rằng người này cũng không giỏi tiếng Anh như người kia. Thay vì lặp lại một câu khá dài thì bạn chỉ cần nói “I’m not, either. Hay Neither am I.”

Xem thêm: Cách sử dụng động từ khiếm khuyết (Modal Verbs) trong IELTS Writing

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc so/too/either/neither và cách sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo. Để các bạn có thể nắm dễ hơn, Luyện thi IELTS Vietop chia nội dùng thành 2 phần lớn là cấu trúc so/too và cấu trúc either/neither.

Phân biệt So/Too

Với Too

Cấu trúc:

S + trợ động từ/tobe/ modal verb, too.

Trong công thức này cần lưu ý:

  • Nếu có to be/modal verb thì dùng to be/modal verb. Nếu là động từ thường thì phải mượn trợ động từ và chia theo S, thì thích hợp.
  • Too đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,).

E.g.: A: I enjoy camping

B: I do, too

→ Câu trên ở thì hiện tại đơn, không sử dụng động từ to be/khuyết thiếu nên trợ động từ sẽ là do/does. Chủ ngữ I đi với trợ động từ do. Nên áp dụng đúng cấu trúc, ta sẽ có câu đúng là: I do, too.

Với So

Cấu trúc:

So + trợ động từ/tobe/modal verb + S.
  • So đứng ở đầu câu hoặc mệnh đề.
  • Đảo trợ động từ/tobe/modal verb lên trước chủ ngữ. Trợ động từ cũng được chia theo chủ ngữ và thì thích hợp.

E.g.:

A: I enjoy camping.

B: So do I.

→ Câu trên ở thì hiện tại đơn, không sử dụng động từ khuyết thiếu nên trợ động từ sẽ là do/does. Chủ ngữ I đi với trợ động từ do, tuy nhiên khi dùng cấu trúc So, ta phải đảo trợ động từ lên trước Chủ ngữ. Vậy nên, đáp án là “So do I”.

*Lưu ý: Trong văn không trang trọng hoặc văn thân mật, người nói có thể sử dụ “Me too” thay cho “So do I”.

  • Đều có nghĩa là “ cũng”
  • Sử dụng trong câu khẳng định (positive statements)
Too/soTOOSOKhác nhau,trợ động từ

Xem thêm: Cách dùng cấu trúc so that / in order that / so as to / in order to

Phân biệt Either/Neither

Cũng giống như so và too, either, neither cũng bày tỏ sự đồng tình, giống nhau giữa sự vật, hiện tượng nhưng chỉ được sử dụng trong câu phủ định.

Với Either

Cấu trúc:

S + trợ động từ/tobe/ modal verbs + not +, either.

Trong công thức này cần lưu ý:

  • Nếu có to be/modal verb thì dùng to be/modal verb. Nếu là động từ thường thì phải mượn trợ động từ và chia theo S, thì thích hợp.
  • Either đứng ở cuối câu hoặc mệnh đề và được ngăn cách bởi dấu phẩy (,).

E.g.:: A: I don’t like camping

B: I don’t, either

→ Câu gốc là câu phủ định ở thì hiện tại đơn, có động từ thường là like nên trợ động từ sẽ là do/does. Chủ ngữ I đi với do nên áp dụng cấu trúc, ta có câu trả lời là I don’t, either.

Với Neither

Cấu trúc:

Neither + trợ động từ/tobe/modal verbs +S

Trong cấu trúc này cần lưu ý:

  • Neither đứng ở đầu câu hoặc đầu mệnh đề.
  • Tuy nhiên khi sử dụng, người dùng phải đảo trợ động từ/tobe/modal verbs lên trước chủ ngữ.

E.g.: A: I don’t like camping

B: Neither do I.

→ Câu gốc là câu phủ định ở thì hiện tại đơn, có động từ thường là like nên trợ động từ sẽ là do/does. Chủ ngữ I đi với do, tuy nhiên khi dùng neither, ta phải đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ, nên áp dụng cấu trúc, ta có câu trả lời là Neither do I.

*Lưu ý: Neither không đi với not bởi vì not… either = neither.

E.g.: A: I don’t play football.

B: Neither do I (I don’t neither)

EitherNeitherGiống nhauKhác nhau,

Xem thêm:

Câu đảo ngữ trong Tiếng Anh: Cách dùng và bài tập

Khám phá cấu trúc No longer, No more trong tiếng Anh

Tổng hợp về cấu trúc Not Until và Only When trong tiếng Anh

Bài tập

Điền So/too/either/neither phù hợp vào chỗ trống

1. She can speak English very well. I …………………………………………..

2. Hoa will buy some oranges and pineapples. I ……………………………

3. Nam didn’t come to the party last night, and Minh …………………….

4. The pineapples aren’t ripe, and the bananas………………………………

5. Jane won’t come. Peter…………………………………………………………..

6. Milk is good for your health. ………………….fruit juice.

7. I didn’t see her at the party last night. ………………..we.

8. These boys like playing soccer, and…………………..those boys.

9. Hoa can’t play the piano………………. her parents

10. Her parents do exercises every morning and she ……………..

Đáp án:

Xem thêm:

Bài tập về động từ khuyết thiếu (Modal Verb) từ cơ bản đến nâng cao

Tổng hợp Bài tập đảo ngữ từ cơ bản đến nâng cao có đáp án

IELTS Vietop hi vọng sau bài học ngày hôm nay các bạn đã có thể nắm vững và sử dụng thành thạo so/too/either/neither. Hẹn gặp lại các bạn vào những bài học sau.