1. Quá trình hấp thu sắt vào cơ thể
- Sự hấp thu sắt bắt đầu từ dạ dày nhưng diễn ra nhiều nhất ở hành tá tràng và ít hơn ở đầu ruột non. Để được hấp thu vào cơ thể, sắt sẽ chuyển từ dạng ferric (Fe3+) sang dạng ferrous (Fe2+). Quá trình bắt đầu từ việc sắt đã được tách ra khỏi những hợp chất hữu cơ và gắn với đường , acid amin. Sau đó acid clohydric đã khử Fe3+ thành Fe2+ để hấp thu vào cơ thể dễ dàng nhất.
- Có 2 yếu tố quyết định tới lượng sắt và quá trình hấp thu sắt vào máu tĩnh mạch cửa đó là: nhu cầu sắt của cơ thể và lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
- Với trường hợp quá tải sắt thì lượng sắt được hấp thu vào niêm mạc ruột sẽ giảm đi. Với trường hợp bị thiếu sắt thì một lượng sắt lớn sẽ được hấp thu vào máu, niêm mạc ruột, rồi về tĩnh mạch cửa.
- Sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, trứng, sữa. Sắt trong thức ăn sẽ có dạng ferric (Fe3+), có thể là sắt hữu cơ hoặc vô cơ. Thông thường, mỗi ngày khẩu phần ăn trung bình của chúng ta sẽ có từ 10 – 15 mg sắt. Tuy nhiên, chỉ có 5 – 10% sắt trong đó được hấp thu vào cơ thể. Phần còn lại thường bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn.
- Một số yếu tố làm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể tăng lên đó là: sắt dưới dạng ferrous (Fe2+), môi trường acid như vitamin C, sắt vô cơ, cơ thể thiếu sắt, phụ nữ mang thai có nhu cầu cao về lượng sắt, tăng tổng hợp hồng cầu,…
- Những yếu tố làm giảm khả năng hấp thu sắt: Sắt dưới dạng ferric (Fe3+), môi trường kiềm, sắt hữu cơ, thừa sắt, giảm tổng hợp hồng cầu,…
2. Nên uống sắt vào lúc nào trong ngày?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để sắt được hấp thu tốt nhất, bạn nên uống sắt vào trước hoặc sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Vào thời điểm buổi sáng sớm, cơ thể mới trải qua một giấc ngủ dài, lúc này lượng sắt và canxi trong cơ thể ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu dưỡng chất này. Sắt sẽ được hấp thu tốt nhất khi bạn đang đói. Vì vậy, thuốc bổ sung sắt khi được uống vào thời điểm buổi sáng sẽ phát huy được tối đa tác dụng.
Ngoài ra, nhu cầu sắt cần bổ sung giữa các độ tuổi, giới tính sẽ khác nhau. Do đó, bạn cũng cần cân nhắc để có liều lượng uống sắt vừa phù hợp nhất:
Đối với trẻ em:
- Trẻ em từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg sắt/ngày.
- Trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8mg sắt/ngày.
- Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 10mg sắt/ngày.
Đối với nam giới:
- Từ 10 – 18 tuổi cần 12mg sắt/ngày.
- Nam giới trưởng thành cần 10mg sắt/ngày.
Đối với nữ giới:
- Phụ nữ trưởng thành cần 15mg sắt/ngày.
- Phụ nữ sau mãn kinh 10mg sắt/ngày.
- Phụ nữ có thai cần 28-45 mg sắt/ngày.
Riêng với trẻ nhỏ và phụ nữ, đặc biệt phụ nữ có thai là những đối tượng cần được bổ sung sắt nhiều hơn cả. Trẻ nhỏ cần uống sắt để hỗ trợ cho quá trình triển của mình. Còn đối với phụ nữ có thai, do sự hấp thu sắt kém hơn bình thường, nhưng lại cần nguồn dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho các đội tượng này là rất cần thiết.
3. Một số lưu ý khi uống thuốc sắt
- Không nên uống canxi cùng với sắt bởi hai chất ngày kỵ với nhau. Việc sử dụng đồng thời hai dưỡng chất này sẽ làm giảm hấp thu của sắt. Vì vậy, bạn nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Nên kết hợp sử dụng sắt với vitamin C hoặc sản phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ giúp hỗ trợ làm tăng sự hấp thu của sắt đối với cơ thể. Bạn có thể uống nước cam, nước chanh, hay các loại quả giàu vitamin C khác.
- Tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có gas vì chúng làm giảm hiệu quả của quá trình sắt hấp thu vào cơ thể.
- Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp và nhóm tetracyclin.
- Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà sử dụng dạng giọt hoặc sirô để dễ uống hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về liều lượng chỉ định, bao nhiêu thìa hoặc bao nhiêu giọt cho một lần uống, cũng như cho từng đối tượng, lựa tuổi. Luu ý thêm khi uống sắt dạng này, thường răng sẽ có màu đen. Bạn có thể sử dụng ống hút, pha vào nước và đánh răng ngay sau khi uống để khắc phục tình trạng này.
- Nên lựa chọn sắt có nguồn gốc hữu cơ. Hiện nay, phần lớn các thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung sắt đều có dạng muối sắt, phổ biến nhất là: sắt sulfat, sắt gluconat, sắt fumarate. Trong đó, sắt fumarate, sắt gluconate là sắt hữu cơ sẽ dễ hấp thu hơn so với sắt vô cơ sulfate.
- Để tạo ra các loại muối sắt, người ta cho sắt nguyên chất hòa tan trong axit sunfuric hoặc axit hydrochloric. Sau phản ứng, người ta thu được chất khô là muối sắt. Sau khi uống, axit dạ dày sẽ hòa tan muối sắt. Với những ai đang dùng thuốc kháng axit, dạ dày của họ không có axit và muối sắt sẽ không được hòa tan. Như vậy, việc bổ sung sắt sẽ không có tác dụng.
- Nên bổ sung sắt kết hợp với acid folic. Chất này có tác dụng giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới, bên cạnh đó chúng còn giúp ngăn các thay đổi ở DNA. Acid folic cũng được sử dụng để hỗ trợ bệnh thiếu máu từ mức độ thấp tới ác tính. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa một số bệnh lý như: khó ngủ, loãng xương, đau cơ bắp,…Acid folic có thể là một thành phần trong các loại thuốc bổ trợ, hoặc được cung cấp từ nguồn thức ăn tự nhiên như: bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, chuối, chanh, bưởi, nước ép cam, gan và thận bò, sữa, ngũ cốc,…
- Nên lựa chọn chế phẩm bổ sung sắt có chứa dầu mè đen và vitamin E. Trong đó, vitamin E là thành phần hỗ trợ tạo máu, còn dầu mè đen có tác dụng nhuận tràng giúp khắc phục tình trạng táo bón thường gặp khi uống sắt.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Trong đó, viên uống sắt hữu cơ là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn bởi các ưu điểm:
- Chứa sắt hữu cơ dễ hấp thụ, dễ uống.
- Thành phần được bổ sung thêm các chất tạo máu: acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano. Bên cạnh acid folic và vitamin E, kẽm cũng là dưỡng chất bạn nên bổ sung cùng sắt. Bởi trong nhiều trường hợp, cơ thể bị thiếu máu do thiếu kẽm chứ không phải sắt. Hơn nữa, việc bổ sung đồng thời cả hai chất này sẽ tốt hơn so với việc chỉ bổ sung một mình sắt.
- Viên sắt có chứa dầu mè đen, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Giá cả hợp lý, vừa túi tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Sản phẩm đã Bộ Y tế kiểm nghiệm cấp phép lưu hành trên thị trường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng viên sắt hữu cơ.
Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm sắt hữu cơ cũng giúp cơ thể chủ động, kiểm soát được quá trình hấp thu. Một điểm cộng của sắt hữu cơ so với sắt vô cơ đó là sau khi cơ thể hấp thu đủ, sắt hữu cơ sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa, không bị lắng đọng trong cơ thể và gây ra tác dụng phụ cho người dùng.
Với bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã tìm ra được thời gian uống sắt trong ngày hiệu quả nhất, cũng như các lưu ý cần biết khi uống sắt. Hãy lựa chọn những sản phẩm bổ sung sắt và cách sử dụng phù hợp với bản thân để luôn có một sức khỏe tốt cho mình nhé!
>> Bài viết liên quan: Vì sao nên uống sắt với nước cam?
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử [email protected] để được chuyên gia giải đáp trực tiếp thắc mắc nên uống sắt vào lúc nào tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!