Bàn học không chỉ là không gian để trẻ học tập mỗi ngày mà còn là tiền đề cho con đường rèn luyện và học tập của bé sau này. Bố mẹ hãy tạo cho bé thói quen sắp xếp đồ dùng học tập một cách khoa học và ngăn nắp ngay từ khi còn nhỏ. Và dĩ nhiên, nếu muốn bé học được cách sắp xếp gọn gàng, trước tiên bố mẹ cần nắm rõ 10 cách sắp xếp sách vở trên bàn học giúp con thông minh và sáng dạ dưới đây.
10 cách sắp xếp sách vở trên bàn học giúp con thông minh và sáng dạ
Lựa chọn bàn học phù hợp
Trước khi chọn mua bàn học cho con, các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu và nắm rõ về các loại bàn, nội thất phòng học trên thị trường hiện nay. Một số thông tin bạn nên biết rõ khi chọn bàn học như: Kích thước, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,…
Sau đó, bạn hãy định hình về không gian đặt bàn học, xem to nhỏ, rộng lớn như thế nào rồi mới chọn bàn học. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ thường chọn kiểu bàn học xếp lại sau khi sử dụng. Bàn học xếp lại sẽ giúp các bé ý thức được sau mỗi buổi học, bé cần phải gọn dép, sắp xếp mọi thứ thật ngăn nắp. Chúng tôi có rất nhiều mẫu bàn ghế học sinh chất lượng và giá hợp lí
Tuy nhiên, mẫu bàn học xếp chỉ phù hợp với lứa tuổi nhất định của bé. Đối với những bé học cấp 2 và cấp 3 thì không nên sử dụng mẫu bàn học xếp nữa. Bố mẹ nên dựa vào chiều cao và mục đích sử dụng của con để chọn lựa kiểu bàn học phù hợp khác.
Trang trí bàn học
Trang trí bàn học là khâu không thể thiểu sau khi bố mẹ mua bàn học về cho con. Bởi khu học tập của bé được trang trí với nhiều hình ảnh bắt mắt sẽ giúp bé thích thú và tiếp thu bài học được dễ dàng hơn. Tuyệt đối không để không gian học tập của bé quá đơn điệu hoặc quá rườm rà.
Bố mẹ hãy trang trí khu học tập của bé theo sở thích thường ngày của bé. Sau đó, hãy bàn giao trách nhiệm quản lý bàn học cho bé, bé sẽ có trách nhiệm gìn giữ và dọn dẹp không gian học tập của mình hơn. Sau mỗi giờ ngồi học, bé sẽ dọn dẹp lại giấy tờ, bút thước và bày biện chúng trở lại đúng vị trí ban đầu bạn đã bàn giao cho bé.
Nên để trên bàn học những gì
Nên để gì trên bàn học của bé cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc. Bạn hãy tính toán lại kích thước và hình dáng của chiếc bàn để đưa ra quyết rằng có thể cho cả chồng sách vở con học mỗi ngày lên bàn không. Nếu không, bạn nên sắm thêm một giá kệ đựng sách để bé sắp xếp sách vở lên ngay ngắn.
Một số đồ dùng học tập mà bố mẹ có thể hướng dẫn các bé đặt lên bàn như: Hộp đựng bút, chậu cây nhỏ, máy tính, khung ảnh chụp cả gia đình, đèn học và bìa hồ sơ đựng giấy tờ. Bố mẹ có thể trang trí không gian học tập của bé ngay vách tường bàn học. Đồng thời, phải tối giản các vật dụng để trên bàn để khi trông vào bé sẽ có ý thức dọn dẹp đồ dùng học tập sau khi học xong.
Dọn rác bất kì lúc nào có thể
Thường sau một buổi học bài, bé sẽ có một ớ giấy nháp trên bàn để vẽ vời hoặc tính toán. Do đó, bố mẹ hãy nhắc nhở bé dọn dẹp rác ngay sau khi kết thúc buổi học bài tạp nhà. Muốn không gian bàn học trở nên gọn gàng và ngăn nắp thì rác chính là thứ bé cần phải loại bỏ đầu tiên.
Do đó, bố mẹ cần phải sắm thêm một chiếc sọt rác đáng yêu đặt ngay dưới bàn học của bé để sau mỗi buổi học, bé có thể tiện tay vứt rác vào. Và dĩ nhiên, bố mẹ cũng nên lên lịch dọn dẹp nơi học tập của bé theo định kỳ 1 tuần/lần. Bé có thể xáo trộn đồ dùng học tập để thu toàn bộ rác của bàn học, sau đó sắp xếp lại mọi thứ về đúng vị trí.
Sắp xếp đồ dùng học tập vào đúng nơi
Trong quá trình sắp xếp đồ dùng học tập vào bàn làm việc, bố mẹ nên mặc định cho bé biết nơi nào cần để sách, nơi nào cần để bút thước,…Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen học tập và làm việc khoa học. Đồng thời giúp bé tìm các đồ dùng học tập mỗi ngày dễ dàng hơn.
Khi bé hình thành được thói quen sắp xếp đồ dùng học tập vào đúng các vị trí ở trên bàn, sẽ giúp cho không gian phòng học của bé ngăn nắp và gọn gàng hơn. Mỗi lần ngồi vào bạn học bé lại hứng thú và hăng say học bài hơn.
Mua thêm tủ đựng đồ
Nếu bé nhà bạn có nhiều đồ dùng học tập mà chiếc bàn học hiện tại không thể lưu trữ hết, bạn nên mua thêm một chiếc tủ sắt đặt kế bên. Sau đó, hãy sắp xếp sách vở học tập của bé vào đó. Hiện nay, đa số các học của học sinh có kích thước nhỏ, không đủ diện tích để đựng toàn bộ giấy tờ, sách vở. Tham khảo một số mẫu tủ đựng đồ. tại đây
Nếu bố mẹ chọn một chiếc bàn học có kích thước lớn, cồng kềnh và nhiều hộc tủ sẽ hình thành cho bé thói quen vứt đồ dùng lộn xộn, không vào quy cũ. Do đó, nếu được bố mẹ hãy chọn một kệ sắt nhỏ đặt ngay cạnh góc học tập của bé. Tủ đựng này sẽ giúp bé cất giữ những dồ dùng học tập hàng ngày.
Phân loại tài liệu, giấy tờ
Bạn nên sắm cho bé nhà mình 2 bìa sơ để đựng một số giấy tờ tài liệu học tập. Bởi thực tế, trong học tập sẽ có lúc trẻ bày ra một mớ giấy tờ tài liệu ngổn ngang và muốn vứt ngay vào thùng rác. Nhưng bé lại phân vân không biết có nên dùng đến nó nữa không.
Do đó, bố mẹ hãy hướng dẫn bé phân loại các loại giấy tờ tài liệu đó thành hai túi: Một túi dùng để đựng các loại giấy tờ không cần dùng và một túi dùng để đựng các loại giấy tờ cần dùng trong tương lại. Tiếp đến, bé nên để túi đựng giấy tờ đó vào hộc tủ để để các giấy tờ quan trọng không bị thất lạc và bàn học tập của bé của gọn gàng hơn.
Tận dụng tối đa những hộp có thể đựng bút
Thay vì những lần con cần đến thì bố mẹ phải đi kiếm hoặc mua cho bé thì bạn nên mua cho bé một hủ đựng bút nhỏ. Đặt hủ đựng bút trên bàn học sẽ hình thành cho bé thói quen cho bút vào đúng vị trí sau mỗi lần viết bài. Hạn chế tình trạng sau mỗi buổi học, bút viết của bé sẽ nằm lăn lóc trên mặt bàn.
Nếu muốn tạo cho bé một chiếc hủ đựng bút ấn tượng và ý nghĩa, bố mẹ có thể tận dụng các lon sữa để trang trí và sáng tạo ra chiếc hủ đựng bút tặng bé. Có một điều chắc chắn rằng, nếu bố mẹ sắm cho bé một chiếc hủ đựng bút trên bàn học sẽ giúp bố mẹ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Đồng thời, bé sẽ dễ dàng sắp xếp đồ dùng học tập của mình được gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Treo bài tập hoặc các giấy tờ quan trọng lên bảng nhớ
Bố mẹ nên tạo ra một không gian nhỏ trên bức tường bàn học của bé để đính một bảng nhắc nhở. Chiếc bảng này sẽ có nhiệm vụ nhắc nhơ bé những việc cần làm hàng ngày. Giúp bé hoàn thành đầy đủ những bài tập được giao, những công việc cần phải làm khi ở nhà hay lên trường. Trao bài tập hoặc các giấy tờ quan trọng lên bảng nhớ, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé hình thành được tác phong làm việc cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khi còn nhỏ. Xem một số mẫu bảng ghi nhớ, bảng từ di động
Lên lịch dọn dẹp định kì
Đối với những bé nhỏ tuổi thì dù bố mẹ có sắp xếp không gian học tập ngăn nắp đến đâu thì bé cũng sẽ bày biện đồ dùng học tập ra bàn lộn xộn. Do đó, bố mẹ hãy lên lịch dọn dẹp bàn học theo định kỳ 1 tuần 1 lần.
Điều này sẽ giúp bé có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh và đảm bảo không gian học tập của mình được gọn gàng và ngăn nắp hơn. Bố mẹ vừa không mất nhiều thời gian dọn dẹp vừa giúp con có thêm được nhiều thói quen tốt sau này.
Như vậy, nếu bố mẹ áp dụng tốt 10 cách sắp xếp sách vở trên bàn học trên, chắc chắn sẽ không còn việc nhắc nhở bé dọn dẹp vệ sinh bàn học mỗi ngày nữa. Ngay từ bây giờ, bạn hãy tập cho bé quen dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh không gian học tập của mình.
Nguồn: https://noithatphuongdong.net
TIN LIÊN QUAN
7 Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất cho người mới bắt đầu
15 Cách hóa giải hướng bàn làm việc xấu thay đổi vận mệnh tức thì
Mẹo đơn giản để có văn phòng làm việc thoáng mát vào mùa hè?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!