Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì

Ngoài penicillin, một số loại thuốc khác có thể gây ra phản ứng dị ứng tương tự bao gồm thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống co giật và thuốc liên quan đến hóa trị liệu.

4. Môi bị sưng do sốc phản vệ

Ngoài triệu chứng bị sưng môi, sốc phản vệ là các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cấp tính. Phản ứng này có thể nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong.

Các triệu chứng sốc phản vệ có thể được xếp thành 5 nhóm:

  • Hô hấp: Thở khò khè, có cảm giác nghẹn ở cổ họng, nghẹt mũi, đau ngực, thậm chí là khó nuốt.
  • Tuần hoàn máu: Da xanh xao, mạch yếu, choáng váng, huyết áp thấp.
  • Da: Nổi mề đay, sưng, ngứa, nóng, đỏ, phát ban.
  • Vấn đề ở hệ tiêu hóa: Buồn nôn, đau thắt, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Các triệu chứng khác: Lo lắng, đau đầu, mắt bị ngứa và đỏ.

Nếu nhận thấy có dấu hiệu sốc phản vệ, bạn cần đến bệnh viện để được cấp cứu ngay. Bác sĩ có thể sẽ tiêm epinephrine cho bạn trước khi tiến hành cấp cứu.

5. Sưng môi do trên môi có vết thương

môi bị sưng

Môi là cơ quan được cung cấp khá nhiều máu nên dễ bị sưng tấy khi có vết cắt hay vết xước. Để điều trị vết thương ở môi và giảm nhẹ tình trạng môi bị sưng, bạn hãy vệ sinh vùng này và cầm máu bằng vải sạch hoặc băng. Để giảm sưng nhanh hơn, bạn cũng có thể chườm túi đá lên vùng bị ảnh hưởng.

Tuy bạn có thể tự chăm sóc những vết thương trên môi tại nhà nhưng vẫn có những trường hợp bạn sẽ cần gặp bác sĩ. Một số trường hợp cần đi khám có thể kể đến là: vết thương lớn, vết thương do động vật cắn, vết thương cực kỳ đau đớn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng…

6. Sưng môi do phù mạch

“Môi tự nhiên bị sưng là do đâu? là thắc mắc khá thường gặp khi chúng ta gặp phải triệu chứng này. Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng phù mạch thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn khi bạn có vết sưng dưới da. Thông thường, tình trạng này là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng. Hiện tượng phù mạch thường ảnh hưởng đến môi cùng với các bộ phận cơ thể khác, bao gồm:

  • Tay
  • Bàn chân
  • Vùng quanh mắt
  • Lưỡi
  • Bộ phận sinh dục

Triệu chứng phù mạch thường không phải tình trạng nghiêm trọng và có thể sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Trường hợp bị phù mạch là do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để cải thiện tình trạng. Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi thuốc hay tìm kiếm phương pháp chữa trị khác.

7. Sưng môi do các tình trạng hiếm gặp

Bên cạnh các chứng dị ứng hay các vết thương thường thấy, hiện tượng môi bị sưng cũng có thể là do các tình trạng y tế hiếm gặp sau:

  • Viêm môi u hạt: Đây là một tình trạng có thể khiến bạn bị sưng môi. Một số nguyên nhân gây viêm môi bao gồm dị ứng, bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis hoặc u hạt.
  • Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal: Đây là tình trạng sưng tái phát, kéo dài ở một hoặc cả hai môi (viêm môi dạng u hạt) kèm yếu cơ mặt và nứt lưỡi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Cách chữa môi bị sưng cho cả hai tình trạng trên là thường các bác sĩ có thể chỉ định bạn uống thuốc theo toa. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sẽ cần phẫu thuật.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến môi bị sưng nhưng hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám nếu các triệu chứng đi kèm quá nặng hay có dấu hiệu bất thường.

Môi bị sưng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, bị côn trùng cắn hay thậm chí là viêm môi u hạt. Để xác định được đúng nguyên nhân khiến môi bị sưng và chữa trị đúng cách, bạn cần quan sát các dấu hiệu đi kèm như nổi mề đay hay khó thở. Chỉ cần tìm được đúng nguyên nhân và xử lý đúng cách, tình trạng sưng tấy này có thể biến mất chỉ sau vài ngày đấy.