Nếu bạn là một runner, chắc chắn bạn đã từng một lần trải qua cảm giác phồng rộp hay còn gọi là mụn nước ở bàn chân trước đó. Cho dù bạn đang chạy 5K hay ultramarathon đi chăng nữa thì các vết phồng rộp da đều có thể tấn công bất kỳ người chạy nào. Tuy nhiên, nếu biết được thủ phạm gây nên phồng rộp bạn hoàn toàn có thể ngăn các vết phồng rộp (mụn nước) này xảy ra.
Các vết phồng rộp cần ba thứ để hình thành: nhiệt, ma sát và độ ẩm. Bằng cách giảm thiểu ba yếu tố này, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển mụn nước trong khi chạy.
Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về mụn nước.
Các vết phồng rộp là gì?
Phồng rộp – Mụn nước là những túi chất lỏng hình thành bên ngoài da của bạn.
Chúng thường trông giống như bong bóng hoặc vết sưng và hầu hết chứa đầy chất lỏng trong suốt. Đôi khi, chúng có thể chứa đầy máu.
Vết phồng rộp ban đầu khiến vùng da ở chân của bạn bị đau rát, sau đó hết đau nhưng lại có nước ở bên trong. Có 2 trường hợp xảy ra: nhẹ chỉ gây khó chịu, còn nặng có thể khiến bạn không đi lại được. Nếu không may bị phồng rộp da chân, hãy làm theo các bước dưới đây để chân của bạn nhanh chóng lành lại nhé!
Nguyên nhân gây ra phồng rộp da?
Các vết phồng rộp trên da không thể tự nhiên mà xuất hiện thường do một số nguyên nhân nhất định nhiệt, ma sát, độ ẩm gây ra. Để có cách chữa phồng rộp da hiệu quả thì việc tìm hiểu và xác định nguyên nhân cũng rất quan trọng. Các nguyên nhân hay gặp nhất gây nên vết phồng rộp da có thể kể đến dưới đây:
Thường thì những vết phồng rộp trên chân thường xuất hiện do cọ xát, hơi nóng, bụi bẩn và ẩm ướt. Những yếu tố này xuất hiện khi chạy bộ đường dài, tập thể dục hoặc chạy bộ dưới mưa, đặc biệt là khi bạn mang giày hoặc tất không vừa vặn. Nếu giày quá nhỏ hoặc buộc quá chặt, chân bạn có thể cọ vào giày và gây phồng rộp.
Chúng thường xuất hiện khi bạn đi giày mới trong khoảng thời gian dài, không để cho chân được thả lỏng. Do bởi những đôi giày mới thường rất cứng so với làn da mềm mại ở chân của bạn, hoặc có thể do đôi giày đó không vừa chân bạn.
Ngược lại, nếu bạn đi giày quá rộng, chân bạn sẽ bị trượt quá nhiều trong giày. Điều này cũng gây ra ma sát và dẫn đến hình thành mụn nước nhiều hơn.
Ngoài ra khi bị một số loài côn trùng như ong vò vẽ, muỗi, sâu… cắn hoặc vô tình trúng nọc độc của chúng thì trên da bạn có thể xuất hiện các vết phồng rộp, giống như những vết bỏng nước. Những tổn thương này có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào từng loài côn trùng gây ra. Nếu các tổn thương nhẹ và đơn giản bạn có thể xử trí tại nhà, còn tổn thương lan rộng và sâu thì nên được can thiệp y tế.
Người chạy bộ nên điều trị mụn nước như thế nào?
Hầu hết các chuyên gia y tế khuyên bạn nên để vết phồng rộp lành một cách tự nhiên. Các mụn nước nhỏ thường biến mất trong vòng một ngày, và các mụn nước lớn hơn sẽ nhỏ dần sau một hoặc hai ngày.
Tuy nhiên, đôi khi mụn nước tự bong ra, hoặc bạn có thể bị đau quá không thể đi hoặc chạy được thì lúc này bạn phải tự chọc thủng vết phồng rộp này vỡ ra. Tham khảo 8 bước điều trị phồng rộp da bên dưới:
1. Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng.
Ngoài ra, hãy thử dùng thêm thuốc mỡ kháng khuẩn bôi lên vùng da bị phồng rộp.
2. Để vết phồng rộp tự lành.
- Làm vỡ hay không làm vỡ vết phồng rộp. Hãy quyết định xem bạn muốn để vết phồng rộp đấy tự lành hay chọc vỡ nó ra. Một nguyên tắc chung là nếu vết phồng rộp không làm ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày của bạn thì nên để nó tự lành.
- Trong trường hợp không thể chờ cho những vết phồng rộp đó tự lành, bạn có thể xử lý theo cách làm chọc thủng mụn nước. Cần nhớ – Bắt buộc phải sử dụng kim đã khử trùng khi chọc vào vết phồng rộp. Điều này có nghĩa là bạn nên hơ nó trên ngọn lửa, xoa bằng cồn tẩy rửa hoặc đun sôi. Và sau đó, chỉ tạo những lỗ nhỏ để chất lỏng chảy ra.
3. Làm vỡ vết phồng rộp nếu cần.
- Từ từ chọc cây kim vào một bên của vết phồng rộp để chất dịch bên trong vết phồng rộp chảy ra ngoài.
- Hãy nhớ không được bóc lớp da bị rộp ra khỏi vết phồng, vì nó có thể làm cho vết phồng của bạn bị nhiễm trùng. Miếng da này sẽ tự bong ra sau đó.
4. Sát trùng vùng da bị phồng rộp.
- Bôi một ít thuốc sát trùng lên vùng da bị phồng rộp. Lúc đầu, có thể bạn sẽ thấy hơi nhói, đặc biệt là khi dùng thuốc xịt lạnh, nhưng nó sẽ giúp bạn đảm bảo vùng da phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.
5. Băng vùng da bị phồng rộp lại.
- Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng vết thương lại. Hãy dùng loại ít dính hoặc không dính sát vào vết thương để dễ dàng có thể lấy ra mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành phía bên dưới.
6. Để vết phồng rộp tự lành.
Hãy tháo miếng băng bảo vệ ra để vết thương có thể tự khô ngoài không khí.
7. Đừng làm vết thương nghiêm trọng thêm.
- Nếu tiếp tục gây tổn thương vết phồng rộp thêm, bạn có thể bôi một ít thuốc sát trùng iodine, rồi băng lại bằng gạc y tế và cố định bằng băng keo y tế. Việc này sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, dễ dàng bóc lớp băng bảo vệ và hơn nữa còn tránh cho vết phồng rộp khỏi bị cọ xát thêm.
- Nhớ rằng không dùng băng dính thông thường. Vì nó không phải là loại chuyên dùng dán lên da và có nguy cơ làm tổn thương vết phồng rộp cũng như vùng da xung quanh chúng. Thử tưởng tượng việc bóc lớp da phồng rộp bằng ra xem, chắc chắn sẽ rất đau phải không? Việc dán băng dính thông thường lên vết thương cũng sẽ giống như vậy đấy!
8. Giữ vệ sinh vết thương.
Hãy kiểm tra vết phồng rộp hằng ngày và giữ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bạn có thể bôi thuốc sát trùng iodine nếu cần.
Runner có thể đối phó với mụn nước khi chạy như thế nào?
Nếu bạn đang tham gia một cuộc đua và cần chạy về đích mà vẫn có vết phồng rộp, bạn có thể thực hiện các bước để giảm tình trạng phồng rộp da trong khi chạy.
Đầu tiên nếu bạn có chuẩn bị sẵn một dán Moleskin hoặc băng gạc y tế
Xem video để hiểu rõ thêm miếng dán Moleskin
Cắt một lỗ trên miếng dán Moleskin có kích thước bằng kích thước của vết phồng rộp rồi đặt nó xung quanh vết phồng rộp. Sau đó, bạn có thể băng lại toàn bộ khu vực này. Bạn cũng có thể che phủ vết thương bằng gạc mềm hoặc băng lỏng. Nếu vết rôp quá đau, bạn có thể cắt một lỗ hở ở giữa miếng gạc như hình bánh donut và đắp lên để tránh ép trực tiếp lên vết thương.
Nếu bạn bị phồng rộp trong khi chạy, bạn vẫn có thể tiếp tục chạy trừ khi quá đau.
Nếu bạn cảm thấy đau nhiều, hãy ngừng chạy! Về nhà, nghỉ ngơi và xử lý vết phồng rộp theo cách đã hướng dẫn ở trên.
Nếu bạn đang chạy một cuộc đua lớn, hãy ghé vào lều y tế nếu vết phồng rộp làm phiền bạn. Họ sẽ có sẵn dụng cụ y tế thích hợp để băng bó bạn một cách nhanh chóng và đưa bạn trở lại đường đua.
Trong trường hợp bất khả kháng không có nhiều sự lựa chọn, các runner chúng ta cũng thường xử dụng băng keo để xử lý vết phòng rộp.
Người chạy bộ có thể ngăn ngừa mụn nước như thế nào?
Mặc dù hầu hết các vết phồng rộp không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng chúng cần được điều trị một cách khoa học. Letha Griffin, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Atlanta, đồng thời là bác sĩ thể thao của Đại học bang Georgia cho biết: “Một vết phồng rộp không chỉ gây đau mà còn có thể bị nhiễm trùng nếu không thể xử lý đúng cách“. Theo các chuyên gia, tốt nhất là runner nên ngăn chặn vết phồng rộp hình thành trước khi nó bắt đầu, tham khảo một số mẹo dưới đây:
Chọn giày chạy phù hợp
Runner cần chọn giày phù hợp với mình dựa trên các yếu tố địa hình tập luyện, kích cỡ bàn chân, lớp bảo vệ, khả năng chống sốc… Giày chật, mới mang thường gây ra mụn nước dưới ngón chân và ở đầu móng chân. Do đó, người chạy cần chọn giày có size phù hợp, hoặc tăng thêm 0,5 số. Runner có thể kiểm tra giày vừa size dựa vào vị trí của ngón chân, nếu chúng chạm vào phần phía trước giày, cho thấy giày này vừa khít với chiều dài chân bạn. Ngoài ra, mỗi người có lòng bàn chân uốn cong, tiếp đất lệch trái hoặc phải khác nhau, nên thử thực tế ở cửa hàng để được các nhân viên tư vấn và chọn được mẫu giày vừa vặn nhất.
Tới đây có lẽ bạn cần tham khảo: [Inforgraphic] Hướng dẫn cách chọn đúng giày chạy bộ chuẩn nhất
Người chạy cũng cần dành thời gian mang thử giày mới vào chân vài lần để nó dãn ra theo chân của bạn và tạo điều kiện cho chân của bạn có cơ hội cọ xát với giày mới.
Lưu ý, không đi giày mới khi tập những bài chạy dài và nhất là trong khi thi đấu.
Chọn tất chuyên dụng
Những đôi tất quá chật hoặc bị ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng phồng rộp chân của vận động viên. Tất chứa quá nhiều cotton sẽ thấm hút mồ hôi tốt nhưng lại lâu khô. Khi tất thấm quá nhiều mô hôi sẽ khiến da bị chà xát nhiều với tất và gây ra rộp. Chọn một đôi tất chuyên dụng để giảm ma sát với chân sẽ là một phương án hữu hiệu cho các runner.
Theo kinh nghiệm của những vận động viên chạy bộ, nên sử dụng loại tất có thêm thành phần làm từ sợi spandex. Một số hãng sản xuất còn có loại tất chống rộp “anti-blister” và có hiệu quả tương đối tốt.
Nếu bạn bị nổi mụn nước giữa các ngón chân thì sao?
Đừng lo, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn mọi sự cọ xát ở ngón chân bằng một đôi tất xỏ ngón . Thiết kế giống như găng tay của chúng tách biệt từng ngón chân, có nghĩa là sẽ không hình thành các vết phồng rộp do cọ sát nữa.
Chăm sóc da bàn chân
Da khô cũng dễ bị ma sát hơn, do đó runner có thể dùng cá loại kem bôi vaselin, bôi trực tiếp vào các phần dễ bị rộp. Vaselin giúp duy trì độ ẩm thích hợp và tăng cường hàng rào bảo vệ da.
Tuy nhiên, hãy nhớ đừng thoa quá nhiều, nếu không, tất của bạn sẽ bị trơn trượt. Nếu không thích sử dụng chất bôi trơn, bạn có thể sử dụng bột hoặc thuốc xịt được thiết kế để giữ cho bàn chân của bạn thật khô ráo. iRace khuyên bạn nên thử nghiệm với cả hai tùy chọn để tìm ra loại phù hợp nhất với bạn.
Cuối cùng, nếu bạn thích chăm sóc chân ở nhà, hãy tránh loại bỏ các vết chai trên đầu ngón chân và bàn chân của bạn. Mặc dù không đẹp nhưng chúng có vai trò bảo vệ và giữ cho những phần bàn chân của bạn không bị phồng rộp.
Băng dán những vùng dễ bị rộp
Những người chạy bộ marathon thường sử dụng băng dán quanh các ngón chân hoặc vùng dễ bị rộp để giữ an toàn. Đây là cách đơn giản lại không tốn kém. Bạn có thể sử dụng các loại miếng dán y tế hoặc băng dán y tế.
Ngoài ra bạn cũng nên thử dán một miếng moleskin nhỏ hoặc miếng đệm vào trong giày, đặc biệt là ở dưới lòng bàn chân hoặc những vị trí giày chà xát vào bàn chân. Các sản phẩm này giúp làm êm chân, giảm ma sát và kích ứng vốn là các yếu tố gây phồng rộp.
Lời kết
Mụn nước xảy ra với tất cả mọi người. Đôi khi, bạn bị dính mưa hoặc đổ quá nhiều mồ hôi trong một ngày nắng nóng.
Cách bảo vệ tốt nhất là đi tất chân chống ẩm như Injinjis và đi giày vừa vặn.
Tuy nhiên, một số vận động viên chạy bộ dễ bị phồng rộp hơn những vận động viên khác, vì vậy bạn có thể cần dùng đến chất bôi trơn hoặc bột chống nứt nẻ để giúp bạn vượt qua chặng đường dài của mình.
Tin tốt là mặc dù mụn nước có thể gây đau nhưng chúng thường tự biến mất sau một hoặc hai ngày.
Vì vậy, đừng lo lắng nếu bạn cần nghỉ ngơi một ngày sau một cuộc chạy bộ đau đớn, đầy vết phồng rộp.
Nguồn tổng hợp (Tham khảo: Mmarathonhandbook)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!