8 nguyên nhân gây sinh non mà mẹ bầu cần lưu ý

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với trẻ sinh đủ tháng, thậm chí các vấn đề này có thể để lại các tác động dai dẳng trong tương lai. Do đó, tránh các nguyên nhân sinh non là mối quan tâm hàng đầu của mẹ bầu.

Trẻ sinh non khi chào đời khi chỉ mới ở giai đoạn 28 – 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định do thời điểm này cơ thể bé chưa được phát triển toàn diện. Đặc biệt, trẻ sinh càng sớm thì các nguy cơ sức khỏe sẽ càng nghiêm trọng.

Em bé sinh non thường phải đối mặt với nhiều vấn đề, chẳng hạn như: nhẹ cân, suy hô hấp, các khuyết tật cơ thể, bại não… Các di chứng này thường theo bé đến suốt cuộc đời.

Các nguyên nhân sinh non phổ biến

1. Rối loạn tiền sản

Rối loạn tiền sản là nguyên nhân inh non

Bất thường cổ tử cung và tử cung: Bất thường ở tử cung, cổ tử cung mở sớm hoặc các cơn co thắt bắt đầu hơn ngày dự sinh… đều gây nên tình trạng sinh non.

Tiền sản giật: Tiền sản giật là một rối loạn thai nghén, gây huyết áp cao và tăng protein trong nước tiểu. Tình trạng này gây rủi ro cho cả mẹ và em bé. Trong trường hợp không điều trị đúng cách, tiền sản giật có thể gây ra sinh non.

Hội chứng HELLP: Một biến chứng sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ, thường được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật. Đây là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu.

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Các bệnh nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, điển hình là viêm âm đạo do vi khuẩn, có thể là nguyên nhân gây sinh non.

2. Lịch sử mang thai

Sảy thai: Nếu bạn đã bị sảy thai trong một (hoặc nhiều) lần mang thai trước đó thì khả năng sinh non có nguy cơ tăng cao.

Phá thai: Nguy cơ sinh non sẽ càng tăng cao nếu bạn có thai trong vòng 6 tháng sau lần phá thai trước.

Sinh non: Mẹ bầu có thể sinh non nếu đã từng sinh non trước đó.

3. Mang song thai hoặc đa thai

Mẹ bầu đang mang song thai hoặc đa thai sẽ có nguy cơ sinh non cao. Các chuyên gia cho biết, khoảng 60% trẻ sinh đôi và 90% trẻ sinh ba thường sinh non. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người mẹ mang 1 thai sẽ sinh con vào khoảng 39 tuần, sinh đôi khoảng 36 tuần, sinh ba khoảng 32 tuần, sinh tư khoảng 30 tuần.

4. Tiền sử gia đình

Tiền sử sinh non trong gia đình là nguyên nhân sinh non

Mẹ bầu cũng có nguy cơ sinh non nếu trong gia đình có người sinh non, đặc biệt là các chị em ruột. Ngoài ra, phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non cao hơn so với phụ nữ da trắng.

5. Độ tuổi

Người mẹ dưới 17 tuổi hoặc trên khoảng 35-40 tuổi đều có nguy cơ sinh non cao. Người mẹ trong độ tuổi dễ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp… thì khả năng sinh non cũng tăng lên.

6. Căng thẳng khi mang thai

Mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái, ổn định vì khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và epinephrine, những chất làm giải phóng hormone corticotropin. Corticotropin có khả năng làm tăng nồng độ estriol và prostaglandin trong cơ thể, gây kích thích chuyển dạ sớm, sinh non.

7. Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn

Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn là nguyên nhân sinh non

Mang thai khiến cơ thể mẹ bầu trải qua rất nhiều thay đổi. Trong đó, việc mất chất dinh dưỡng trong hay kỳ hay giai đoạn cho con bú là điều không thể tránh khỏi. Nếu có dự định sinh thêm em bé, bạn nên chờ ít nhất 18 tháng cho cơ thể hồi phục.

8. Dùng các chất có cồn và chất kích thích

Dùng các chất có cồn và chất kích thích làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ hay thậm chí thai chết lưu. Trẻ được sinh ra có thể gặp tình trạng nhẹ cân, biến chứng nhau thai. Mẹ bầu không hút thuốc nhưng ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên cũng có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm.

Cách phòng tránh sinh non

Nằm nghiên giúp phòng ngừa sinh non

Sinh non là điều vô cùng đáng sợ đối với mọi bà mẹ. Để tránh những rủi ro đáng tiếc, mẹ bầu hãy tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu quá nhiều và quá lâu. Sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau vùng kín từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.
  • Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa. Nên nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải. Dùng gối để kê vùng bụng, tạo tư thế ngủ thoải mái nhất.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh những biến chứng thai kỳ có thể xuất hiện.

Xem thêm:

Phụ nữ có thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh?

Cách cải thiện triệu chứng mất ngủ khi mang thai

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, nên chọn loại nào?

Nguồn tham khảo: