Cách làm thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, thế nhưng thể thơ này vẫn luôn là chủ đề khó đối với các nhà thơ mới biết viết. Hiểu nôm na, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.

Nguyễn Du trên quê hương Lý Bạch | Nghiên Cứu Lịch Sử
Thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đường Luật

Thơ Tứ Tuyệt là thể thơ gì?

Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.

Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú.

Vì vậy, sau này người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.

Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như ”công thức” căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.

* Bằng ( huyền, không )

* Trắc ( sắc, nặng, hỏi, ngã)

Phân biệt thơ Đường luật và thơ Đường

Thơ Đường Luật và thơ Đường

– Thơ Đường luật (ĐL): là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Tàu.

– Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ ĐL, số còn lại làm theo thể thơ khác, phần lớn là thơ Cổ phong.

Thơ ĐL chia làm 2 loại: thất ngôn mỗi câu có 7 chữ, ngũ ngôn mỗi câu có 5 chữ. Bài thơ nào có 8 câu thì gọi là bát cú, có 4 câu thì là tứ tuyệt.

Âm, thanh và vần trong tiếng Việt

Âm

Tiếng Việt có 29 mẫu tự, tạo thành 10 nguyên âm (a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 2 bán nguyên âm (ă, â) và 16 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr) không kể các phụ âm gh, ngh vì chữ h thêm vào chỉ có hình thức mà không đọc.

CÁCH ĐÁNH VẦN VÀ ÂM ĐỌC TIẾNG VIỆT | DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Âm là cách đọc của một chữ, được cấu tạo bằng một mẫu tự , hoặc cụm mẫu tự, mà không kể đến phụ âm đứng phía trước.

Thí dụ: Inh, Hình, Tình, Tính, Tịnh, Vĩnh, Khinh … các chữ này đều mang âm INH, nhưng khác các phụ âm đầu và dấu giọng.

Thanh

Tiếng Việt có 5 dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) cùng với tiếng không có dấu tạo thành 8 thanh, chia làm 2 nhóm:

– Thanh Bằng gồm có:

Phù bình thanh: gồm những chữ không mang dấu (thí dụ: đêm, vương)

Trầm bình thanh: gồm những chữ mang dấu huyền (thí dụ: sầu, tiền)

– Thanh Trắc gồm có:

Phù khứ thanh: gồm những chữ mang dấu ngã (thí dụ: nỗi, mỹ)

Trầm khứ thanh: gồm những chữ mang dấu hỏi (thí dụ: cỏ, chuyển)

Phù nhập thanh: gồm những chữ mang dấu sắc mà tận cùng bằng phụ âm c, t, ch hay p (thí dụ: bích, sắc)

Phù thượng thanh: gồm những chữ mang dấu sắc còn lại (thí dụ: ám, chướng)

Trầm nhập thanh: gồm những chữ mang dấu nặng mà tận cùng bằng phụ âm c, t, ch hay p (thí dụ: thiệt, mập)

Trầm thượng thanh: gồm những chữ mang dấu nặng còn lại (thí dụ: lạ, mệnh)

Vần

Những từ mang cùng âm và cùng loại thanh (trắc hay bằng) được gọi là vần với nhau. Thí dụ chữ lồng vần với chữ ông, chữ đồng và chữ sông; chữ hỗ vần với chữ cố, chữ lộ và chữ sổ; chữ mắt vần với chữ cắt, chữ chặt và chữ bặt, v.v…

Bảng luật thơ

Thơ Mùa Thu Của Nguyễn Khuyến Dọn Đường Cho Thế Hệ 1930- 45 - Võ Thu Tịnh -
Luật trắc – Luật bằng

Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như “công thức” căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.

TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối)

Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

BẢNG LUẬT:

T – T – B – B – T – T – B (vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

B – B – T – T – B – B – T

T – T – B – B – T – T – B (vần)

Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).

Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

Bài thơ thí dụ để minh họa:

Ví dụ 1:

Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ

Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ

Xuân về nũng nịu đòi mua pháo

Để đón giao thừa thỏa ước mơ

Hoàng Thứ Lang

Ví dụ 2: Dõi mắt tìm ai tận cuối trời

Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi

Cay cay giọt lệ sầu chan chứa

Mộng ước tình ta đã rã rời

Hoàng Thứ Lang

Ví dụ 3:

Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu

Đôi mình cách trở bởi vì đâu

Canh tàn khắc lụn hồn tê tái

Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu

Hoàng Thứ Lang

TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối)

Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

BẢNG LUẬT:

B – B – T – T – T – B – B (vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).

Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

Bài thơ thí dụ để minh họa:

Ví dụ 1: Đôi mình cách biển lại ngăn sông

Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng

Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm

Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông

Hoàng Thứ Lang

Ví dụ 2: Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man

Mộng ước tình ta đã lụn tàn

Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích

Mi buồn lệ ứa mãi không tan

Hoàng Thứ Lang

Ví dụ 3: Rừng phong nhuộm tím cả khung trời

Lá úa lìa cành gió cuốn rơi

Lối cũ đường xưa em đếm bước

Miên man kỷ niệm đã xa vời

Hoàng Thứ Lang

Luật về Điệu thơ:

Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu.

Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau:

  1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.
  2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
  3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc.
Bài thơ thanh bình điệu nổi tiếng được yêu thích nhất của Lý Bạch
Nhịp điệu bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau này khi “nhuyễn” rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ.

Âm điệu tiết tấu bài thơ ĐL

Một bài thơ theo đúng hết quy định bằng trắc của luật thơ đôi khi đọc lên nghe vẫn không xuôi tai, đó là vì sử dụng không khéo các tiếng trầm bổng. Mặc dù chữ có dấu huyền (trầm bình thanh) và chữ không dấu (phù bình thanh) đều là thanh bằng, chúng lại không tương đương nhau về mặt cao thấp khi đặt trong câu.

Để câu thơ đọc nghe du dương réo rắt tránh dùng chỉ toàn một loại thanh mà cần phải thay đổi, xen kẽ các thanh này với nhau trong các vần liên tiếp, hoặc trong các chữ trong câu.

Kết

Trên đây là những cách làm thơ thất ngôn tứ tuyệt đơn giản mà mọi người có thể tham khảo. Những cách giao vần, luật thanh bạn nên nắm rõ trong bài viết. Hi vọng ATP Academy đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Cám ơn các bạn đã đọc!