Trong tuyển dụng nhân viên hoặc lứa tuổi trẻ em thường được thực hiện những bài test nhằm đánh giá chỉ số EQ. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này cũng như mục đích đánh giá của EQ test. Vậy EQ là gì? EQ bao nhiêu là cao? EQ bao nhiêu là thấp?
19/11/2020 | Rối loạn tự kỷ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 16/11/2020 | EQ và IQ là gì? So sánh sự khác biệt giữa IQ và EQ 05/10/2020 | Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ giúp bố mẹ nhận biết sớm 07/05/2020 | Tự kỷ ở trẻ và những câu hỏi thường gặp
1. EQ là gì? Ý nghĩa của chỉ số này?
EQ là thuật ngữ được viết tắt từ một tên tiếng anh đầy đủ là Emotional Quotient, tức chỉ số trí tuệ cảm xúc. Trong khoa học, chỉ số này được sử dụng để đánh giá khả năng tưởng tượng và mức độ sáng tạo ở mỗi cá nhân. Đồng thời, một số nghiên cứu đã chứng minh và phân chia rõ từng khoảng trí tuệ cảm xúc dựa trên chỉ số của EQ test. Cụ thể như:
-
Dưới 84: là nhóm người có EQ thấp, thường chiếm khoảng 16% dân số chung của thế giới.
Giải đáp EQ là gì? Ý nghĩa của điểm EQ
-
Từ 85 đến 115: được đánh giá là nhóm EQ nằm ở mức trung bình. Đồng thời đây cũng là khoảng điểm EQ phổ biến nhất trong tổng số dân cư của cả thế giới, tương đương với 68%.
-
Từ 116 – 130: được đánh giá là người có EQ cao, chiếm khoảng 14% dân chúng.
-
Từ 131 trở lên: là chỉ số EQ cao thuộc mức tối ưu mà trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số đạt được mức điểm này.
Vậy chỉ số EQ có ý nghĩa gì? Thực tế, trong tuyển dụng hoặc giáo dục, mọi người thường thực hiện những bài EQ test để đánh giá khả năng trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, một số bạn vẫn chưa biết sự khác biệt giữa các chỉ số này đối với từng đối tượng. Hầu hết những người có EQ cao thường dễ dàng nhận diện, xem xét và kiểm soát cảm xúc của mình cũng như của mọi người. Chính vì thế, những đối tượng này thường có khả năng lãnh đạo rất tốt.
2. Chỉ số EQ bao gồm những trí tuệ cảm xúc nào?
Dựa trên một vài nghiên cứu, các nhà tâm lý học kết luận, những người có chỉ số EQ cao thường có khả năng thành công trong cuộc sống nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ số này đại diện cho những loại trí tuệ nào của cảm xúc? Sau đây là một số gợi ý dành cho các bạn:
2.1. Tự nhận thức
Được xem là khả năng rất quan trọng ở mỗi người vì khi bản thân hiểu được cảm xúc thì mới có thể cân bằng trạng thái của mình. Ngoài ra, sự am hiểu bản thân về các khía cạnh khác như sở thích, trực giác, nguồn lực,… cũng giúp bạn dễ dàng lựa chọn và đưa ra những quyết định quan trọng. Chẳng hạn như trong lựa chọn nghề nghiệp, đối tác, bạn bè. Ngoài ra, những yếu tố quan trọng của khả năng tự nhận thức ở mỗi cá nhân bao gồm:
-
Sự tự tin: chính là khả năng nhận diện được những giá trị, năng lực của bản thân.
Khả năng tự tin là một dạng trí tuệ của cảm xúc
-
Nhận diện cảm xúc: là khả năng tự nhận biết và đánh giá ý nghĩa cảm xúc của mình cũng như của đối phương.
2.2. Tự điều chỉnh
Khả năng kiểm soát chính mình được đánh giá là khả năng tự quản lý và tiết chế những cảm xúc bên trong, bao gồm cả xúc cảm tích cực và tiêu cực. Từ đó, các bạn có thể dễ dàng cân bằng những xúc cảm của bản thân và cư xử phù hợp với trạng thái của người khác. Hầu hết những người EQ cao đều có khả năng điều chỉnh rất tốt. Bên cạnh đó, loại trí tuệ cảm xúc này còn bao gồm một số khía cạnh như:
-
Quản lý tốt những mâu thuẫn – xung đột.
-
Có khả năng duy trì những tính cách đáng tin cậy như sự liêm chính, trung thực.
-
Luôn là người có trách nhiệm với việc làm của mình.
-
Dễ dàng thích ứng với mọi môi trường nhờ khả năng linh hoạt.
-
Luôn cởi mở, tiếp thu cái mới.
2.3. Động lực
Người có chỉ số EQ cao luôn xác định những mục tiêu rõ ràng và xây dựng những thái độ tích cực để tạo thêm động lực cho bản thân. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa cảm xúc từ tiêu cực thành tích cực cũng giúp bạn suy nghĩ theo định hướng tốt hơn, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn. Vậy động lực được hình thành từ những yếu tố nào? Theo một số nhà tâm lý cho biết, động lực là kết quả của những nỗ lực sau đây:
-
Tinh thần lạc quan: giúp bạn có thể tin tưởng và theo đuổi ước mơ, dự định của mình một cách bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại hay kể cả sự thất bại.
Người có EQ cao thường lạc quan trong cuộc sống
-
Luôn sẵn sàng thực hiện mục tiêu của mình nếu thời cơ đến.
-
Luôn đưa ra những quyết định phù hợp với định hướng chung của tập thể.
-
Luôn phấn đấu để thực hiện dự định của bản thân cũng như cải thiện mọi tiêu chuẩn theo hướng tích cực.
2.4. Đồng cảm
Đồng cảm được đánh giá là khả năng nhận biết, am hiểu những cảm xúc, mối bận tâm và nhu cầu của những người xung quanh. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng nắm bắt được những mong muốn từ đối phương và thành công hơn trong công việc, cuộc sống. Với những người có EQ thuộc mức cao, họ thường rất khéo léo trong việc ứng xử phù hợp với cảm xúc của người khác. Đồng thời, họ còn là những người có khả năng thăng tiến rất tốt nhờ vào một số yếu tố như:
-
Dễ dàng đáp ứng mong muốn của mọi người nên thường có nhiều cơ hội phát triển trong nghề nghiệp.
-
Có nhiều thuận lợi trong việc nhận diện những điểm yếu và thế mạnh của người khác.
-
Có khả năng thấu cảm mọi người, từ đó làm sáng tỏ những nhu cầu, cảm xúc bên trong của họ.
2.5. Kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội được xem là sự nhạy bén, thành thạo trong khía cạnh dẫn dắt, gợi mở những phản ứng mà bản thân mong muốn người khác đạt được từ bên trong. Theo một số nghiên cứu cho thấy, khả năng thành công của một người tỷ lệ thuận với sự phát triển của kĩ năng xã hội của họ. Chính vì thế, những người có EQ thấp thường gặp khó khăn trong công việc, nhất là những ngành nghề liên quan nhiều đến giao tiếp. Một số kĩ năng mà người có EQ cao thường sở hữu gồm:
-
Khả năng giao tiếp tốt, dễ dàng truyền đạt mọi thông tin một cách hiệu quả.
-
Có tố chất của một người lãnh đạo, thuận lợi trong việc truyền cảm hứng cho người khác.
Người EQ thấp ít có khả năng lãnh đạo
-
Luôn có những chiến thuật độc đáo mang tính thuyết phục cao.
-
Có khả năng thấu hiểu nên dễ dàng giải quyết những xung đột, bất đồng trong tổ chức.
-
Luôn là nguồn gốc kết nối các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
-
Có kỹ năng làm việc tập thể tốt nên thường là người dẫn dắt, định hướng cho tổ chức làm việc đúng với mục tiêu.
3. Làm thế nào để cải thiện EQ?
Ngoài thắc mắc, EQ là gì thì nhiều bạn còn mong muốn được chia sẻ về những phương pháp giúp nâng cao chỉ số EQ. Thực tế, chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người có thể được cải thiện dựa trên tính khả biến của thần kinh. Sau đây là cách góp phần hỗ trợ nâng cao EQ của mình:
-
Thực hiện những bài tập giúp nâng cao khả năng tập trung của não.
-
Áp dụng thiền chánh niệm trong cuộc sống.
-
Tạo điều kiện kỹ năng lắng nghe được phát huy.
Duy trì lối sống lành mạnh – tích cực
-
Xây dựng và duy trì lối sống, tinh thần tích cực.
-
Luôn tiếp thu những góp ý, phê bình của người khác để cải thiện bản thân.
-
Cho bản thân cơ hội để trải nghiệm và rèn luyện kĩ năng chỉ huy, lãnh đạo.
-
Điều chỉnh cảm xúc ở mức cân bằng.
-
Luôn rèn luyện khả năng thấu cảm trước những cảm xúc, tâm tư của người khác.
Với những thông tin trên đây, mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng chỉ số EQ. Ngoài ra, các bạn cũng được gợi ý một số phương pháp giúp cải thiện trí tuệ cảm xúc ở những người có EQ thấp.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!