Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là một trong những khâu bắt buộc nhằm phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân có tên trong danh sách đi nghĩa vụ quân sự. Vậy quy trình khám nghĩa vụ quân sự hiện nay được thực hiện thế nào?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, chúng tôi được thông tin như sau:
1. Bao nhiêu tuổi mới đi khám nghĩa vụ quân sự?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, theo quy định Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên
Về độ tuổi gọi nhập ngũ, Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo đó, thì độ tuổi khám nghĩa vụ quân sự cũng chính là độ tuổi gọi nhập ngũ, tối thiểu là 18 tuổi và tối đa là 27 tuổi. Tuy nhiên, nếu công dân nam đủ 17 tuổi trở lên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tại địa phương khi có giấy khám nghĩa vụ quân sự thì phải thực hiện theo lệnh gọi khám.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi đủ 17 tuổi đối với công dân nam và đủ 18 tuổi khi đáp ứng đầy đủ các điều đối với công dân nữ thì được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Đủ 18 tuổi trở lên được gọi nhập ngũ đến hết 25 tuổi; đối tượng đào tạo cao đẳng, đại học là đến hết 27 tuổi.
2. Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2023
Theo khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự về thời gian khám nghĩa vụ quân sự hằng năm thường diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12.
Nếu phải gọi công dân nhập ngũ lần 02 thì Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian khám.
Như vậy, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ năm 2023 sẽ diễn ra từ 01/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Nếu gọi công dân nhập ngũ lần 2 vào năm 2023, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian khám.
3. Khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự là khám những gì?
Khám nghĩa vụ quân sự gồm 02 vòng.
– Vòng 1 – sơ tuyển cấp xã: do Trạm y tế xã tiến hành
– Vòng 2 – khám nghĩa vụ quân sự: Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP,
– Vòng 1: Khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự chính là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Như vậy, có thể hiểu khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Để hiểu thêm khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự là khám những gì, mời bạn theo dõi tiếp quy trình khám nghĩa vụ quân sự.
Do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo của Trung tâm y tế huyện về chuyên môn, nghiệp vụ.
Nội dung khám sơ tuyển sức khỏe gồm:
– Kiểm tra thể lực: tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chiều cao, vòng ngực và xác định chỉ số BMI trong trường hợp cần thiết
Bảng tiêu chuẩn phân loại theo thể lực. (Ảnh chụp từ văn bản)
– Phát hiện trường hợp không đủ sức khỏe thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự về về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý khác như:
Động kinh; Bệnh Parkinson; Tâm thần; Các bệnh u ác và bệnh máu ác tính; Người nhiễm HIV; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; Mù một mắt; Điếc…
– Đo huyết áp, nhịp tim
– Đo thị lực, khám mắt
– Khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình người khám.
Sau khi khám sơ tuyển sức khỏe, công dân đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ khám vòng 2, khám sức khỏe chi tiết, còn gọi là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Khám vòng 2 nghĩa vụ quân sự gồm những gì?
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. Thành phần hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. – Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm: + 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm; + 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn; + 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm; + Các ủy viên khác.
Quy trình khám nghĩa vụ quân sự vòng 2 như sau:
Bước 1: Lập danh sách công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe
Bước 2: Gửi thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe vòng 2
Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe chi tiết về thể lực; huyết áp; mạch, thị lực; thính lực; răng-hàm-mặt; tai-mũi-họng; tâm thần kinh; da liễu, ngoại khoa, xét nghiệm…
4.1. Khám thể lực Công dân phải cởi bỏ mũi nón, giày dép, quần áo, đi chân đất, để đầu trần
– Nam giới: cởi bỏ hết quần áo dài, chỉ mặc một quần đùi
– Nữ giới: mặc quần dài, áo mỏng.
Công dân được đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính toán chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng- BMI
4.2. Khám mắt
– Người khám được che mắt 01 bên bằng bìa cứng, đọc các chữ trên bảng trong thời gian dưới 10 giây. Khoảng cách từ bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.
– Tổng thị lực 2 mắt nếu cao hơn 10/10 vẫn tính là 10/10
4.3. Khám răng
– Kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng.
– kiểm tra về tình trạng răng giả.
– Kiểm tra về các bệnh răng miệng: viêm tủy, tủy hoại tử, viêm lợi…
4.4. Khám tai – mũi – họng
– Kiểm tra sức nghe của người được khám khi nói thầm, nói thường
– Kiểm tra tình trạng chóng mặt mê nhĩ, viêm họng mãn tính.
4.5. Khám tâm thần, thần kinh
– Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân;
– kiểm tra các bệnh teo cơ, nhược cơ, tật máy cơ (nháy mắt, nháy mồm, nháy mép)
4.6. Khám nội khoa
– Kiểm tra các bệnh đại tràng, trực tràng; bệnh gan, lác;
– Kiểm tra các bệnh phế quản, huyết áp, tim mạch, khớp, thiếu máu nặng thường xuyên
4.7. Khám da liễu
Phát hiện nấm da, da bọng nước, nấm móng, da có vảy, … dựa vào biểu hiện trên da để khám.
4.8. Khám ngoại khoa Khám trĩ, khám về bệnh giãn tĩnh mạch, kiểm tra chứng bàn chân bẹt
4.9. Khám sản phụ khoa (chỉ áp dụng với công dân nữ)
– Được bố trí tại phòng khám kín đáo, nghiêm túc
– Nên bố trí cán bộ khám chuyên môn là nữ.
Kết quả khám sản phụ khoa sẽ được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.
Bước 4: Các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ sẽ được tổ chức xét nghiệm HIV (theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Bước 5: Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo của công dân khám nghĩa vụ quân sự
Bước 6: Tổng hợp và báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Kết quả khám sức khỏe sau đó còn được phân loại cụ thể, những người đủ điều kiện nhập ngũ sẽ được kiểm tra sức khỏe thêm lần nữa (gọi là phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự)
5. Đi khám nghĩa vụ quân sự mang theo giấy tờ gì?
Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phải xuất trình:
– Lệnh gọi khám sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự huyện
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
– Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe, bệnh lý (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Vừa rồi là những giải đáp liên quan đến quy trình khám nghĩa vụ quân sự. Hi vọng những thông tin chúng tôi vừa đưa ra, bạn đã hiểu được quy trình khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự. Nếu còn băn khoăn hay vướng mắc, bạn đọc có thể vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ. >> Trốn khám nghĩa vụ quân sự bị xử phạt thế nào? >> Nghĩa vụ quân sự đi mấy năm? Ở lại phục vụ lâu dài được không?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!